(VTC News) - "Tôi nghĩ rằng với những con người đó, lời góp ý hay chê bai chẳng khác gì nước đổ lá khoai, như người ta vẫn nói “Câu nói ác chết trong tai kẻ điếc”.
Đó là nhận xét của một người từng có thời gian dài công tác tại Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ VHTTDL - nhà viết kịch, nghiên cứu văn hóa Chu Thơm - về phông văn hóa của nhiều cái gọi là "ngôi sao" trong làng giải trí Việt hiện nay.
Theo ông, trường hợp Hồng Quế và cách cư xử của cô trong và sau sự kiện thảm đỏ tại LHP Quốc tế Hà Nội 2012 là một ví dụ: "Cô người mẫu này mà biết xin lỗi thì chắc là... trời sập".
- Là người làm lâu năm trong cơ quan quản lý nghệ thuật biểu diễn của Bộ, cũng có quan sát nhiều giới showbiz Việt lâu nay, ông có nhận xét như thế nào về phông văn hóa của giới này nói chung?
Trong showbiz Việt, rất nhiều nghệ sĩ có một nền tảng kiến thức cũng như phông văn hóa cao, họ ứng xử một cách khéo léo và có học thức với dư luận. Họ lao động nghệ thuật bằng chính tài năng và sự nỗ lực của mình. Vì thế, cùng với sự hâm mộ họ còn giành được cả sự vị nể của khán giả.
Nhưng bên cạnh đó còn không ít nghệ sĩ có phông văn hóa cực kì yếu kém, nếu không muốn nói nặng nề là ở mức vô văn hóa, họ sẵn sàng quay lưng lại dư luận, nhảy chồm lên khi có ai đó chê bai hay dùng tất cả những chiêu trò rẻ mạt nhất để thu hút sự chú ý của công chúng.
Mấy ngày nay người ta nói nhiều đến việc Đàm Vĩnh Hưng khóa môi nhà sư, rồi Hồng Quế mặc bộ váy trong suốt khoe da thịt. Những nghệ sĩ đó bị dư luận lên án, bị công chúng ném đá rất nhiều, nhưng theo các bạn, họ có lắng nghe hay không?
Tôi nghĩ rằng với những con người đó, lời góp ý hay chê bai chẳng khác gì nước đổ lá khoai, như người ta vẫn nói “Câu nói ác chết trong tai kẻ điếc” hay là “Với những kẻ có tâm địa xấu thì mọi thiện chí chẳng có nghĩa lý gì”.
- Theo ông những nguyên nhân nào khiến phông văn hóa của nhiều ngôi sao Việt còn thấp, cũng như vì sao showbiz Việt lại nhan nhản những nhân vật kiểu này?
Theo tôi có 5 nguyên nhân chính:
Thứ nhất là xuất phát điểm của những người được gọi là nghệ sĩ này quá thấp, họ không được qua một trường lớp đào tạo nào, chúng ta gọi nôm na là “vô học tài hoa”.
Từ một anh thợ cắt tóc vô danh tiểu tốt đùng một cái thành ngôi sao lớn, từ một học sinh vừa tốt nghiệp trung học với bảng điểm bết bát ngoài nhan sắc trời phú trở thành siêu mẫu.
Không được học hành cơ bản, không có gốc rễ văn hóa thì khó mà đòi hỏi cách ứng xử có học thức ở những con người này.
Thứ hai là nền showbiz Việt còn nhiều điều bất cập, việc nổi tiếng quá nhanh và dễ dàng khiến ai cũng có thể khoác lên mình cái danh xưng nghệ sĩ và tự phong cho mình thành sao nọ, siêu kia.
Tôi còn nhớ cách đây khoảng gần 10 có “làn sóng chân dài cập bờ điện ảnh”, nghĩa là cứ xinh xắn, góp mặt đung đưa ngúng nguẩy trong một vài bộ phim là thành nổi tiếng.
Ngay cả một cuộc thi tìm kiếm người mẫu trên truyền hình, mới có 4 tháng trời đã có thể sang Mỹ biểu diễn, từ một cô ngọng líu ngọng lo ở quê, chưa biết đến thỏi son là gì bỗng nhiên cái tên được phủ sóng rộng rãi và ẵm giải với số tiền thưởng khổng lồ.
Những kiến thức cơ bản, tôi nói là cơ bản chứ không phải chuyên ngành cao siêu, cũng phải biết về lịch sử, về chính trị, xã hội…chứ không phải đi thi hoa hậu lại không biết Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi là ai thì làm sao có quyền đại diện cho nhan sắc và trí tuệ của hàng triệu con người.
