(VTC News) - Vào bên trong, Vừ Già Pó thấy có thêm mấy thanh niên cũng đang cặm cụi nhặt từng đống phân bỏ vào sọt, họ không dùng cuốc xẻng.
Kỳ 5: Ở xứ sở không ăn thịt lợn, thịt bò
Theo lời Vừ Già Pó: "Khi đến vùng biên giới, cũng giống như ở Việt Nam thôi, có nhà cửa, ở đó có hàng rào, có những người lính mặc quân phục, cầm súng đứng gác”.
Lần đi từ Trung Quốc sang Myanmar, anh gặp một đồn biên phòng, xung quanh là núi cao hiểm trở, rừng rậm um tùm, Pó chờ đêm đến, rồi lặng lẽ trèo qua mấy quả núi để tìm sang vùng đất bên kia.
“Thánh phượt” Vừ Già Pó cứ ngỡ trèo qua núi là sẽ về đến quê hương mình, nhưng hóa ra không phải, anh lại tiếp tục cuộc hành trình rong ruổi.
Anh kể lại: “3 tháng đi khỏi xứ sở của những người đàn ông đầu trọc, mặc áo vàng và có chấm trên trán, tôi lại gặp một trại lính khác, tôi không thể đi vòng qua được, vì đó là 1 con sông to, lớn lắm, và họ án ngữ ngay chiếc cầu duy nhất bắc qua sông. Không biết làm cách nào khác, tôi đánh liều đến gặp họ”.
Pó cố nói với họ bằng tiếng của mình rằng mình phải đi về nhà, rồi ra ký hiệu, rồi vẽ những dãy núi liên tiếp nhau trên giấy, những người lính gác không nghe và bắt trói anh lại, lột sạch quần áo ra kiểm tra, giam ở đó 2 ngày.
Nhận thấy Vừ Già Pó không có mục đích gì xấu, không có giấy tờ, lại là người hiền lành chân chất, 2 ngày sau chỉ huy của đồn ra lệnh thả anh ra. Tuy nhiên, họ không cho anh đi theo con đường lớn phía trước mặt mà chỉ cho một con đường nhỏ bên tay phải, men theo sông. Pó cứ đi theo con đường nhỏ ấy.
Vào sâu trong nội địa, “thánh phượt” Vừ Già Pó nhận ra mình đã lạc vào một xứ sở lạ lùng khác.
Pó miêu tả: “Đó là một vùng đất bằng phẳng với những cánh đồng lúa mênh mang, người ở đó đông lắm, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều mặc những bộ quần áo dài trùm từ trên xuống dưới, dù thời tiết khá nóng. Phụ nữ thì quàng khăn che kín hết cả đầu, cả mặt, chỉ để lộ mỗi đôi mắt. Đàn ông cũng có người quấn khăn trên đầu. Mà da họ đen lắm, chỉ có mỗi hàm răng khi cười lên thấy trắng. Thỉnh thoảng tôi lại thấy cảnh họ đưa 2 tay lên trời, rồi quỳ thụp xuống vái lạy, nhưng không biết là vái lạy ai”.
Phóng viên đưa những hình ảnh về trang phục người hồi giáo, thêm cả một số ảnh chụp về nhà cửa, cuộc sống, sinh hoạt tại đất nước Bangladesh, “thánh phượt” chỉ vào mất bức ảnh rồi kêu lên: “Đúng rồi, tôi đã ở đó”.
Anh bảo, ở đó có những thị trấn mà nhà cửa trông còn nghèo hơn cả nông thôn. Bằng chứng là những lần anh đi gặp phải khu ổ chuột, xập xệ, bẩn thỉu và dơ dáy, phải băng qua những gian hàng bán những chai nước ngọt phủ đầy bụi trên vỏ chai, những hộp bánh quá hạn, băng qua những con dê chỉ còn da bọc xương và những người nghèo khổ rách rưới.
Điều khác lạ là có những cô gái còn trẻ măng trong khu ổ chuột còn không thèm trùm khăn kín mặt, họ trang điểm thật đậm với lớp son phấn rẻ tiền, mặc những bộ quần áo hở hang và bắt đầu đứng uốn éo ngoài đường hoặc cửa phòng của mình, thấy có người lạ là níu kéo.
Bản thân “thánh phượt” cũng đã từng bị một cô gái hở bụng, trông có vẻ gầy gò ốm yếu, suy dinh dưỡng nhảy ra vồ lấy cánh tay anh lôi vào bên trong, nhưng anh dãy giụa thoát được, hoảng sợ chạy biến.
Pó vẫn đi xin ăn những khi bụng đói, nhưng ở xứ sở ấy không có cơm, nhiều người cho anh một loại bánh lạ được làm bằng bột gạo, và anh không hề thấy họ ăn thịt lợn.
Vừ Già Pó tiếp tục lang thang được khoảng 2 tháng thì lại đến vùng đất của những người không ăn thịt bò. Ở đó, anh thấy mọi người nuôi bò chỉ để lấy sữa, và có vẻ rất yêu quý nó.
