(VTC News) - Gia đình bị trao nhầm con 42 năm trước tại Hà Nội cho biết đã tìm ra 3 nữ hộ sinh trong ca trực năm xưa.
Sáng 11/3, chị Tạ Thị Thu Vân (45 tuổi), con gái cả bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (65 tuổi, trú tại đường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội) người bị trao nhầm con tại nhà hộ sinh ở Hà Nội cách đây 42 năm cho biết thông tin trên.
Cụ thể, sau khi báo chí đăng tải về trường hợp của gia đình chị Vân, Trung tâm y tế quận Ba Đình đã vào cuộc để giúp gia đình tìm thông tin.
3 nữ hộ sinh nói gì?
Ngày hôm qua (10/3), gia đình rất vui mừng khi được trung tâm thông báo đã tìm ra 3 nữ hộ sinh làm việc trong ngày 10/10/1974.
Tuy nhiên, khi gặp gỡ 3 người này để hỏi thông tin, họ cho biết không thể nhớ được gì. Hiện, 3 nữ hộ sinh đều đã ở ngoài 70-80 tuổi.
Chị Hạnh cho biết thêm, có một người trong ngành công an, họ xin giấu danh tính đã giúp gia đình tìm trong hồ sơ, lọc ra danh sách 400 người ở Hà Nội cùng sinh ngày 10/10/1974.
“Từ danh sách đó, người này lọc ra được 3 phụ nữ sinh sống tại quận Ba Đình có cùng ngày sinh với em Trang tôi. Trong ngày 9/3, gia đình đã liên hệ để xác minh nhưng đều không đúng.” – chị Vân nói.
Theo chị, những người trong danh sách, họ có hộ khẩu tại Ba Đình nhưng chỉ là đăng ký tại đây chứ không phải sinh ra ở Ba Đình. Thế nên, khi xác minh đều không phải.
Gia đình phỏng đoán, có thể gia đình bị trao nhầm con với mẹ chị đã chuyển đi nơi khác.
Chị Vân cho hay, gia đình chị đã lên trung tâm tư pháp quận Ba Đình để mong muốn cơ quan chức năng tìm kiếm danh sách những người sinh ở nhà hộ sinh vào ngày xảy ra sự việc, tuy nhiên hiện tại vẫn đang chờ ý kiến của lãnh đạo cấp trên.
Còn chị Tạ Thị Thu Trang - người bị trao nhầm 42 năm trước cho gia đình bà Hạnh cho biết: "Kể từ khi báo chí đăng tải trường hợp của mẹ con chị, rất nhiều người đã chia sẻ câu chuyện với mong muốn, gia đình có con bị trao nhầm năm đó sẽ đọc được thông tin. Qua đó, sẽ liên hệ với gia đình để chúng tôi được gặp mặt.
Hoặc những ai sinh ngày 10/10/1974, hay có con sinh vào ngày đó tại nhà hộ sinh quận Ba Đình, họ đọc được thông tin thì chủ động liên hệ gia đình để chúng tôi đến xác minh".
“Trước khi nhắm mắt, chỉ mong mẹ con được gặp nhau”
Hiện tại, bà Hạnh đang sinh sống tại nước Anh. Từ ngày công bố câu chuyện và nhờ báo chí vào cuộc tìm kiếm giúp, bà không dám đi đâu, suốt cả ngày ở phòng, không bao giờ để điện thoại hết pin hay tắt máy vì mong chờ tin tức các con và người thân ở Việt Nam điện sang.
“Đến giờ phút này gần cuối đời rồi, tôi chỉ mong tìm thấy con gái tôi, tôi không trách móc, không kiện tụng, không gây khó dễ gì cho cô hộ sinh năm xưa đâu. Nếu họ giúp được mình thì họ còn là ân nhân với mình nữa”, bà Hạnh nói.
Chị Trang cung cấp, chị có 1 vết bớt còn in hằn trên cánh tay phải của mình, 1 nốt ruồi nữa ở giữa trán nhưng đã bị tẩy đi. Hy vọng, đó là chút đặc điểm để nếu mẹ đẻ chị biết có thể nhận ra.
Mặc dù, đã sống “nhầm” nhà suốt 42 năm qua, nhưng chị Trang chưa bao giờ coi bà Hạnh và những chị em trong nhà không phải là ruột thịt. Thậm chí, với chị việc được bà Hạnh nuôi nấng, được các chị thương yêu là một điều vô cùng may mắn.
Chị tâm sự: “Nếu có kiếp sau vẫn xin được làm con của mẹ”.
Nhưng sự thật thì mãi là sự thật, dù bà Hạnh và chị Vân vẫn mãi là gia đình của chị Trang, nhưng sâu thẳm trong thâm tâm chị luôn mong mỏi sẽ tìm lại được người mẹ đẻ của mình.