Giờ gặp ai cũng xưng là nghệ sĩ, siêu mẫu, hoa hậu… đánh đồng tất cả lại thì tất nhiên sẽ có những người vô học trong số ấy.
Thứ ba là tại truyền thông, chính truyền thông đã làm hỏng họ.
Tại sao lại xưng tụng một ca sĩ chỉ chuyên hát những bài cũ mèm là "ông hoàng" trong âm nhạc, cá nhân tôi chưa bao giờ thích nghe "ông hoàng" ấy hát, thấy "ông ấy" hát là tôi chuyển kênh luôn.
Rồi nữ hoàng nội y, ai cũng là nữ hoàng, ông hoàng, danh hài, toàn những giá trị kệch cỡm, rồi đi soi mói, PR cho chính những con người đó để tên tuổi tràn ngập khắp các mặt báo.
Giới thiệu về cái túi mấy nghìn USD, về cái nhẫn mấy tỉ, cái váy, cái áo họ đang mang trên người làm gì? Họ có làm được gì cho nền công nghiệp giải trí không mà viết về họ nhiều như vậy.
Rồi ngay cả đến cái sự chấp nhận của một bộ phận dư luận, tại sao lại cứ thích đọc cô "nữ hoàng" nội y này nọ tuyên ngôn gì. Tại sao lại chấp nhận bỏ tiền mua vé xem những kẻ vô học đó họ biểu diễn?
Tôi dám cá là cô Hồng Quế sau vụ váy trong suốt sẽ quay trở lại với tiền cát-xê cao hơn rất nhiều. Càng tai tiếng càng nổi tiếng và càng “có miếng” lâu nay đã là một luật bất thành văn của showbiz Việt.
Một cái event nào đó "có con bé mặc váy xuyên thấu đấy", thế là người ta kéo đến xem. Chính dư luận là con dao hai lưỡi, anh tung hê nó ghê quá, sau đó không khống chế được nó.
Thứ tư là do tính cách của chính những người nghệ sĩ nửa vời này.
Chưa thành sao lớn, chưa có đóng góp gì, nhưng đã tự thỏa mãn chính mình rồi cho mình cái quyền được nói gì thì nói, làm gì thì làm.
Phải để cho họ thấy được rằng, những người của công chúng, cũng là những người bình thường đi lên, và cách ứng xử phải đi lên theo vị trí, chứ không phải đi ngược lại như thế.
Nguyên nhân cuối cùng, theo tôi là do khách quan, đó là đặc thù của các ngành nghệ thuật. Nghệ thuật nó dễ làm con người hiểu lầm và thỏa mãn về mình.
Nghệ thuật là năng khiếu, là tài năng, nó có sự đốt cháy giai đoạn rất nhanh. Ngày hôm qua không ai biết đến, nhưng sau một bài nhảy Gangnam style cả thế giới ca ngợi. Họ vụt từ một người bình thường thành một người nổi tiếng quá nhanh chóng, họ bị ngợp với ánh hào quang, vì thế dễ có những cách xử sự không đúng chuẩn mực.
- Nhiều người nói rằng, đến trẻ con khi làm sai điều gì còn biết xin lỗi, mà những người của công chúng lại không những không học được cái gọi là văn hóa xin lỗi, mà còn lên giọng thách thức dư luận?
Con người biết xin lỗi là con người có liêm sỉ, có nhân cách. Còn những người đã cố tình phạm lỗi mà còn không biết xin lỗi như vậy là những con người gian hùng vô đạo, vô liêm sỉ, mặt trơ trán bóng rồi, đừng chờ đợi một sự xin lỗi của họ, họ mà xin lỗi chắc trời sập.
Có những ngôi sao quốc tế váy bị tốc lên do khách quan vẫn xin lỗi khán giả. Còn đây là họ cố tình để đánh bóng tên tuổi thì không bao giờ có chuyện họ xin lỗi.
Cô này mặc bộ quần áo trong suốt từ nhà chứ có phải đến đó mới mặc đâu, đây là âm mưu từ nhà, âm mưu “ăn theo sự kiện” đầy phản cảm để gây sốc khán giả và nổi tiếng ấy chắc chắn đã được lên kế hoạch cẩn thận, nên tôi nghĩ, cũng chẳng nên trông đợi lời xin lỗi từ họ.
