(VTC News) – Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi: "Bà con vùng bị xả lũ ở Đăk Lăk đã kêu cứu, sao không thấy cơ quan nào lên tiếng về chuyện đền bù cho dân?"
Vụ xả lũ đột ngột sáng 18/9, khiến hàng chục ngôi nhà cùng hàng trăm ha hoa màu của người dân tại thị trấn Eađrăng (huyện Eahleo, Đăk Lăk) bị dòng nước lũ cuốn trôi.
Dù người dân đã lên tiếng cầu cứu, nhưng cho tới thời điểm này vẫn chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào từ các đơn vị có liên quan giải trình về vụ việc.
Bình luận về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho rằng, đó là một vụ việc hết sức đáng tiếc. Rõ ràng đây là một thảm cảnh.
Bình luận về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho rằng, đó là một vụ việc hết sức đáng tiếc. Rõ ràng đây là một thảm cảnh.
Dân phải sống trong cảnh ngập lụt, bị cô lập, bị đói khát. Người dân ở đó vốn đã khó khăn giờ lại càng khó khăn hơn vì phải gánh chịu hậu quả của lũ, của việc xả tràn của đập thủy điện.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Ảnh: Kiều Minh) |
- Các vụ xả lũ không báo trước vì lý do "tránh vỡ đập thủy điện" như vậy diễn ra không ít. Theo bà nguyên nhân chính nằm ở đâu?
Trước hết, do quy hoạch không chuẩn. Có quá nhiều đập thủy điện ở một địa phương. Do quy hoạch không chuẩn dẫn tới việc người ta không chọn được đúng vị trí nên mới xảy ra những hậu họa như vậy.
Thứ ba, trong thiết kế kỹ thuật người ta đã rất sơ hở, không tính toán tới những tình huống xấu nhất. Cũng chính vì không tính toán được điều đó nên mới gây hậu họa cho người dân. Nhiều trường hợp, nếu không xả thì sẽ bị vỡ đập, hậu quả còn khó lường hơn nữa. Rõ ràng một phần cũng là do lỗi thiết kế dẫn tới chuyện xả lũ đột ngột làm hại dân.
- Nhưng vẫn không thể đổ lỗi cho việc "bất khả kháng" để rồi cho qua chuyện. Phải có ai đó chịu trách nhiệm về những thiệt hại này, thưa bà?
Trách nhiệm đương nhiên thuộc về chủ đầu tư, từ người duyệt quy hoạch, người duyệt thiết kế, tới người xây dựng đập và người khai thác đập thủy điện này.
Trong quá trình thiết kế người ta đã không chú ý tất cả các yếu tố về môi trường, về an sinh... nên mới thế. Môi trường còn liên quan tới rừng. Rừng đầu nguồn bị phá sẽ gây ra lũ lụt thôi. Họ khảo sát không kỹ, chọn địa điểm không tốt để xây đập và thiết kế không đảm bảo kỹ thuật thì sẽ gây ra hậu quả này. Cuối cùng, dân vẫn là những người phải gánh chịu hậu quả.
Hội đồng xét duyệt dự án này và những người nghiệm thu, giám sát nó, chủ đầu tư – đơn vị hiện đang khai thác đập thủy điện này phải chịu trách nhiệm về chuyện đó trước dân. Không thể có chuyện tôi ký duyệt xong là mặc kệ!
Trách nhiệm là trách nhiệm dây chuyền, nhưng tôi đề nghị người ở vị trí cao nhất trong hội đồng phê duyệt dự án phải đứng mũi chịu sào trước chuyện này. Ai duyệt thì quá rõ rồi.
- Hai từ "trách nhiệm" mà bà nói tới, cụ thể trong vụ việc này là gì, thưa bà?
Họ phải có đền bù xứng đáng cho người dân. Thiệt hại về vật chất còn dễ đền bù, chứ các thiệt hại khác như về môi trường thì khó đấy. Chẳng hạn, họ từng phá rừng, lấy bao nhiêu đất để xây đập thủy điện thì giờ họ phải làm lại, trồng rừng trả cho dân. Có như thế môi trường mới được khôi phục.
Ngoài ra, họ còn cần phải nghiêm túc xem lại, khắc phục những nhược điểm trong thiết kế. Cụ thể như thế nào thì họ phải tự tính toán với nhau chứ không thể để mỗi đợt mưa lũ kéo về, người dân ở hạ lưu lại rơi vào cảnh khốn cùng như thế.
