(VTC news) - Mổ xẻ vấn đề của vụ án oan này, có thể thấy rất rõ trách nhiệm của ba cơ quan tố tụng.
Kỳ 2 (kỳ cuối): Những sai phạm của cơ quan tố tụng
Ngay khi doanh nhân Lương Ngọc Phi được minh oan, lẽ ra các cơ quan tố tụng tỉnh Thái Bình phải họp bàn với nhau để tìm giải pháp giải quyết vụ việc thì họ lại tìm cách trốn tội và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, do vậy vụ án oan sai lại càng trở nên phức tạp. Các đại biểu Quốc hội phải đem chuyện này ra mổ xẻ.
Và cũng phải có rất nhiều áp lực từ Trung ương, TAND tỉnh Thái Bình mới "xuống nước" công khai xin lỗi ông Phi sau 3 năm trời ông được TAND Tối cao xác định rõ bị xử oan.
Cũng chính từ sự nhùng nhằng, đùn đẩy trách nhiệm đó mà thiệt hại dành cho vị doanh nhân này càng lớn.
Do vậy, từ mức đòi bồi thường oan sai là 18,3 tỉ đồng năm 2004, đến năm 2006 mức đòi bồi thường đã lên đến con số hơn 23 tỉ đồng, và đến năm 2015 là 64 tỷ đồng.
Tất cả những con số đòi bồi thường đều được ông Phi thống kê rành mạch, có cơ sở và dựa vào Nghị quyết 388 về bồi thường oan sai do Quốc hội đề ra.
Với số tiền đòi bồi thường liên tục tăng, nên các cuộc thương lượng giữa TAND tỉnh Thái Bình và ông Phi càng khó thành công. Và như vậy thiệt hại cho ông Phi mỗi ngày một lớn hơn và con số ông đòi bồi thường cũng sẽ tăng theo thời gian và sự chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm của ba cơ quan tố tụng gồm Tòa án, Viện Kiểm sát và Công an tỉnh Thái Bình.
Mổ xẻ vấn đề của vụ án oan này, có thể thấy rất rõ trách nhiệm của ba cơ quan tố tụng trên:
Thứ nhất, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thái Bình đã tống đạt quyết định bắt người khẩn cấp trong khi đây lại là vụ án dân sự, là quan hệ dân sự giữa doanh nghiệp với ngân hàng, như vậy, cơ quan này đã vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng.
Cẩu thả hơn nữa là cơ quan này đã kê biên tài sản và phát mại tài sản trái nguyên tắc khi vụ án còn đang điều tra, bất chấp cả ý kiến của UBND tỉnh là cho doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu hàng hóa theo hợp đồng đã ký với đối tác nước ngoài để trả nợ cho ngân hàng.
Cơ quan này còn thiếu tinh thần trách nhiệm khi trưng cầu giám định tài sản không trung thực. Dù có thành lập hội đồng phát mại tài sản, song không đầy đủ các thành phần nên không có sự bàn bạc kỹ lưỡng khi bán tài sản.
Lẽ ra khi phát mại tài sản của Cty Hòa Bình thì phải công khai đấu giá, song cán bộ công quyền lại tự đi tìm đối tác để bán và tự ra giá bán, do vậy, hàng hóa đã bị bán với giá thấp hơn thực tế rất nhiều lần.
Khi phát mại tài sản thì không cho chủ sở hữu và người coi kho chứng kiến, do vậy, đã thất thoát mất hẳn 47 tấn hàng hóa so với con số kê biên tài sản lúc đầu.
Liều lĩnh hơn nữa, sau khi "ba ông tố tụng" đã bán hàng hóa, tài sản của Cty Hoà Bình thu được 1,04 tỉ đồng thì rút ra 61,5 triệu tiêu xài.
Theo một số nguồn tin thì số tiền 61,5 triệu đồng trên là để phục vụ một số cán bộ trong tập thể "ba ông tố tụng" cùng vợ con đi du lịch Vũng Tàu, Đà Lạt, Cửa Lò (?!).
Thứ hai, Viện Kiểm sát tỉnh Thái Bình đã "nhắm mắt" truy cứu trách nhiệm hình sự người vô tội. Cố ý làm sai lệch hồ sơ bằng cách biển thủ chứng cứ hóa đơn nộp thuế của Cty Hoà Bình để ghép cho giám đốc Lương Ngọc Phi tội trốn thuế.