- Văn hóa - giải trí là yếu tố bề nổi của một quốc gia, nó có thể quảng bá hình ảnh đất nước nhưng những hành động, cách ứng xử vô văn hóa cũng khiến người ta đánh giá không tốt về văn hóa của quốc gia ấy, theo ông làm cách nào để nâng cao phông văn hóa của người nghệ sĩ?
Giờ cần xem lại những cá nhân đó có phải là nghệ sĩ hay không, đừng tung hô họ lên mây để rồi những người vô văn hóa còn nổi tiếng hơn cả những người có học thức, được đào tạo bài bản đàng hoàng.
Họ rẽ sang tay ngang dễ quá, kiếm tiền nhiều quá, chẳng cần học cũng trở thành nổi tiếng, gây tai tiếng cũng thành sao.
Đến đài truyền hình quốc gia còn chấp nhận tổ chức buổi “Chia tay Vàng Anh” đầy phản cảm, còn cho những kẻ ăn mặc lố lăng lên sân khấu…thì làm sao ngăn chặn tận gốc vấn đề.
Phông văn hóa của con người không phải do học nhiều mà có, nói như gia đình phải có nếp nhà, những hành động phản cảm phải bị lên án, bị phạt thật nặng, thậm chí cấm biểu diễn một thời gian dài cho họ khỏi nhờn.
Với những cá nhân luôn coi “không thảm họa bất thành nổi tiếng”, thì liệu việc phạt ông ca sỹ “khoá môi nhà sư” trước bàn dân thiên hạ có 5 triệu, trong khi anh ta đi hát một buổi hàng trăm triệu có nghĩa lý gì không? Có nương nhẹ không? Tại sao không thể cấm anh ta biểu diễn 3 tháng, 4 tháng đồng nghĩa với việc cấm luôn anh ta là “thầy” trên ghế The Voice?
Sao Việt giờ nhờn rồi, hết thuốc chữa rồi, một cô Hồng Quế giời ơi đất hỡi ở đâu tung hê lên thành siêu sao như thế, ăn mặc như thế, phải phạt thật nặng, phải lên án trên các phương tiện truyền thông, đánh vào cả nhân cách và kinh tế thì mới chừa được.
Tôi thấy trong vụ để Hồng Quế “khủng bố” thị giác của khán giả thì lỗi cũng ở Ban tổ chức LHP khi thấy cô ta mặc đẹp, tưởng là người danh giá nên không ra soát lại danh sách các nghệ sĩ thảm đỏ.
May mà mới có một Hồng Quế “xé rào”, chứ nếu thêm một “Nữ hoàng nội y” nào đó nữa chắc là LHP Quốc tế Hà Nội đã... loạn ở tầm quốc tế rồi!
- Xin cảm ơn ông!
Đó là nhận xét của một người từng có thời gian dài công tác tại Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ VHTTDL - nhà viết kịch, nghiên cứu văn hóa Chu Thơm - về phông văn hóa của nhiều cái gọi là "ngôi sao" trong làng giải trí Việt hiện nay.
Theo ông, trường hợp Hồng Quế và cách cư xử của cô trong và sau sự kiện thảm đỏ tại LHP Quốc tế Hà Nội 2012 là một ví dụ: "Cô người mẫu này mà biết xin lỗi thì chắc là... trời sập".
- Là người làm lâu năm trong cơ quan quản lý nghệ thuật biểu diễn của Bộ, cũng có quan sát nhiều giới showbiz Việt lâu nay, ông có nhận xét như thế nào về phông văn hóa của giới này nói chung?
Nhà viết kịch, nghiên cứu văn hóa Chu Thơm |
Nhưng bên cạnh đó còn không ít nghệ sĩ có phông văn hóa cực kì yếu kém, nếu không muốn nói nặng nề là ở mức vô văn hóa, họ sẵn sàng quay lưng lại dư luận, nhảy chồm lên khi có ai đó chê bai hay dùng tất cả những chiêu trò rẻ mạt nhất để thu hút sự chú ý của công chúng.
Mấy ngày nay người ta nói nhiều đến việc Đàm Vĩnh Hưng khóa môi nhà sư, rồi Hồng Quế mặc bộ váy trong suốt khoe da thịt. Những nghệ sĩ đó bị dư luận lên án, bị công chúng ném đá rất nhiều, nhưng theo các bạn, họ có lắng nghe hay không?
