(VTC News) - “Bây giờ theo anh chúng em phải làm gì ?. Đành phải chấp nhận những gì tốt nhất trong 5 phương án mà nhà trường đưa ra chứ biết làm sao?”, một sinh viên nói.
ĐH Đông Á đã gửi các cơ quan chức năng 5 phương án giải quyết được đưa ra gồm: Phương án 1: Tiếp tục học bậc Trung cấp chuyên nghiệp nhận bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp; Phương án 2: Tiếp tục học Trung cấp chuyên nghiệp, nhưng muốn thi liên thông lên Đại học theo đề thi tuyển sinh 3 chung của Bộ GD-ĐT; Phương án 3: Chuyển sang học bậc cao đẳng nghề hệ chính quy; Phương án 4: Nghỉ học và bảo lưu điểm; và Phương án 5: Nghỉ học và không bảo lưu điểm. Đề nghị nhà trường cho rút lại học phí.
Cũng theo báo cáo, sẽ căn cứ các phương án và hoàn cảnh cụ thể của sinh viên mà nhà trường sẽ giải quyết cho sinh viên.
Tại cuộc họp báo định kỳ của UBND TP Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho biết: “Sau khi sự việc xảy ra, UBND cũng đã có văn bản chỉ đạo Sở GD-ĐT nắm tình hình sự việc và yêu cầu trường Đại học Đông Á trả lời về vụ việc và Đại học Đông Á cũng đã có trả lời về các phương án giải quyết cho sinh viên”.
Còn ông Lê Trung Chinh, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết thêm: “Sau khi có chỉ đạo của UBND thành phố, Sở đã tiến hành kiểm tra sự việc. Qua kiểm tra, trường Đại học Đông Á đã nhận khuyết điểm trong việc thực hiện sai quy chế tuyển sinh".
"Theo báo cáo thì đa số sinh viên đã đồng ý với hướng xử lý của nhà trường, số còn lại chưa đồng ý và nhà trường sẽ tiếp tục giải quyết. Quan điểm của Sở GD-ĐT là giải quyết đảm bảo quyền lợi của người học và giải quyết dứt điểm vụ việc, không để sai phạm kéo dài”, ông Chinh cho hay.
Cũng tại buổi họp báo, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, kiêm Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng nhấn mạnh : “Việc xử lý của UBND, của Sở GD-ĐT là rất tích cực. Nhưng phải hết sức lưu ý một điều là mình đừng chỉ chú ý nhiều đến giao dục quốc dân, các hệ thống trường THPT, THCS mà bỏ quản lý đối với trường Đại học vì nghĩ do Bộ quản lý. Nhớ cho đó là trách nhiệm quản lý nhà nước của mình, đừng để nó xảy ra. Mà để xảy ra rồi, biết sai là phải xử lý ngay, rốt ráo, đừng để kéo dài. Việc nhà trường nhận thấy sai sót mà đưa ra các phương án giải quyết là có cố gắng.
Trong sự việc này, có trách nhiệm trong việc quản lý của thành phố. Để xảy ra sự việc như hiện nay là đáng tiếc. Và xảy ra rồi thì phải yêu cầu trường Đại học đó phải khắc phục ngay, dứt khoát không được để thí sinh bị ảnh hưởng”.
91% chấp nhận bị “giáng” xuống trung cấp
Cũng theo báo cáo của Đại học Đông Á, sau khi thuyết phục, đã có 184 sinh viên đăng ký đi học lại theo phương án Tiếp tục học Trung cấp chuyên nghiệp và ôn thi liên thông lên đại học vào năm 2014 và được nhà trường thống nhất hỗ trợ ôn thi 3 tháng miễn học phí để sinh viên chuẩn bị kỹ cho kỳ thi.