Họ phải khắc phục hậu quả lâu dài chứ không phải chỉ khắc phục tình thế trước mắt. Phải xem lại hiệu quả kinh tế của từng đập thủy điện và cũng phải xem một tỉnh thì cần bao nhiêu đập thủy điện chứ không người dân lại chịu thiệt đơn thiệt kép.
- Có ý kiến cho rằng, hành động như vậy thể hiện thái độ vô trách nhiệm của quan chức địa phương trước sinh mạng và tài sản của người dân. Hơn thế nữa, còn vì quyền lợi của một nhóm người là chủ sở hửu tài sản đập thủy điện. Bà có đồng tình với quan điểm này?
Trước mắt chưa biết có hay không chuyện vô trách nhiệm, nhưng chắc chắn rằng người dân đang chịu thiệt nhiều. Người dân đã lên tiếng, nhưng những đơn vị, tổ chức, cơ quan có liên quan chưa thấy lên tiếng nói về chuyện đền bù gì cả.
- Đây không phải lần đầu xảy ra tình trạng xả lũ đột ngột khiến người dân điêu đứng. Trước đó, vào năm 2011, Thủy điện An Khê từng đột ngột xả lũ khiến người dân sinh sống ven sông Ba khốn khổ. Theo bà, vì sao người ta vẫn tái diễn những hành động bị đánh giá là vô nhân đạo như vậy?
Thế mới thấy sự giám sát và sự nghiêm chỉnh trong việc chấp hành luật ở lĩnh vực này rất yếu.
- Về vụ xả lũ đột ngột mới xảy ra ở Đăk Lăk, như bà nói "người dân đã lên tiếng nhưng chưa có đơn vị, tổ chức, cơ quan có liên quan lên tiếng...", phải chăng đó là hậu quả của những lần xử lý "không đến nơi đến chốn" khiến nhiều đơn vị "nhờn luật"?
Rõ ràng là có rồi. Luật pháp chưa thật chặt chẽ khiến họ có thể lách được và rõ ràng chế tài xử lý chưa nghiêm minh chứ nếu đúng ra, chỉ cần có thiệt hại 11 ngôi nhà của dân thôi chẳng hạn thì họ đã phải công khai đền bù dù có những đền bù không tính được bằng tiền.
Làm sao lấy lại được mùa màng, trả lại cuộc sống yên bình cho người dân như trước? Để xảy ra hậu quả như trên, họ tính đền bù bằng cái gì? Bằng tiền à? Tiền thì bao nhiêu cho đủ? Chưa kể các chuyện khác như môi trường bị ô nhiễm...
- Sự tùy tiện của ngành điện trong việc xả lũ trong mùa mưa, tích nước trong mùa khô diễn ra từ trước đến nay, gây biết bao khó khăn cho nông dân. Theo bà, Nhà nước có nên xem lại vấn đề này?
Theo tôi, đầu tiên phải xem lại và quy trách nhiệm rõ ràng cho người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm về chuyện này. Phải xử lý những người đứng đầu các cơ quan này.
Trước hết, do quy hoạch không chuẩn. Có quá nhiều đập thủy điện ở một địa phương. Do quy hoạch không chuẩn dẫn tới việc người ta không chọn được đúng vị trí nên mới xảy ra những hậu họa như vậy.
Thứ ba, trong thiết kế kỹ thuật người ta đã rất sơ hở, không tính toán tới những tình huống xấu nhất. Cũng chính vì không tính toán được điều đó nên mới gây hậu họa cho người dân. Nhiều trường hợp, nếu không xả thì sẽ bị vỡ đập, hậu quả còn khó lường hơn nữa. Rõ ràng một phần cũng là do lỗi thiết kế dẫn tới chuyện xả lũ đột ngột làm hại dân.
- Nhưng vẫn không thể đổ lỗi cho việc "bất khả kháng" để rồi cho qua chuyện. Phải có ai đó chịu trách nhiệm về những thiệt hại này, thưa bà?
Trách nhiệm đương nhiên thuộc về chủ đầu tư, từ người duyệt quy hoạch, người duyệt thiết kế, tới người xây dựng đập và người khai thác đập thủy điện này.
