(VTC News) - Ibthal Aljryan, 26 tuổi, người Iraq, cùng chồng Haydar Bakli, 33 tuổi, và hai con gái là Omayma, 5 tuổi, và Amna, 3 tuổi, lênh đênh trên con thuyền nhỏ chứa đầy hiểm nguy để đến vùng đất mà họ mong muốn ‘đổi đời’.
Câu chuyện về chuyến ‘phiêu lưu’ đầy nguy hiểm của gia đình chị Ibthal Aljryan bắt đầu ở thủ đô Baghdad, Iraq, hai năm về trước.
Vợ chồng Ibthal cùng hai cô con gái nhỏ vốn có cuộc sống yên bình trong ngôi nhà nhỏ ở Iraq. Hàng ngày, cả gia đình ngồi quây quần trong phòng khách uống trà và cùng xem TV.
Thế nhưng tai họa ập đến khi chồng chị, anh Ibthal bị dọa giết vì bạo lực sắc tộc giữa người Shiite và Sunni.Không muốn sống trong cảnh lo sợ, cả gia đình quyết đinh rời Iraq đến Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng cuộc sống mới.
Vợ chồng Ibthal cùng hai cô con gái nhỏ vốn có cuộc sống yên bình trong ngôi nhà nhỏ ở Iraq. Hàng ngày, cả gia đình ngồi quây quần trong phòng khách uống trà và cùng xem TV.
Thế nhưng tai họa ập đến khi chồng chị, anh Ibthal bị dọa giết vì bạo lực sắc tộc giữa người Shiite và Sunni.Không muốn sống trong cảnh lo sợ, cả gia đình quyết đinh rời Iraq đến Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng cuộc sống mới.
Gia đình 4 người nhà Ibthal Aljryan |
Thổ Nhĩ Kỳ cũng không phải là miền đất chào đón họ khi họ gặp phải những rào cản về ngôn ngữ, công việc, chi phí sinh hoạt, không người thân thích, những đứa trẻ không được đến trường và hàng loạt những khó khăn khác nữa.
Gia đình Ibthal lại ‘mơ’ về một cuộc sống đổi khác ở châu Âu, nơi mà các con của họ có một cuộc sống tốt đẹp.
4 người trong gia đình cùng tới thành phố Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ và gặp những kẻ buôn lậu. Những người này nói rằng họ có thể đưa gia đình Ibthal tới Hy Lạp.
Sau đó, gia đình Ibthal được đưa tới một ngôi nhà. Ở đó cũng có rất nhiều người đang đợi để được lên thuyền tới Hy Lạp. Vào một đêm, những kẻ buôn lậu thông báo hành trình vượt biển đến Hy Lạp chuẩn bị khởi hành.
Gia đình Ibthal lại ‘mơ’ về một cuộc sống đổi khác ở châu Âu, nơi mà các con của họ có một cuộc sống tốt đẹp.
4 người trong gia đình cùng tới thành phố Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ và gặp những kẻ buôn lậu. Những người này nói rằng họ có thể đưa gia đình Ibthal tới Hy Lạp.
Sau đó, gia đình Ibthal được đưa tới một ngôi nhà. Ở đó cũng có rất nhiều người đang đợi để được lên thuyền tới Hy Lạp. Vào một đêm, những kẻ buôn lậu thông báo hành trình vượt biển đến Hy Lạp chuẩn bị khởi hành.
Họ vẫn chưa biết đi về đâu sau chuyến vượt biển gian nan đến đảo Kos, Hy Lạp |
Tất cả mọi người bị ‘nhét’ trên thùng chiếc xe tải đóng kín. Sau quãng đường di chuyển khoảng 30 phút mà tưởng chừng như kéo dài vài tiếng đồng hồ, chiếc xe dừng lại.
Sau khi xuống xe tải, những kẻ dẫn đường yêu cầu nhóm di cư mặc áo phao và yêu cầu họ lội qua những con sóng để tới thuyền. Đó là chiếc thuyền nhỏ làm bằng cao su có chiều dài khoảng 8m và chiều rộng 2m nhưng phải chở tới 48 người.
Ibthal cho biết, đây là lần thứ hai gia đình cô tìm cách vượt biên để tới châu Âu. Khoảng một tuần trước, họ từng cố tìm cách tới Italy trên một thuyền từ Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng kế hoạch bất thành.
Sau khi những người di cư trả tiền cho những người dẫn đường, họ được đưa lên một chiếc thuyền lớn và trải qua trong 28 tiếng trên biển trong nỗi sợ hãi và bất an.
‘Các con của tôi đều rất sợ hãi. Chúng khóc thét lên và ốm lả ra. Bên trong con thuyền thì chật chội, bẩn thỉu, không có nước và thậm chí là không có chỗ đi vệ sinh’, Ibthal kể lại.
Sau đó, chiếc thuyền bị cảnh sát biển Thổ Nhĩ Kỳ chặn lại. Họ yêu cầu thuyền quay lại bờ khiến những người trên thuyền tuyệt vọng vì họ đã phải trả 1000 USD mỗi người để lên thuyền.
Sau khi xuống xe tải, những kẻ dẫn đường yêu cầu nhóm di cư mặc áo phao và yêu cầu họ lội qua những con sóng để tới thuyền. Đó là chiếc thuyền nhỏ làm bằng cao su có chiều dài khoảng 8m và chiều rộng 2m nhưng phải chở tới 48 người.
Ibthal cho biết, đây là lần thứ hai gia đình cô tìm cách vượt biên để tới châu Âu. Khoảng một tuần trước, họ từng cố tìm cách tới Italy trên một thuyền từ Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng kế hoạch bất thành.
Sau khi những người di cư trả tiền cho những người dẫn đường, họ được đưa lên một chiếc thuyền lớn và trải qua trong 28 tiếng trên biển trong nỗi sợ hãi và bất an.