Có lần gõ cửa một gia đình ven đường, 3 người đàn ông to lớn xuất hiện, đoán biết là người vô gia cư, họ bắt anh trói chặt và ném chỏng quèo ở một góc tối. Pó không dám phản ứng vì trông ai cũng có vẻ to khỏe, phốp pháp.
Hôm sau, những người đàn ông ấy bắt “thánh phượt” phải đi hốt phân bò ở trang trại của họ. Vào bên trong, Pó thấy có thêm mấy thanh niên cũng đang cặm cụi nhặt từng đống phân bỏ vào sọt, không dùng cuốc xẻng. Pó cũng phải dùng tay để hốt.
“Hằng ngày người ta cho mình ăn, rồi mình hốt phân bò thôi. Nhà ấy nuôi nhiều bò lắm. Con nào cũng rất to. Mình chỉ đứng hơn lưng nó. Cái sừng của con bò cũng to, không giống như bò của người H'Mông đâu", Vừ Già Pó cho biết.
Được mấy ngày, những người đàn ông có việc phải đi vắng. “Thánh phượt” thấy họ nói chuyện với vợ, rồi chỉ chỉ về phía mình. Anh đoán là họ dặn dò phải trông chừng. Rồi nhân khi trời xẩm tối, lúc người phụ nữ đi cho bò ăn, Pó trèo tường thoát ra ngoài rồi chạy trốn. Đêm ấy, anh chạy ra khỏi làng, cho đến khi gặp một con đường lớn, hai bên không có nhà cửa, Pó mệt quá lăn ra ngủ thiếp đi ngay bên vệ đường.
Sáng tỉnh dậy, Pó chỉ biết đi về phía trước, lang thang khoảng 2 tháng sau, mặc dù đang ở giữa mùa hè nhưng “thánh phượt” vẫn thấy lạnh toát. Anh nhìn thấy một dãy núi rất cao, hùng vĩ và hiểm trở, sừng sững trước mắt. Hà Giang cũng có nhiều núi cao nhưng anh chưa từng gặp một ngọn núi nào cao như thế. Phía xa xa, một màu trắng toát từ trên đỉnh phủ xuống.
Biết mình không thể vượt qua được khi đoán chắc trên đó không có người ở, lại không có đồ ăn thức uống, Pó lại phải đi vòng về hướng tây nam, men theo một con đường uốn lượn phía dưới chân núi.
Còn tiếp...
Hải Minh
Kỳ 5: Ở xứ sở không ăn thịt lợn, thịt bò
Theo lời Vừ Già Pó: "Khi đến vùng biên giới, cũng giống như ở Việt Nam thôi, có nhà cửa, ở đó có hàng rào, có những người lính mặc quân phục, cầm súng đứng gác”.
Lần đi từ Trung Quốc sang Myanmar, anh gặp một đồn biên phòng, xung quanh là núi cao hiểm trở, rừng rậm um tùm, Pó chờ đêm đến, rồi lặng lẽ trèo qua mấy quả núi để tìm sang vùng đất bên kia.
“Thánh phượt” Vừ Già Pó cứ ngỡ trèo qua núi là sẽ về đến quê hương mình, nhưng hóa ra không phải, anh lại tiếp tục cuộc hành trình rong ruổi.
Quê hương Mèo Vạc của Vừ Già Pó |
Anh kể lại: “3 tháng đi khỏi xứ sở của những người đàn ông đầu trọc, mặc áo vàng và có chấm trên trán, tôi lại gặp một trại lính khác, tôi không thể đi vòng qua được, vì đó là 1 con sông to, lớn lắm, và họ án ngữ ngay chiếc cầu duy nhất bắc qua sông. Không biết làm cách nào khác, tôi đánh liều đến gặp họ”.
Pó cố nói với họ bằng tiếng của mình rằng mình phải đi về nhà, rồi ra ký hiệu, rồi vẽ những dãy núi liên tiếp nhau trên giấy, những người lính gác không nghe và bắt trói anh lại, lột sạch quần áo ra kiểm tra, giam ở đó 2 ngày.
Nhận thấy Vừ Già Pó không có mục đích gì xấu, không có giấy tờ, lại là người hiền lành chân chất, 2 ngày sau chỉ huy của đồn ra lệnh thả anh ra. Tuy nhiên, họ không cho anh đi theo con đường lớn phía trước mặt mà chỉ cho một con đường nhỏ bên tay phải, men theo sông. Pó cứ đi theo con đường nhỏ ấy.
Vừ Già Pó: "Tôi bị quân đội bắt, nhưng sau họ lại thả ra cho tôi tìm đường về nhà" |
Vào sâu trong nội địa, “thánh phượt” Vừ Già Pó nhận ra mình đã lạc vào một xứ sở lạ lùng khác.
Pó miêu tả: “Đó là một vùng đất bằng phẳng với những cánh đồng lúa mênh mang, người ở đó đông lắm, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều mặc những bộ quần áo dài trùm từ trên xuống dưới, dù thời tiết khá nóng. Phụ nữ thì quàng khăn che kín hết cả đầu, cả mặt, chỉ để lộ mỗi đôi mắt. Đàn ông cũng có người quấn khăn trên đầu. Mà da họ đen lắm, chỉ có mỗi hàm răng khi cười lên thấy trắng. Thỉnh thoảng tôi lại thấy cảnh họ đưa 2 tay lên trời, rồi quỳ thụp xuống vái lạy, nhưng không biết là vái lạy ai”.
