(VTC News) – Sau khi nghe giải thích của giám đốc công ty có xe chở thịt thối cá ươn cho học sinh ăn, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong không tin nổi.
Cách đây mấy ngày, người dân và cơ quan chức năng phát hiện xe tải mang biển kiểm soát 61P. 4522 chở nhiều thực phẩm đã bốc mùi hôi thối nhập vào trường tiểu học Long Bình, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương để chế biến phục vụ bữa ăn học sinh.
Số thực phẩm trên là của Công ty TNHH MTV Phú Nhật Hào (Địa chỉ tại khu phố Bình Khánh, phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên). Công ty Phú Nhật Hào đang cung cấp suất ăn cho 10 trường học tại 4 huyện, thị xã tại Bình Dương.
Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên Online, ông Lê Quang Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Phú Nhật Hào (phường Khánh Bình, TX.Tân Uyên, Bình Dương), nói: “Cá ươn mang đến trường chúng tôi mới biết và đã đề nghị đổi lại…”.
Theo giải thích của ông Hoàng, số 12 kg thịt heo thối chủ yếu là da, mỡ heo còn dư sau khi cung cấp cho các đơn vị khác, không có chủ ý giao cho Trường tiểu học Long Bình.
Về số lượng 72 kg cá diêu hồng bị ôi, thối, ông Hoàng giải thích: “Số cá này do công ty mua của đơn vị khác mang về rồi sơ chế để giao cho bếp ăn của Trường tiểu học Long Bình, do công ty đứng ra nấu ăn.
Tuy nhiên, quá trình vận chuyển, chúng tôi đi từ lúc 13 giờ chiều lên trường thì xe tải bị hư, đến 16 giờ chiều (ngày 5/3) mới lên đến nơi nên số cá mới bị ươn như vậy”.
Trước trả lời của vị giám đốc trên, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế không thể tin nổi.
Ông Phong nói: Tôi không tin là chỉ trong 1 thời gian ngắn mà cá đã ươn như vậy. Tuy nhiên, khi ông giám đốc trả lời như vậy, cần xem xét thực tế. Nếu có bằng chứng rõ ràng vi phạm sẽ xử phạt theo quy định tại nghị định 178 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu thanh kiểm tra ngay. Hiện chúng tôi chưa có kết quả báo cáo nhưng các đơn vị đã tiến hành thanh kiểm tra các trường học và đơn vị cung cấp thực phẩm cho học sinh.
Công ty cung cấp thực phẩm cho trường học phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn vệ sinh của cơ quan y tế cấp.
Nơi chế biến thực phẩm phải đáp ứng quy định về trang thiết bị dụng cụ, vệ sinh theo quy định, vấn đề sử dụng nguồn nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng, sức khỏe của người chế biến cần đảm bảo. Vấn đề sử dụng phụ gia trong chế biến, phương tiện vận chuyển, thời gian từ lúc chế biến đến lúc sử dụng tối đa là bao nhiêu là đều có quy định rất rõ.
Ngoài ra, đã có quy định nếu nhà trường không chế biến thì phải mua suất ăn ở những nơi được cấp giấy phép đủ tiêu chuẩn vệ sinh.
Về trách nhiệm để xảy ra tình trạng thực phẩm ôi thối được tuồn vào trường học, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nói: “Ban giám hiệu phải chịu trách nhiệm đảm bảo vệ sinh theo quy định của ngành y tế mới được chế biến cho các cháu học sinh.
Nếu mua thực phẩm từ bên ngoài thì ban giám hiệu phải kiểm tra giám sát và phải chịu trách nhiệm. Điều này thể hiện rõ trong văn bản giữa ngành y tế và ngành giáo dục”.
Đau lòng nếu thực phẩm bẩn được chế biến và phục vụ học sinh, ông Phong chia sẻ: Trẻ em là đối tượng được hưởng những điều tốt đẹp nhất, cần được quan tâm đặc biệt. Các bậc cha mẹ rất quan tâm đến bữa ăn của các cháu. Kinh phí cho bữa ăn, phụ huynh thường không băn khoăn.
Vì vậy, cơ sở cần đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các bậc phụ huynh nên nếu cố tình cung cấp nguyên liệu không đảm bảo chất lượng cho trẻ thì cần xử lý nghiêm và lên án mạnh mẽ.
Chúng ta nên tin tưởng vào tính nghiêm túc của Ban giám hiệu nhà trường nhưng để cho khách quan, nên có sự giám sát từ các bậc phụ huynh khi có điều kiện.
Nếu nhà trường làm tốt, thì chính phụ huynh sẽ ghi nhận và đánh giá cao”.
Sau vụ việc này, Cục An toàn thực phẩm có văn bản gửi Vụ Công tác học sinh- sinh viên – Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Vụ chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Cục này đề nghị vụ tiến hành chỉ đạo xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm, triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn, căng tin của các cơ sở giáo dục.
Kiên quyết không để các đơn vị cung cấp thực phẩm, chế biến suất ăn sẵn không bảo đảm đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cung cấp suất ăn cho các cơ sở giáo dục, các trường học bán trú.
Đối với các bếp ăn do cơ sở tự tổ chức cần thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm. Tăng cường hoạt động tự kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, bị ôi thiu, mốc, hỏng… để chế biến thức ăn.