Cụ thể, Đại học Đông Á sẽ tạo điều kiện ôn thi các môn văn hóa miễn phí để các em sinh viên thi đại học theo đề thi 3 chung của Bộ vào tháng 7, nếu sinh viên muốn thi đại học liên thông ngay. Nhà trường sẽ xem xét hỗ trợ, mức hỗ trợ học phí từ 15-25% của năm học vừa qua tùy theo hoàn cảnh từng sinh viên.
Số sinh viên còn lại gồm 18 sinh viên chấp nhận nghỉ học, không bảo lưu điểm và đề nghị nhà trường cho rút lại học phí. Tuy nhiên nhà trường sẽ chỉ trả lại 50% học phí trong thời gian 1 tuần kể từ ngày sinh viên gửi đề nghị cho nhà trường.
Đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có xác nhận địa phương, nhà trường sẽ xem xét đơn và trả lại 100% học phí. Tất cả các sinh viên nghỉ học đều có sự thống nhất của phụ huynh, thống nhất mức học phí và đều có lý do chính đáng phù hợp với kế hoạch của gia đình.
Hiện nhà trường đã giải quyết cho 3 trường hợp nhận lại học phí 2 học kỳ với mức 50%. Những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có xác nhận của địa phương nhà trường thanh toán 100%. Riêng 15 sinh viên trong tổng số 18 sinh viên yêu cầu trả lại học phí sẽ nhận tiền hoàn trả học phí sau khi quay lại trường.
Cũng theo báo cáo của Đại học Đông Á, sau khi được giải thích, một số ít sinh viên bị kích động đã đi học trở lại và chuyển sang trạng thái tích cực hơn.
Tuy nhiên, theo một số sinh viên dấu tên vì muốn học lên nữa nên đành chấp nhận phương án nhà trường đưa ra là học Trung cấp rồi ôn thi tiếp lên Đại học vào năm 2014 với những sự hỗ trợ của trường ĐH Đông Á.
“Bây giờ theo anh chúng em phải sao ? Đành phải chấp nhận những gì tốt nhất trong 5 phương án mà nhà trường đưa ra chứ biết làm sao ? Nhưng nói thật là nếu biết thế này thì em để thời gian tập trung ôn kỹ thi đại học luôn chứ không phải lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan như thế này”, một sinh viên giấu tên nói.
5 phương án xử lý
Liên quan đến vụ việc hàng loạt sinh viên hệ “Cao đẳng liên thông 3,5 năm” niên khóa 2012 của trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) tập trung điều đình, yêu cầu nhà trường đối thoại, giải quyết quyền lợi liên quan trước thông báo bị hạ xuống bậc Trung cấp.
Ngày 15/11, Trường Đại học Đông Á đã có văn bản gửi Bộ GD-ĐT, UBND thành phố Đà Nẵng và Sở GD-ĐT thành phố về việc giải quyết khiếu nại của số sinh viên này.
Sinh viên hệ "Cao đẳng liên thông 3,5 năm" của Đại học Đông Á đối thoại với ban giám hiệu, yêu cầu giải quyết quyền lợi |
Cũng theo báo cáo, sẽ căn cứ các phương án và hoàn cảnh cụ thể của sinh viên mà nhà trường sẽ giải quyết cho sinh viên.
Tại cuộc họp báo định kỳ của UBND TP Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho biết: “Sau khi sự việc xảy ra, UBND cũng đã có văn bản chỉ đạo Sở GD-ĐT nắm tình hình sự việc và yêu cầu trường Đại học Đông Á trả lời về vụ việc và Đại học Đông Á cũng đã có trả lời về các phương án giải quyết cho sinh viên”.
Còn ông Lê Trung Chinh, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết thêm: “Sau khi có chỉ đạo của UBND thành phố, Sở đã tiến hành kiểm tra sự việc. Qua kiểm tra, trường Đại học Đông Á đã nhận khuyết điểm trong việc thực hiện sai quy chế tuyển sinh".
