• Zalo

Vũ khí 'nhái' của Trung Quốc đang đe dọa hàng chính hãng Nga

Thế giớiThứ Tư, 12/08/2015 07:16:00 +07:00Google News

Bắc Kinh thường mua vũ khí với số lượng nhỏ hoặc chỉ là ‘mẫu’ sau đó sao chép lại, biến thành của mình rồi đem bán với giá rẻ hơn

(VTC News) - Bắc Kinh thường mua vũ khí với số lượng nhỏ hoặc chỉ là ‘mẫu’ sau đó sao chép lại, biến thành của mình rồi đem bán với giá rẻ hơn rất nhiều.

Matxcơva dường như đang tham gia vào cuộc chơi mạo hiểm khi xuất khẩu vũ khí cho Bắc Kinh, bởi đối tác này không chỉ là nước đứng đầu thế giới về sao chép các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng mà còn là nơi sao chép các loại vũ khí nước ngoài.
Chiến cơ J-11 Trung Quốc sao chép từ nguyên mẫu Su-27 của Nga
Chiến cơ J-11 Trung Quốc sao chép từ nguyên mẫu Su-27 của Nga 
Xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc đem về cho Nga khoản lợi nhuận không hề nhỏ. Bên cạnh đó, còn giúp Nga cạnh tranh với Mỹ với Mỹ về năng lực quân sự ở châu Á.
Tuy nhiên, Nga đã bắt đầu nhìn thấy nhược điểm lớn khi bán vũ khí cho Trung Quốc.
Bắc Kinh thường mua vũ khí với số lượng nhỏ hoặc chỉ là ‘mẫu’ sau đó sao chép lại, biến thành của mình rồi đem bán với giá rẻ hơn rất nhiều. Và đương nhiên chất lượng, danh tiếng và sự tin cậy của vũ khí Nga đã bị Trung Quốc phá hoại.
Lâu nay, vũ khí Nga nổi tiếng về chất lượng ngang ngửa phương Tây, Mỹ và quan trọng là giá rẻ. Bên cạnh đó, trong ngành buôn bán vũ khí, việc sao chép không còn là điều xa lạ.

Chẳng hạn như máy bay ném bom chiến lược của Liên Xô là một phiên bản ‘copy’ của Boeing B-29 Superfortress, pháo đài bay của quân đội Mỹ, hay Đức từng sao chép chiếc xe tăng uy lực nhất trong Thế chiến II T-34 của Nga và trước đó, Mỹ cũng từng ‘nhái’ tên lửa V-2 của Đức.

Từ súng đạn, tên lửa
Thế nhưng, trình độ sao chép vũ khí của Trung Quốc thì phải đặt ở một mức cao hơn. Bắc Kinh từng sao chép tàu lửa Maglev của Đức và hiện đang bán cho Ấn Độ.
Hầu hết các loại tên lửa, xe tăng, hệ thống pháo binh và súng được sử dụng trong quân đội Trung Quốc là ‘bản sao’ các loại khí tài quân sự của Nga.
Xe tăng T-59 thực chất là bản sao của xe tăng T-54
Xe tăng T-59 thực chất là bản sao của xe tăng T-54 Nga
Vào những năm 1950, Liên Xô từng cho phép Trung Quốc sản xuất theo giấy phép các loại vũ khí nhẹ như súng trường AK-47. Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận cấp phép chấm dứt, Trung Quốc và một số nước khác vẫn tiếp tục sản xuất và bán với giá rẻ. Trong khi khẩu súng trường của Nga bán với giá 1,500 USD thì chỉ với 400 USD là có thể sở hữu khẩu súng ‘made in China’.
Tuy nhiên, súng trường mới chỉ là mối lo ngại nhỏ của Nga. Trung Quốc không chỉ sao chép ‘nhiệt tình’ các vũ khí trên mặt đất mà cả vũ khí trên không.

Đông Phương 41 là loại tên lửa duy nhất của Trung Quốc được đánh giá có khả năng vươn đến mọi nơi ở Mỹ với tầm bắn khoảng 12.00km.