‘Các con của tôi đều rất sợ hãi. Chúng khóc thét lên và ốm lả ra. Bên trong con thuyền thì chật chội, bẩn thỉu, không có nước và thậm chí là không có chỗ đi vệ sinh’, Ibthal kể lại.
Sau đó, chiếc thuyền bị cảnh sát biển Thổ Nhĩ Kỳ chặn lại. Họ yêu cầu thuyền quay lại bờ khiến những người trên thuyền tuyệt vọng vì họ đã phải trả 1000 USD mỗi người để lên thuyền.
Bức ảnh em bé tị nạn Syria Aylan Kurdi chết trên bờ biển gây chấn động cả thế giới |
Nhưng một người vận chuyển trên thuyền nói mọi người sẽ được sang một thuyền khác và không phải trả thêm tiền.
Sang thuyền khác được một lúc thì nó lại bị hỏng động cơ, những người di cư lại chờ đợi mòn mỏn suốt 2 tiếng đồng hồ trước khi một tàu cảnh sát biển Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện và đưa họ vào bờ.
‘Khi nước biển tràn vào con thuyền như đang sắp lật mọi người đều sợ hãi, những đứa trẻ khóc thét lên còn người lớn thì chỉ còn biết cầu nguyện. Cảm giác lúc đó thật khủng khiếp’, Ibthal nhớ lại.
‘Tôi sợ hãi và nghĩ mình sắp chết đuối. Vào khoảnh khắc đó, tôi không có thì giờ để nghĩ về thứ gì đó gọi là mạo hiểm bởi đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng. Tôi chỉ muốn quay lại đất liền’. Tôi cố an ủi chính mình và các con rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi'.
'Nhưng giờ đây, khi nghĩ về khoảnh khắc đó, tôi vẫn tin rằng cố vượt biển đến châu Âu là điều đúng đắn, cho dù cả gia đình đã suýt chết đuối. Vì chỉ đơn giản là chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác'.
Sang thuyền khác được một lúc thì nó lại bị hỏng động cơ, những người di cư lại chờ đợi mòn mỏn suốt 2 tiếng đồng hồ trước khi một tàu cảnh sát biển Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện và đưa họ vào bờ.
‘Khi nước biển tràn vào con thuyền như đang sắp lật mọi người đều sợ hãi, những đứa trẻ khóc thét lên còn người lớn thì chỉ còn biết cầu nguyện. Cảm giác lúc đó thật khủng khiếp’, Ibthal nhớ lại.
‘Tôi sợ hãi và nghĩ mình sắp chết đuối. Vào khoảnh khắc đó, tôi không có thì giờ để nghĩ về thứ gì đó gọi là mạo hiểm bởi đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng. Tôi chỉ muốn quay lại đất liền’. Tôi cố an ủi chính mình và các con rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi'.
'Nhưng giờ đây, khi nghĩ về khoảnh khắc đó, tôi vẫn tin rằng cố vượt biển đến châu Âu là điều đúng đắn, cho dù cả gia đình đã suýt chết đuối. Vì chỉ đơn giản là chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác'.
Cậu bé Aylan Kurdi (trái) cười rạng rỡ bên cha và anh trai |
'Cảnh sát biển trên tàu Thổ Nhĩ Kỳ nói với chúng tôi bằng tiếng Anh và yêu cầu mọi người ngồi yên tại chỗ, không đứng lên để tránh việc thuyền bị lật. Họ đưa trẻ em và phụ nữ lên tàu trước. Những người đó có vẻ tốt bụng, mọi người đều vui mừng vì vẫn còn may mắn sống sót’, Ibthal nói.
‘Khi chúng tôi đặt chân tới Hy Lạp, tôi vẫn tưởng sẽ có điều gì đó khác biệt. Cảnh sát dẫn chúng tôi tới một khu trại bẩn thỉu, nhơ nhuốc, mất vệ sinh. Có rất nhiều nam thanh niên tới từ các nước như Afghanistan, Pakistan, đi xung quanh trại’.
Vợ chồng Ibthal cảm thấy đó không phải là nơi an toàn cho các con và quyết định dùng 100 Euro còn lại để thuê một căn phòng. Hộ chiếu của cả 4 người trong gia đình đều bị cảnh sát ở đảo Kos thu giữ.
Giờ đây, gia đình Ibthal không biết phải đi đâu. ‘Tôi chỉ đơn giản là muốn tới một đất nước nào đó, nơi có bệnh viện, trường học để các con gái của tôi có một cuộc sống tốt đẹp, có tương lại tươi sáng hơn’, bà mẹ di cư người Iraq chia sẻ.
‘Khi chúng tôi đặt chân tới Hy Lạp, tôi vẫn tưởng sẽ có điều gì đó khác biệt. Cảnh sát dẫn chúng tôi tới một khu trại bẩn thỉu, nhơ nhuốc, mất vệ sinh. Có rất nhiều nam thanh niên tới từ các nước như Afghanistan, Pakistan, đi xung quanh trại’.
Vợ chồng Ibthal cảm thấy đó không phải là nơi an toàn cho các con và quyết định dùng 100 Euro còn lại để thuê một căn phòng. Hộ chiếu của cả 4 người trong gia đình đều bị cảnh sát ở đảo Kos thu giữ.
Giờ đây, gia đình Ibthal không biết phải đi đâu. ‘Tôi chỉ đơn giản là muốn tới một đất nước nào đó, nơi có bệnh viện, trường học để các con gái của tôi có một cuộc sống tốt đẹp, có tương lại tươi sáng hơn’, bà mẹ di cư người Iraq chia sẻ.
Minh Lý (Theo Daily Mail)
Bình luận