Viện Kiểm sát tỉnh Thái Bình còn làm một việc khó chấp nhận là ra quyết định điều tra vi phạm luật tố tụng: giao cho ông Phi quyết định điều tra ngày 22-12-2003 với nội dung một đằng, song lại giao cho các cơ quan khác từ Trung ương đến địa phương một quyết định điều tra khác cũng ra cùng ngày trên, song nội dung lại là một nẻo. Mục đích của họ là cố tìm cách ghép tội cho doanh nhân Lương Ngọc Phi để trốn tránh trách nhiệm bồi thường.
Thứ ba, TAND tỉnh Thái Bình đã ra bản án trái luật nên Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện Kiểm sát đã tiếp tục làm sai.
Không thể chấp nhận hơn nữa là khi chưa tống đạt cáo trạng mà tòa án đã đưa bị cáo ra xét xử tội trốn thuế (nếu chưa tống đạt cáo trạng thì sao đã biết bị cáo mắc tội gì?). Việc xử án mà không cần đọc kỹ hồ sơ vụ án, hoặc cố tình hiểu sai bản chất vấn đề đã khiến TAND tỉnh Thái Bình đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Như vậy, trách nhiệm của ba cơ quan tố tụng trong vụ án oan trên đây là rất rõ ràng. Chỉ cần một cơ quan có trách nhiệm, chỉ cần một con người có lương tâm khi thụ lý vụ án này đứng lên đấu tranh, bảo vệ lẽ phải thì doanh nhân Lương Ngọc Phi và Cty Hòa Bình sẽ không phải lâm vào cảnh tồi tệ: Ông giám đốc mất ăn mất ngủ vì xót của và công ty sống èo uột bằng cách kinh doanh trà, cafe.
Một bài học mà các cơ quan tố tụng trong cả nước đã nghiêm túc rút ra từ vụ án oan này, đó là vấn đề "hình sự hóa các quan hệ dân sự".
Việc vay tiền giữa doanh nghiệp và ngân hàng là quan hệ dân sự. Chỉ khi nào doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm trả nợ, bị ngân hàng kiện thì mới có thể khởi tố hình sự vụ án. Đằng này, các cơ quan công quyền không cần biết ngân hàng cho ai vay, không quan tâm doanh nghiệp dùng số tiền đó để làm gì, đầu tư vào đâu, cứ thấy nợ quá hạn là tóm luôn doanh nghiệp vì tội trốn thuế và tóm cả cán bộ ngân hàng vì tội... cho vay không đúng chỗ!
Sau một số vụ án oan kiểu như vụ án trên, giới doanh nhân Thái Bình có một câu chuyện vui thế này:
A cho B vay tiền để làm ăn. Một bữa A và B vui vẻ ngồi nhậu, B bảo rằng: "Tôi chưa bán được hàng nên ông giãn nợ cho một thời gian nhé?". A gật đầu vui vẻ: "OK! Ông cứ dùng tiền làm ăn đi, nhưng nhớ trả nợ và lãi đúng như hứa hẹn là được".
Bữa nhậu đang vui vẻ vì cuộc hợp tác làm ăn suôn sẻ thì có ông C nhảy vào bàn nhậu tuyên bố bắt cả A lẫn B đem giam. Ông D xử tội rõ ràng: B ngồi tù vì xù nợ; A vào vòng lao lý vì thiếu tinh thần trách nhiệm khi cho vay tiền.
Trên đây là câu chuyện hài, song phản ánh đúng thực trạng xử án và kết án oan sai ở nước ta trong một giai đoạn lịch sử. Doanh nghiệp Hương Sen ở Thái Bình ra đời cùng thời với Cty Hòa Bình và cũng chịu cảnh lận đận gần như nhau.
Doanh nghiệp Hương Sen ở Thái Bình từng vay 120 tỷ của ngân hàng để đầu tư, song khi chưa kịp sản xuất thì "ba ông tố tụng" nhảy vào "ngáng chân" khi đưa ra một yêu cầu hết sức vô lý: Đề nghị ngân hàng không được tiếp tục rót vốn. Thế là doanh nghiệp đầu tư nửa chừng, không hoạt động được, đồng vốn bị ứ đọng, không sinh lời.