Trong quá trình thiết kế người ta đã không chú ý tất cả các yếu tố về môi trường, về an sinh... nên mới thế. Môi trường còn liên quan tới rừng. Rừng đầu nguồn bị phá sẽ gây ra lũ lụt thôi. Họ khảo sát không kỹ, chọn địa điểm không tốt để xây đập và thiết kế không đảm bảo kỹ thuật thì sẽ gây ra hậu quả này. Cuối cùng, dân vẫn là những người phải gánh chịu hậu quả.
|
Trách nhiệm là trách nhiệm dây chuyền, nhưng tôi đề nghị người ở vị trí cao nhất trong hội đồng phê duyệt dự án phải đứng mũi chịu sào trước chuyện này. Ai duyệt thì quá rõ rồi.
- Hai từ "trách nhiệm" mà bà nói tới, cụ thể trong vụ việc này là gì, thưa bà?
Họ phải có đền bù xứng đáng cho người dân. Thiệt hại về vật chất còn dễ đền bù, chứ các thiệt hại khác như về môi trường thì khó đấy. Chẳng hạn, họ từng phá rừng, lấy bao nhiêu đất để xây đập thủy điện thì giờ họ phải làm lại, trồng rừng trả cho dân. Có như thế môi trường mới được khôi phục.
Ngoài ra, họ còn cần phải nghiêm túc xem lại, khắc phục những nhược điểm trong thiết kế. Cụ thể như thế nào thì họ phải tự tính toán với nhau chứ không thể để mỗi đợt mưa lũ kéo về, người dân ở hạ lưu lại rơi vào cảnh khốn cùng như thế.
Họ phải khắc phục hậu quả lâu dài chứ không phải chỉ khắc phục tình thế trước mắt. Phải xem lại hiệu quả kinh tế của từng đập thủy điện và cũng phải xem một tỉnh thì cần bao nhiêu đập thủy điện chứ không người dân lại chịu thiệt đơn thiệt kép.
- Có ý kiến cho rằng, hành động như vậy thể hiện thái độ vô trách nhiệm của quan chức địa phương trước sinh mạng và tài sản của người dân. Hơn thế nữa, còn vì quyền lợi của một nhóm người là chủ sở hửu tài sản đập thủy điện. Bà có đồng tình với quan điểm này?
Trước mắt chưa biết có hay không chuyện vô trách nhiệm, nhưng chắc chắn rằng người dân đang chịu thiệt nhiều. Người dân đã lên tiếng, nhưng những đơn vị, tổ chức, cơ quan có liên quan chưa thấy lên tiếng nói về chuyện đền bù gì cả.
- Đây không phải lần đầu xảy ra tình trạng xả lũ đột ngột khiến người dân điêu đứng. Trước đó, vào năm 2011, Thủy điện An Khê từng đột ngột xả lũ khiến người dân sinh sống ven sông Ba khốn khổ. Theo bà, vì sao người ta vẫn tái diễn những hành động bị đánh giá là vô nhân đạo như vậy?
Thế mới thấy sự giám sát và sự nghiêm chỉnh trong việc chấp hành luật ở lĩnh vực này rất yếu.
- Về vụ xả lũ đột ngột mới xảy ra ở Đăk Lăk, như bà nói "người dân đã lên tiếng nhưng chưa có đơn vị, tổ chức, cơ quan có liên quan lên tiếng...", phải chăng đó là hậu quả của những lần xử lý "không đến nơi đến chốn" khiến nhiều đơn vị "nhờn luật"?
Lũ về rất ngờ nên bà con trở tay không kịp, nhiều gia đình mất sạch tài sản. |
Làm sao lấy lại được mùa màng, trả lại cuộc sống yên bình cho người dân như trước? Để xảy ra hậu quả như trên, họ tính đền bù bằng cái gì? Bằng tiền à? Tiền thì bao nhiêu cho đủ? Chưa kể các chuyện khác như môi trường bị ô nhiễm...
Theo tôi, đầu tiên phải xem lại và quy trách nhiệm rõ ràng cho người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm về chuyện này. Phải xử lý những người đứng đầu các cơ quan này.
Nếu cứ "đánh bùn sang ao" thì dân chịu thiệt thòi lắm. Dân đã nghèo lại còn chịu thiệt trong khi lãnh đạo của các cơ quan đó chẳng sao cả, cùng lắm là phải chuyển công tác, thế sao được?!
- Xin cảm ơn bà!
- Xin cảm ơn bà!
Minh Quân
Bình luận