Tôi nghĩ rằng với những con người đó, lời góp ý hay chê bai chẳng khác gì nước đổ lá khoai, như người ta vẫn nói “Câu nói ác chết trong tai kẻ điếc” hay là “Với những kẻ có tâm địa xấu thì mọi thiện chí chẳng có nghĩa lý gì”.
- Theo ông những nguyên nhân nào khiến phông văn hóa của nhiều ngôi sao Việt còn thấp, cũng như vì sao showbiz Việt lại nhan nhản những nhân vật kiểu này?
Theo tôi có 5 nguyên nhân chính:
Thứ nhất là xuất phát điểm của những người được gọi là nghệ sĩ này quá thấp, họ không được qua một trường lớp đào tạo nào, chúng ta gọi nôm na là “vô học tài hoa”.
Từ một anh thợ cắt tóc vô danh tiểu tốt đùng một cái thành ngôi sao lớn, từ một học sinh vừa tốt nghiệp trung học với bảng điểm bết bát ngoài nhan sắc trời phú trở thành siêu mẫu.
Sự kiện ông hoàng nhạc Việt khóa môi sư thầy cách đây chưa lâu |
Thứ hai là nền showbiz Việt còn nhiều điều bất cập, việc nổi tiếng quá nhanh và dễ dàng khiến ai cũng có thể khoác lên mình cái danh xưng nghệ sĩ và tự phong cho mình thành sao nọ, siêu kia.
Tôi còn nhớ cách đây khoảng gần 10 có “làn sóng chân dài cập bờ điện ảnh”, nghĩa là cứ xinh xắn, góp mặt đung đưa ngúng nguẩy trong một vài bộ phim là thành nổi tiếng.
Ngay cả một cuộc thi tìm kiếm người mẫu trên truyền hình, mới có 4 tháng trời đã có thể sang Mỹ biểu diễn, từ một cô ngọng líu ngọng lo ở quê, chưa biết đến thỏi son là gì bỗng nhiên cái tên được phủ sóng rộng rãi và ẵm giải với số tiền thưởng khổng lồ.
Những kiến thức cơ bản, tôi nói là cơ bản chứ không phải chuyên ngành cao siêu, cũng phải biết về lịch sử, về chính trị, xã hội…chứ không phải đi thi hoa hậu lại không biết Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi là ai thì làm sao có quyền đại diện cho nhan sắc và trí tuệ của hàng triệu con người.
Giờ gặp ai cũng xưng là nghệ sĩ, siêu mẫu, hoa hậu… đánh đồng tất cả lại thì tất nhiên sẽ có những người vô học trong số ấy.
Thứ ba là tại truyền thông, chính truyền thông đã làm hỏng họ.
Tại sao lại xưng tụng một ca sĩ chỉ chuyên hát những bài cũ mèm là "ông hoàng" trong âm nhạc, cá nhân tôi chưa bao giờ thích nghe "ông hoàng" ấy hát, thấy "ông ấy" hát là tôi chuyển kênh luôn.
Rồi nữ hoàng nội y, ai cũng là nữ hoàng, ông hoàng, danh hài, toàn những giá trị kệch cỡm, rồi đi soi mói, PR cho chính những con người đó để tên tuổi tràn ngập khắp các mặt báo.
Giới thiệu về cái túi mấy nghìn USD, về cái nhẫn mấy tỉ, cái váy, cái áo họ đang mang trên người làm gì? Họ có làm được gì cho nền công nghiệp giải trí không mà viết về họ nhiều như vậy.
Rồi ngay cả đến cái sự chấp nhận của một bộ phận dư luận, tại sao lại cứ thích đọc cô "nữ hoàng" nội y này nọ tuyên ngôn gì. Tại sao lại chấp nhận bỏ tiền mua vé xem những kẻ vô học đó họ biểu diễn?
Tôi dám cá là cô Hồng Quế sau vụ váy trong suốt sẽ quay trở lại với tiền cát-xê cao hơn rất nhiều. Càng tai tiếng càng nổi tiếng và càng “có miếng” lâu nay đã là một luật bất thành văn của showbiz Việt.
Ông Chu Thơm dự đoán, sau scandal vừa rồi, Hồng Quế sẽ càng đắt sô, cát-xê càng cao hơn. |
Thứ tư là do tính cách của chính những người nghệ sĩ nửa vời này.
Chưa thành sao lớn, chưa có đóng góp gì, nhưng đã tự thỏa mãn chính mình rồi cho mình cái quyền được nói gì thì nói, làm gì thì làm.