Lúc đó, nếu phát mại tài sản theo ý các cán bộ công quyền thì chẳng được là bao và chắc chắn ông giám đốc Trần Văn Sen sẽ phải ngồi tù mọt gông vì tội "xù nợ".
Cũng may là một số người có tâm đã tiếp tục rót vốn để doanh nghiệp này ngóc dậy được và hiện tại trở thành một doanh nghiệp hùng mạnh hàng đầu Việt Nam với số tiền thuế nộp cho tỉnh hàng năm hàng trăm tỷ đồng, chiếm phần lớn nguồn thu của cả tỉnh.
Qua vụ án oan của doanh nhân Lương Ngọc Phi mỗi người đánh giá một kiểu về hành vi của một số cán bộ trong các cơ quan tố tụng của Thái Bình: Thiếu hiểu biết pháp luật? Thiếu đạo đức? Sợ sai? Vô trách nhiệm? Bảo thủ?... Có lẽ tất cả những điều trên đều đúng.
Lẽ ra, làm sai thì phải sửa, và nếu sửa ngay thì tính chất vụ án không nghiêm trọng như hiện tại, song họ lại cố che giấu, đổ tội cho người khác để mình thoát tội nên đã sai lại càng sai, sai nhỏ trở thành sai lớn.
Hậu quả của những "hành vi" trên khiến một con người phải vào vòng lao lý và một doanh nghiệp với hàng trăm công nhân bị mất việc và cả một dự án vì người nông dân rất tốt đẹp bị phá sản.
Những mất mát trên là cụ thể, cũng có thể tính được bằng những bài toán kinh tế với con số vài chục tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền thiệt hại vài chục tỉ không thấm vào đâu so với sự mất lòng tin vào các cơ quan công quyền, vào đường lối chính sách tốt đẹp của Nhà nước, là sự mất niềm tin của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, làm ảnh hưởng vô cùng lớn đến chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.
Phạm Ngọc Dương
Kỳ 2 (kỳ cuối): Những sai phạm của cơ quan tố tụng
Ngay khi doanh nhân Lương Ngọc Phi được minh oan, lẽ ra các cơ quan tố tụng tỉnh Thái Bình phải họp bàn với nhau để tìm giải pháp giải quyết vụ việc thì họ lại tìm cách trốn tội và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, do vậy vụ án oan sai lại càng trở nên phức tạp. Các đại biểu Quốc hội phải đem chuyện này ra mổ xẻ.
Và cũng phải có rất nhiều áp lực từ Trung ương, TAND tỉnh Thái Bình mới "xuống nước" công khai xin lỗi ông Phi sau 3 năm trời ông được TAND Tối cao xác định rõ bị xử oan.
Cũng chính từ sự nhùng nhằng, đùn đẩy trách nhiệm đó mà thiệt hại dành cho vị doanh nhân này càng lớn.
Do vậy, từ mức đòi bồi thường oan sai là 18,3 tỉ đồng năm 2004, đến năm 2006 mức đòi bồi thường đã lên đến con số hơn 23 tỉ đồng, và đến năm 2015 là 64 tỷ đồng.
Tất cả những con số đòi bồi thường đều được ông Phi thống kê rành mạch, có cơ sở và dựa vào Nghị quyết 388 về bồi thường oan sai do Quốc hội đề ra.
Doanh nhân Lương Ngọc Phi hồi mới ra tù |
Với số tiền đòi bồi thường liên tục tăng, nên các cuộc thương lượng giữa TAND tỉnh Thái Bình và ông Phi càng khó thành công. Và như vậy thiệt hại cho ông Phi mỗi ngày một lớn hơn và con số ông đòi bồi thường cũng sẽ tăng theo thời gian và sự chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm của ba cơ quan tố tụng gồm Tòa án, Viện Kiểm sát và Công an tỉnh Thái Bình.
Mổ xẻ vấn đề của vụ án oan này, có thể thấy rất rõ trách nhiệm của ba cơ quan tố tụng trên:
Thứ nhất, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thái Bình đã tống đạt quyết định bắt người khẩn cấp trong khi đây lại là vụ án dân sự, là quan hệ dân sự giữa doanh nghiệp với ngân hàng, như vậy, cơ quan này đã vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng.