Sáng 11/3, chị Tạ Thị Thu Vân (45 tuổi), con gái cả bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (65 tuổi, trú tại đường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội) người bị trao nhầm con tại nhà hộ sinh ở Hà Nội cách đây 42 năm cho biết thông tin trên.
Cụ thể, sau khi báo chí đăng tải về trường hợp của gia đình chị Vân, Trung tâm y tế quận Ba Đình đã vào cuộc để giúp gia đình tìm thông tin.
Mặc dù cả bà Hạnh và chị Trang đều hạnh phúc vì có cơ duyên được làm mẹ con, được thương yêu nhưng thâm tâm họ vẫn muốn tìm lại người mẹ và người chị em gái bị trao nhầm. |
Ngày hôm qua (10/3), gia đình rất vui mừng khi được trung tâm thông báo đã tìm ra 3 nữ hộ sinh làm việc trong ngày 10/10/1974.
Tuy nhiên, khi gặp gỡ 3 người này để hỏi thông tin, họ cho biết không thể nhớ được gì. Hiện, 3 nữ hộ sinh đều đã ở ngoài 70-80 tuổi.
Chị Hạnh cho biết thêm, có một người trong ngành công an, họ xin giấu danh tính đã giúp gia đình tìm trong hồ sơ, lọc ra danh sách 400 người ở Hà Nội cùng sinh ngày 10/10/1974.
“Từ danh sách đó, người này lọc ra được 3 phụ nữ sinh sống tại quận Ba Đình có cùng ngày sinh với em Trang tôi. Trong ngày 9/3, gia đình đã liên hệ để xác minh nhưng đều không đúng.” – chị Vân nói.
Theo chị, những người trong danh sách, họ có hộ khẩu tại Ba Đình nhưng chỉ là đăng ký tại đây chứ không phải sinh ra ở Ba Đình. Thế nên, khi xác minh đều không phải.
Gia đình phỏng đoán, có thể gia đình bị trao nhầm con với mẹ chị đã chuyển đi nơi khác.
Bà Hạnh (ngoài cùng bên trái), chị Vân cùng con và chị Trang trong một lần sang Anh thăm mẹ. |
Còn chị Tạ Thị Thu Trang - người bị trao nhầm 42 năm trước cho gia đình bà Hạnh cho biết: "Kể từ khi báo chí đăng tải trường hợp của mẹ con chị, rất nhiều người đã chia sẻ câu chuyện với mong muốn, gia đình có con bị trao nhầm năm đó sẽ đọc được thông tin. Qua đó, sẽ liên hệ với gia đình để chúng tôi được gặp mặt.
Hoặc những ai sinh ngày 10/10/1974, hay có con sinh vào ngày đó tại nhà hộ sinh quận Ba Đình, họ đọc được thông tin thì chủ động liên hệ gia đình để chúng tôi đến xác minh".
“Trước khi nhắm mắt, chỉ mong mẹ con được gặp nhau”
Hiện tại, bà Hạnh đang sinh sống tại nước Anh. Từ ngày công bố câu chuyện và nhờ báo chí vào cuộc tìm kiếm giúp, bà không dám đi đâu, suốt cả ngày ở phòng, không bao giờ để điện thoại hết pin hay tắt máy vì mong chờ tin tức các con và người thân ở Việt Nam điện sang.
“Đến giờ phút này gần cuối đời rồi, tôi chỉ mong tìm thấy con gái tôi, tôi không trách móc, không kiện tụng, không gây khó dễ gì cho cô hộ sinh năm xưa đâu. Nếu họ giúp được mình thì họ còn là ân nhân với mình nữa”, bà Hạnh nói.
Chị Trang cung cấp, chị có 1 vết bớt còn in hằn trên cánh tay phải của mình, 1 nốt ruồi nữa ở giữa trán nhưng đã bị tẩy đi. Hy vọng, đó là chút đặc điểm để nếu mẹ đẻ chị biết có thể nhận ra.
Mặc dù, đã sống “nhầm” nhà suốt 42 năm qua, nhưng chị Trang chưa bao giờ coi bà Hạnh và những chị em trong nhà không phải là ruột thịt. Thậm chí, với chị việc được bà Hạnh nuôi nấng, được các chị thương yêu là một điều vô cùng may mắn.
Chị tâm sự: “Nếu có kiếp sau vẫn xin được làm con của mẹ”.
Nhưng sự thật thì mãi là sự thật, dù bà Hạnh và chị Vân vẫn mãi là gia đình của chị Trang, nhưng sâu thẳm trong thâm tâm chị luôn mong mỏi sẽ tìm lại được người mẹ đẻ của mình.
Thuận Phong
Bình luận