Phải để cho họ thấy được rằng, những người của công chúng, cũng là những người bình thường đi lên, và cách ứng xử phải đi lên theo vị trí, chứ không phải đi ngược lại như thế.
Nguyên nhân cuối cùng, theo tôi là do khách quan, đó là đặc thù của các ngành nghệ thuật. Nghệ thuật nó dễ làm con người hiểu lầm và thỏa mãn về mình.
Nghệ thuật là năng khiếu, là tài năng, nó có sự đốt cháy giai đoạn rất nhanh. Ngày hôm qua không ai biết đến, nhưng sau một bài nhảy Gangnam style cả thế giới ca ngợi. Họ vụt từ một người bình thường thành một người nổi tiếng quá nhanh chóng, họ bị ngợp với ánh hào quang, vì thế dễ có những cách xử sự không đúng chuẩn mực.
- Nhiều người nói rằng, đến trẻ con khi làm sai điều gì còn biết xin lỗi, mà những người của công chúng lại không những không học được cái gọi là văn hóa xin lỗi, mà còn lên giọng thách thức dư luận?
|
Có những ngôi sao quốc tế váy bị tốc lên do khách quan vẫn xin lỗi khán giả. Còn đây là họ cố tình để đánh bóng tên tuổi thì không bao giờ có chuyện họ xin lỗi.
Cô này mặc bộ quần áo trong suốt từ nhà chứ có phải đến đó mới mặc đâu, đây là âm mưu từ nhà, âm mưu “ăn theo sự kiện” đầy phản cảm để gây sốc khán giả và nổi tiếng ấy chắc chắn đã được lên kế hoạch cẩn thận, nên tôi nghĩ, cũng chẳng nên trông đợi lời xin lỗi từ họ.
- Văn hóa - giải trí là yếu tố bề nổi của một quốc gia, nó có thể quảng bá hình ảnh đất nước nhưng những hành động, cách ứng xử vô văn hóa cũng khiến người ta đánh giá không tốt về văn hóa của quốc gia ấy, theo ông làm cách nào để nâng cao phông văn hóa của người nghệ sĩ?
Giờ cần xem lại những cá nhân đó có phải là nghệ sĩ hay không, đừng tung hô họ lên mây để rồi những người vô văn hóa còn nổi tiếng hơn cả những người có học thức, được đào tạo bài bản đàng hoàng.
Họ rẽ sang tay ngang dễ quá, kiếm tiền nhiều quá, chẳng cần học cũng trở thành nổi tiếng, gây tai tiếng cũng thành sao.
Đến đài truyền hình quốc gia còn chấp nhận tổ chức buổi “Chia tay Vàng Anh” đầy phản cảm, còn cho những kẻ ăn mặc lố lăng lên sân khấu…thì làm sao ngăn chặn tận gốc vấn đề.
Phông văn hóa của con người không phải do học nhiều mà có, nói như gia đình phải có nếp nhà, những hành động phản cảm phải bị lên án, bị phạt thật nặng, thậm chí cấm biểu diễn một thời gian dài cho họ khỏi nhờn.
Với những cá nhân luôn coi “không thảm họa bất thành nổi tiếng”, thì liệu việc phạt ông ca sỹ “khoá môi nhà sư” trước bàn dân thiên hạ có 5 triệu, trong khi anh ta đi hát một buổi hàng trăm triệu có nghĩa lý gì không? Có nương nhẹ không? Tại sao không thể cấm anh ta biểu diễn 3 tháng, 4 tháng đồng nghĩa với việc cấm luôn anh ta là “thầy” trên ghế The Voice?
Sao Việt giờ nhờn rồi, hết thuốc chữa rồi, một cô Hồng Quế giời ơi đất hỡi ở đâu tung hê lên thành siêu sao như thế, ăn mặc như thế, phải phạt thật nặng, phải lên án trên các phương tiện truyền thông, đánh vào cả nhân cách và kinh tế thì mới chừa được.
Tôi thấy trong vụ để Hồng Quế “khủng bố” thị giác của khán giả thì lỗi cũng ở Ban tổ chức LHP khi thấy cô ta mặc đẹp, tưởng là người danh giá nên không ra soát lại danh sách các nghệ sĩ thảm đỏ.
May mà mới có một Hồng Quế “xé rào”, chứ nếu thêm một “Nữ hoàng nội y” nào đó nữa chắc là LHP Quốc tế Hà Nội đã... loạn ở tầm quốc tế rồi!
- Xin cảm ơn ông!
Ngọc Mai(thực hiện)
Bình luận