Phóng viên đưa những hình ảnh về trang phục người hồi giáo, thêm cả một số ảnh chụp về nhà cửa, cuộc sống, sinh hoạt tại đất nước Bangladesh, “thánh phượt” chỉ vào mất bức ảnh rồi kêu lên: “Đúng rồi, tôi đã ở đó”.
Phóng viên đưa những bức ảnh về cuộc sống ở Bangladesh, Vừ Già Pó xác nhận đã từng ở đấy. Ảnh: Internet |
Anh bảo, ở đó có những thị trấn mà nhà cửa trông còn nghèo hơn cả nông thôn. Bằng chứng là những lần anh đi gặp phải khu ổ chuột, xập xệ, bẩn thỉu và dơ dáy, phải băng qua những gian hàng bán những chai nước ngọt phủ đầy bụi trên vỏ chai, những hộp bánh quá hạn, băng qua những con dê chỉ còn da bọc xương và những người nghèo khổ rách rưới.
Điều khác lạ là có những cô gái còn trẻ măng trong khu ổ chuột còn không thèm trùm khăn kín mặt, họ trang điểm thật đậm với lớp son phấn rẻ tiền, mặc những bộ quần áo hở hang và bắt đầu đứng uốn éo ngoài đường hoặc cửa phòng của mình, thấy có người lạ là níu kéo.
Bản thân “thánh phượt” cũng đã từng bị một cô gái hở bụng, trông có vẻ gầy gò ốm yếu, suy dinh dưỡng nhảy ra vồ lấy cánh tay anh lôi vào bên trong, nhưng anh dãy giụa thoát được, hoảng sợ chạy biến.
"Thánh phượt" đã từng đi qua những khu ổ chuột ở Bangladesh Ảnh: Internet |
Pó vẫn đi xin ăn những khi bụng đói, nhưng ở xứ sở ấy không có cơm, nhiều người cho anh một loại bánh lạ được làm bằng bột gạo, và anh không hề thấy họ ăn thịt lợn.
Vừ Già Pó tiếp tục lang thang được khoảng 2 tháng thì lại đến vùng đất của những người không ăn thịt bò. Ở đó, anh thấy mọi người nuôi bò chỉ để lấy sữa, và có vẻ rất yêu quý nó.
Có lần gõ cửa một gia đình ven đường, 3 người đàn ông to lớn xuất hiện, đoán biết là người vô gia cư, họ bắt anh trói chặt và ném chỏng quèo ở một góc tối. Pó không dám phản ứng vì trông ai cũng có vẻ to khỏe, phốp pháp.
Hôm sau, những người đàn ông ấy bắt “thánh phượt” phải đi hốt phân bò ở trang trại của họ. Vào bên trong, Pó thấy có thêm mấy thanh niên cũng đang cặm cụi nhặt từng đống phân bỏ vào sọt, không dùng cuốc xẻng. Pó cũng phải dùng tay để hốt.
Anh đang kể về những ngày phải đi hốt phân bò |
“Hằng ngày người ta cho mình ăn, rồi mình hốt phân bò thôi. Nhà ấy nuôi nhiều bò lắm. Con nào cũng rất to. Mình chỉ đứng hơn lưng nó. Cái sừng của con bò cũng to, không giống như bò của người H'Mông đâu", Vừ Già Pó cho biết.
Được mấy ngày, những người đàn ông có việc phải đi vắng. “Thánh phượt” thấy họ nói chuyện với vợ, rồi chỉ chỉ về phía mình. Anh đoán là họ dặn dò phải trông chừng. Rồi nhân khi trời xẩm tối, lúc người phụ nữ đi cho bò ăn, Pó trèo tường thoát ra ngoài rồi chạy trốn. Đêm ấy, anh chạy ra khỏi làng, cho đến khi gặp một con đường lớn, hai bên không có nhà cửa, Pó mệt quá lăn ra ngủ thiếp đi ngay bên vệ đường.
Sáng tỉnh dậy, Pó chỉ biết đi về phía trước, lang thang khoảng 2 tháng sau, mặc dù đang ở giữa mùa hè nhưng “thánh phượt” vẫn thấy lạnh toát. Anh nhìn thấy một dãy núi rất cao, hùng vĩ và hiểm trở, sừng sững trước mắt. Hà Giang cũng có nhiều núi cao nhưng anh chưa từng gặp một ngọn núi nào cao như thế. Phía xa xa, một màu trắng toát từ trên đỉnh phủ xuống.
Biết mình không thể vượt qua được khi đoán chắc trên đó không có người ở, lại không có đồ ăn thức uống, Pó lại phải đi vòng về hướng tây nam, men theo một con đường uốn lượn phía dưới chân núi.
Còn tiếp...
Hải Minh
Bình luận