» Ăn thịt lợn, cẩn thận mắc bệnh chết người
» Ai không được ăn thịt trâu?
» Bị cá ăn thịt rỉa nát chân, cô bé tử vong
» Ăn thịt lợn siêu nạc hại thế nào?
Nguyễn Tâm
Cách đây mấy ngày, người dân và cơ quan chức năng phát hiện xe tải mang biển kiểm soát 61P. 4522 chở nhiều thực phẩm đã bốc mùi hôi thối nhập vào trường tiểu học Long Bình, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương để chế biến phục vụ bữa ăn học sinh.
Số thực phẩm trên là của Công ty TNHH MTV Phú Nhật Hào (Địa chỉ tại khu phố Bình Khánh, phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên). Công ty Phú Nhật Hào đang cung cấp suất ăn cho 10 trường học tại 4 huyện, thị xã tại Bình Dương.
Cá ươn này được chở đến trường học cho trẻ ăn. |
Theo giải thích của ông Hoàng, số 12 kg thịt heo thối chủ yếu là da, mỡ heo còn dư sau khi cung cấp cho các đơn vị khác, không có chủ ý giao cho Trường tiểu học Long Bình.
Về số lượng 72 kg cá diêu hồng bị ôi, thối, ông Hoàng giải thích: “Số cá này do công ty mua của đơn vị khác mang về rồi sơ chế để giao cho bếp ăn của Trường tiểu học Long Bình, do công ty đứng ra nấu ăn.
Tuy nhiên, quá trình vận chuyển, chúng tôi đi từ lúc 13 giờ chiều lên trường thì xe tải bị hư, đến 16 giờ chiều (ngày 5/3) mới lên đến nơi nên số cá mới bị ươn như vậy”.
Trước trả lời của vị giám đốc trên, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế không thể tin nổi.
Ông Phong nói: Tôi không tin là chỉ trong 1 thời gian ngắn mà cá đã ươn như vậy. Tuy nhiên, khi ông giám đốc trả lời như vậy, cần xem xét thực tế. Nếu có bằng chứng rõ ràng vi phạm sẽ xử phạt theo quy định tại nghị định 178 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu thanh kiểm tra ngay. Hiện chúng tôi chưa có kết quả báo cáo nhưng các đơn vị đã tiến hành thanh kiểm tra các trường học và đơn vị cung cấp thực phẩm cho học sinh.
Công ty cung cấp thực phẩm cho trường học phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn vệ sinh của cơ quan y tế cấp.
Nơi chế biến thực phẩm phải đáp ứng quy định về trang thiết bị dụng cụ, vệ sinh theo quy định, vấn đề sử dụng nguồn nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng, sức khỏe của người chế biến cần đảm bảo. Vấn đề sử dụng phụ gia trong chế biến, phương tiện vận chuyển, thời gian từ lúc chế biến đến lúc sử dụng tối đa là bao nhiêu là đều có quy định rất rõ.
Ngoài ra, đã có quy định nếu nhà trường không chế biến thì phải mua suất ăn ở những nơi được cấp giấy phép đủ tiêu chuẩn vệ sinh.
Về trách nhiệm để xảy ra tình trạng thực phẩm ôi thối được tuồn vào trường học, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nói: “Ban giám hiệu phải chịu trách nhiệm đảm bảo vệ sinh theo quy định của ngành y tế mới được chế biến cho các cháu học sinh.
Nếu mua thực phẩm từ bên ngoài thì ban giám hiệu phải kiểm tra giám sát và phải chịu trách nhiệm. Điều này thể hiện rõ trong văn bản giữa ngành y tế và ngành giáo dục”.
Xem clip xe chở thịt thối, cá ươn bị cơ quan chức năng phát hiện:
VTV
Vì vậy, cơ sở cần đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các bậc phụ huynh nên nếu cố tình cung cấp nguyên liệu không đảm bảo chất lượng cho trẻ thì cần xử lý nghiêm và lên án mạnh mẽ.
Chúng ta nên tin tưởng vào tính nghiêm túc của Ban giám hiệu nhà trường nhưng để cho khách quan, nên có sự giám sát từ các bậc phụ huynh khi có điều kiện.
Nếu nhà trường làm tốt, thì chính phụ huynh sẽ ghi nhận và đánh giá cao”.
Sau vụ việc này, Cục An toàn thực phẩm có văn bản gửi Vụ Công tác học sinh- sinh viên – Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Vụ chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Cục này đề nghị vụ tiến hành chỉ đạo xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm, triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn, căng tin của các cơ sở giáo dục.
Kiên quyết không để các đơn vị cung cấp thực phẩm, chế biến suất ăn sẵn không bảo đảm đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cung cấp suất ăn cho các cơ sở giáo dục, các trường học bán trú.
Đối với các bếp ăn do cơ sở tự tổ chức cần thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm. Tăng cường hoạt động tự kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, bị ôi thiu, mốc, hỏng… để chế biến thức ăn.
» Ăn thịt lợn, cẩn thận mắc bệnh chết người
» Ai không được ăn thịt trâu?
» Bị cá ăn thịt rỉa nát chân, cô bé tử vong
» Ăn thịt lợn siêu nạc hại thế nào?
Nguyễn Tâm
Bình luận