"Theo báo cáo thì đa số sinh viên đã đồng ý với hướng xử lý của nhà trường, số còn lại chưa đồng ý và nhà trường sẽ tiếp tục giải quyết. Quan điểm của Sở GD-ĐT là giải quyết đảm bảo quyền lợi của người học và giải quyết dứt điểm vụ việc, không để sai phạm kéo dài”, ông Chinh cho hay.
Cũng tại buổi họp báo, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, kiêm Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng nhấn mạnh : “Việc xử lý của UBND, của Sở GD-ĐT là rất tích cực. Nhưng phải hết sức lưu ý một điều là mình đừng chỉ chú ý nhiều đến giao dục quốc dân, các hệ thống trường THPT, THCS mà bỏ quản lý đối với trường Đại học vì nghĩ do Bộ quản lý. Nhớ cho đó là trách nhiệm quản lý nhà nước của mình, đừng để nó xảy ra. Mà để xảy ra rồi, biết sai là phải xử lý ngay, rốt ráo, đừng để kéo dài. Việc nhà trường nhận thấy sai sót mà đưa ra các phương án giải quyết là có cố gắng.
Trong sự việc này, có trách nhiệm trong việc quản lý của thành phố. Để xảy ra sự việc như hiện nay là đáng tiếc. Và xảy ra rồi thì phải yêu cầu trường Đại học đó phải khắc phục ngay, dứt khoát không được để thí sinh bị ảnh hưởng”.
91% chấp nhận bị “giáng” xuống trung cấp
Cũng theo báo cáo của Đại học Đông Á, sau khi thuyết phục, đã có 184 sinh viên đăng ký đi học lại theo phương án Tiếp tục học Trung cấp chuyên nghiệp và ôn thi liên thông lên đại học vào năm 2014 và được nhà trường thống nhất hỗ trợ ôn thi 3 tháng miễn học phí để sinh viên chuẩn bị kỹ cho kỳ thi.
Theo Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, trường Đại học Đông Á đã thực hiện sai quy chế tuyển sinh. |
Số sinh viên còn lại gồm 18 sinh viên chấp nhận nghỉ học, không bảo lưu điểm và đề nghị nhà trường cho rút lại học phí. Tuy nhiên nhà trường sẽ chỉ trả lại 50% học phí trong thời gian 1 tuần kể từ ngày sinh viên gửi đề nghị cho nhà trường.
Đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có xác nhận địa phương, nhà trường sẽ xem xét đơn và trả lại 100% học phí. Tất cả các sinh viên nghỉ học đều có sự thống nhất của phụ huynh, thống nhất mức học phí và đều có lý do chính đáng phù hợp với kế hoạch của gia đình.
Hiện nhà trường đã giải quyết cho 3 trường hợp nhận lại học phí 2 học kỳ với mức 50%. Những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có xác nhận của địa phương nhà trường thanh toán 100%. Riêng 15 sinh viên trong tổng số 18 sinh viên yêu cầu trả lại học phí sẽ nhận tiền hoàn trả học phí sau khi quay lại trường.
Cũng theo báo cáo của Đại học Đông Á, sau khi được giải thích, một số ít sinh viên bị kích động đã đi học trở lại và chuyển sang trạng thái tích cực hơn.
Tuy nhiên, theo một số sinh viên dấu tên vì muốn học lên nữa nên đành chấp nhận phương án nhà trường đưa ra là học Trung cấp rồi ôn thi tiếp lên Đại học vào năm 2014 với những sự hỗ trợ của trường ĐH Đông Á.
“Bây giờ theo anh chúng em phải sao ? Đành phải chấp nhận những gì tốt nhất trong 5 phương án mà nhà trường đưa ra chứ biết làm sao ? Nhưng nói thật là nếu biết thế này thì em để thời gian tập trung ôn kỹ thi đại học luôn chứ không phải lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan như thế này”, một sinh viên giấu tên nói.
Bửu Lân
Bình luận