Cẩu thả hơn nữa là cơ quan này đã kê biên tài sản và phát mại tài sản trái nguyên tắc khi vụ án còn đang điều tra, bất chấp cả ý kiến của UBND tỉnh là cho doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu hàng hóa theo hợp đồng đã ký với đối tác nước ngoài để trả nợ cho ngân hàng.
Cơ quan này còn thiếu tinh thần trách nhiệm khi trưng cầu giám định tài sản không trung thực. Dù có thành lập hội đồng phát mại tài sản, song không đầy đủ các thành phần nên không có sự bàn bạc kỹ lưỡng khi bán tài sản.
Lẽ ra khi phát mại tài sản của Cty Hòa Bình thì phải công khai đấu giá, song cán bộ công quyền lại tự đi tìm đối tác để bán và tự ra giá bán, do vậy, hàng hóa đã bị bán với giá thấp hơn thực tế rất nhiều lần.
Khi phát mại tài sản thì không cho chủ sở hữu và người coi kho chứng kiến, do vậy, đã thất thoát mất hẳn 47 tấn hàng hóa so với con số kê biên tài sản lúc đầu.
Liều lĩnh hơn nữa, sau khi "ba ông tố tụng" đã bán hàng hóa, tài sản của Cty Hoà Bình thu được 1,04 tỉ đồng thì rút ra 61,5 triệu tiêu xài.
Công ty của ông Phi phá sản hoàn toàn do sự tắc trách của các cơ quan tố tụng Thái Bình |
Theo một số nguồn tin thì số tiền 61,5 triệu đồng trên là để phục vụ một số cán bộ trong tập thể "ba ông tố tụng" cùng vợ con đi du lịch Vũng Tàu, Đà Lạt, Cửa Lò (?!).
Thứ hai, Viện Kiểm sát tỉnh Thái Bình đã "nhắm mắt" truy cứu trách nhiệm hình sự người vô tội. Cố ý làm sai lệch hồ sơ bằng cách biển thủ chứng cứ hóa đơn nộp thuế của Cty Hoà Bình để ghép cho giám đốc Lương Ngọc Phi tội trốn thuế.
Viện Kiểm sát tỉnh Thái Bình còn làm một việc khó chấp nhận là ra quyết định điều tra vi phạm luật tố tụng: giao cho ông Phi quyết định điều tra ngày 22-12-2003 với nội dung một đằng, song lại giao cho các cơ quan khác từ Trung ương đến địa phương một quyết định điều tra khác cũng ra cùng ngày trên, song nội dung lại là một nẻo. Mục đích của họ là cố tìm cách ghép tội cho doanh nhân Lương Ngọc Phi để trốn tránh trách nhiệm bồi thường.
Bao năm đòi công lý, ông Phi cực giỏi luật. Ông ra tòa không cần luật sư. Ảnh: Tiến Chính |
Thứ ba, TAND tỉnh Thái Bình đã ra bản án trái luật nên Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện Kiểm sát đã tiếp tục làm sai.
Không thể chấp nhận hơn nữa là khi chưa tống đạt cáo trạng mà tòa án đã đưa bị cáo ra xét xử tội trốn thuế (nếu chưa tống đạt cáo trạng thì sao đã biết bị cáo mắc tội gì?). Việc xử án mà không cần đọc kỹ hồ sơ vụ án, hoặc cố tình hiểu sai bản chất vấn đề đã khiến TAND tỉnh Thái Bình đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Như vậy, trách nhiệm của ba cơ quan tố tụng trong vụ án oan trên đây là rất rõ ràng. Chỉ cần một cơ quan có trách nhiệm, chỉ cần một con người có lương tâm khi thụ lý vụ án này đứng lên đấu tranh, bảo vệ lẽ phải thì doanh nhân Lương Ngọc Phi và Cty Hòa Bình sẽ không phải lâm vào cảnh tồi tệ: Ông giám đốc mất ăn mất ngủ vì xót của và công ty sống èo uột bằng cách kinh doanh trà, cafe.
Một bài học mà các cơ quan tố tụng trong cả nước đã nghiêm túc rút ra từ vụ án oan này, đó là vấn đề "hình sự hóa các quan hệ dân sự".