Đây là loại tên lửa đạn đạn đạo liên lục địa dùng nhiên liệu rắn 3 giai đoạn, được xem là sản phẩm đời sau của Đông Phương 31 với tầm bắn được nâng lên đến 12.000 - 15.000km.

Video Nga thử nghiệm tên lửa đạn đạo

Theo các chuyên gia quân sự, DF41 ra đời sau khi Trung Quốc nghiên cứu thêm 1 giai đoạn bay nữa cho DF31.

Tuy nhiên, giới phân tích cho biết, công nghệ của DF41 rất giống với SS-27 Topol-M (RS-12M Topol) - Tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn đơn của Nga.

Những công nghệ này có thể đã được Trung Quốc mua lại hoặc sao chép như cách mà họ thường làm với một số sản phẩm quân sự khác của Nga.

Trung Quốc tham vọng có thể phát triển để DF41 có khả năng mang duy nhất một đầu đạn đơn có sức nổ từ 350 - 1.000 kiloton.

Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và công nghệ sản xuất vũ khí của họ.

Cho đến chiến cơ


Các chiến đấu cơ tàng hình J-20 và J-30 của nước này rõ ràng được sản xuất dựa trên công nghệ chế tạo máy bay F-35 và F-22 của Mỹ.

Chiến đấu cơ đình đám Su-27 Flanker, tiêm kích Su-33, hệ thống phòng không S-300, và cả hệ thống phòng không Smerch cũng có tên trong danh sách các loại vũ khí Trung Quốc sao chép.

Đầu năm 2014, chuyên gia quân sự Nga dự đoán, chiếc J-20 của Trung Quốc sẽ được sử dụng như máy bay ném bom.

Dựa trên hình dáng bên ngoài và nước sơn trong đoạn video clip mới xuất hiện trên mạng, giới thạo tin quân sự cho rằng J-20 là bản sao chép từ nguyên mẫu T-50 nổi tiếng của Nga.

Máy bay J-31 của Trung Quốc

J-20 được cho là máy bay chiến đấu thuộc thế hệ thứ 5, loại máy bay đang được các cường quốc quân sự như Mỹ, Nga chạy đua nghiên cứu, chế tạo.

Mạng tin Sina, Trung Quốc tiết lộ, hệ thống ngắm laser ở phần đầu máy bay 'được thiết kế đặc biệt' để tấn công mục tiêu mặt đất. Trang tin này nói J-20 có khả năng tấn công linh hoạt hơn so với F-22 và F-35 của Mỹ, nhưng điều này chưa từng được giới chuyên gia quân sự quốc tế ghi nhận.

J-20 hay còn gọi là Mãnh long được truyền thông Trung Quốc mô tả có sức mạnh vượt trội 'người anh em' F-22 của Mỹ khi mang được 24 quả bom so với 8 quả bom của F-22.

Tuy nhiên,  theo Want China Times, hiện nay Trung Quốc 'chưa đủ sức tự chế tạo được các động cơ dành cho các máy bay tiên tiến'. Các mẫu J-20 hiện nay đang bay bằng động cơ AL-31F do Nga sản xuất.

Phủ nhận
Đến nay, Trung Quốc vẫn một mực khẳng định họ không sao chép vũ khí nước ngoài.
Hồi tháng 11/2012, người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc, Geng Yansheng, từng phản ứng lại cáo buộc sao chép tàu sân bay rằng "vấn đề quân sự trên thế giới có sự phát triển theo quy luật khách quan. Nhiều loại vũ khí có thể có thiết kế tương tự. Vì vậy, không thể kết luận rằng Trung Quốc sao chép công nghệ tàu sân bay của các nước khác chỉ đơn giản bằng cách so sánh".
Phát biểu này đã gặp phải sự phản đối của các chuyên gia. Họ cho rằng không còn nghi ngờ gì nữa khi nói rằng chiến cơ J11B và J15 của Trung Quốc là ‘bản sao’ của Su-27 và Su-33.
Theo nhận định của trang Flight Global, Trung Quốc dường như không hiểu hoặc không muốn hiểu về sở hữu trí tuệ. 

Minh Lý - Tùng Đinh (Theo RBTH)
Bình luận
vtcnews.vn