Việc vay tiền giữa doanh nghiệp và ngân hàng là quan hệ dân sự. Chỉ khi nào doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm trả nợ, bị ngân hàng kiện thì mới có thể khởi tố hình sự vụ án. Đằng này, các cơ quan công quyền không cần biết ngân hàng cho ai vay, không quan tâm doanh nghiệp dùng số tiền đó để làm gì, đầu tư vào đâu, cứ thấy nợ quá hạn là tóm luôn doanh nghiệp vì tội trốn thuế và tóm cả cán bộ ngân hàng vì tội... cho vay không đúng chỗ!
Sau một số vụ án oan kiểu như vụ án trên, giới doanh nhân Thái Bình có một câu chuyện vui thế này:
A cho B vay tiền để làm ăn. Một bữa A và B vui vẻ ngồi nhậu, B bảo rằng: "Tôi chưa bán được hàng nên ông giãn nợ cho một thời gian nhé?". A gật đầu vui vẻ: "OK! Ông cứ dùng tiền làm ăn đi, nhưng nhớ trả nợ và lãi đúng như hứa hẹn là được".
Bữa nhậu đang vui vẻ vì cuộc hợp tác làm ăn suôn sẻ thì có ông C nhảy vào bàn nhậu tuyên bố bắt cả A lẫn B đem giam. Ông D xử tội rõ ràng: B ngồi tù vì xù nợ; A vào vòng lao lý vì thiếu tinh thần trách nhiệm khi cho vay tiền.
Trên đây là câu chuyện hài, song phản ánh đúng thực trạng xử án và kết án oan sai ở nước ta trong một giai đoạn lịch sử. Doanh nghiệp Hương Sen ở Thái Bình ra đời cùng thời với Cty Hòa Bình và cũng chịu cảnh lận đận gần như nhau.
Doanh nghiệp Hương Sen ở Thái Bình từng vay 120 tỷ của ngân hàng để đầu tư, song khi chưa kịp sản xuất thì "ba ông tố tụng" nhảy vào "ngáng chân" khi đưa ra một yêu cầu hết sức vô lý: Đề nghị ngân hàng không được tiếp tục rót vốn. Thế là doanh nghiệp đầu tư nửa chừng, không hoạt động được, đồng vốn bị ứ đọng, không sinh lời.
Lúc đó, nếu phát mại tài sản theo ý các cán bộ công quyền thì chẳng được là bao và chắc chắn ông giám đốc Trần Văn Sen sẽ phải ngồi tù mọt gông vì tội "xù nợ".
Cũng may là một số người có tâm đã tiếp tục rót vốn để doanh nghiệp này ngóc dậy được và hiện tại trở thành một doanh nghiệp hùng mạnh hàng đầu Việt Nam với số tiền thuế nộp cho tỉnh hàng năm hàng trăm tỷ đồng, chiếm phần lớn nguồn thu của cả tỉnh.
Qua vụ án oan của doanh nhân Lương Ngọc Phi mỗi người đánh giá một kiểu về hành vi của một số cán bộ trong các cơ quan tố tụng của Thái Bình: Thiếu hiểu biết pháp luật? Thiếu đạo đức? Sợ sai? Vô trách nhiệm? Bảo thủ?... Có lẽ tất cả những điều trên đều đúng.
Lẽ ra, làm sai thì phải sửa, và nếu sửa ngay thì tính chất vụ án không nghiêm trọng như hiện tại, song họ lại cố che giấu, đổ tội cho người khác để mình thoát tội nên đã sai lại càng sai, sai nhỏ trở thành sai lớn.
Hậu quả của những "hành vi" trên khiến một con người phải vào vòng lao lý và một doanh nghiệp với hàng trăm công nhân bị mất việc và cả một dự án vì người nông dân rất tốt đẹp bị phá sản.
Những mất mát trên là cụ thể, cũng có thể tính được bằng những bài toán kinh tế với con số vài chục tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền thiệt hại vài chục tỉ không thấm vào đâu so với sự mất lòng tin vào các cơ quan công quyền, vào đường lối chính sách tốt đẹp của Nhà nước, là sự mất niềm tin của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, làm ảnh hưởng vô cùng lớn đến chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.
Phạm Ngọc Dương
Bình luận