(VTC News) – 13 năm trước, Văn Quyến đã bị cài lên đầu cái vòng kim cô mang hai chữ thần đồng.
Quyến có tài, điều ấy không thể phủ nhận nhưng trong bối cảnh bóng đá thiếu tài năng và ở thời điểm 13 năm trước, Văn Quyến đã bị cài lên đầu cái vòng kim cô mang hai chữ thần đồng.
Có lần chính Quyến đã tâm sự rằng: “Nếu được làm lại, tôi sẽ cảnh giác với những lời ca tụng và chấp nhận đánh đổi những lời lẽ có cánh ấy để lấy lại hơn 3 năm trời bị tách biệt với thế giới bóng đá”.
Ở cuốn sách “Những người đã gặp khó quên” của nhà báo Tri Thức, ông Nguyễn Thành Vinh – Cựu HLV trưởng SLNA – đã nói một câu rất thấm thía: “Nếu tôi dự SEA Games 25 ở Philippines với tư cách là trợ lý cho A.Reidl thì chắc chắn thằng Quyến, thằng Vượng… đã không phải đi tù”.
Ông Vinh không nói thẳng ra, nhưng với một người biết tường tận tuổi thơ đầy khó nhọc của Quyến, biết cả những điểm yêu cố hữu của Quyến sẽ biết cách giữ đôi chân của cầu thủ này luôn ở trên mặt đất.
Rất nhiều chữ nếu và giờ đây, thần đồng Văn Quyến, 29 tuổi, béo ục ịch, dù đã rất cố gắng nhưng có lẽ sẽ không bao giờ chơi được bóng đá đỉnh cao nữa.
Ai có lỗi? Báo chí, dư luận liệu có lỗi trong việc dựng lên một thần đồng nhưng lại không biết giữ và đầu tư để nhân tài – thần đồng ấy thực sự hữu ích.
Gần đây, cư dân mạng lại truyền nhau clip về một cậu bé tên là Đỗ Nhật Nam, 11 tuổi, đã có cuốn sách riêng về việc học ngoại ngữ. Trong clip ngắn, người xem sẽ giật mình về kiến thức rất rộng của cậu bé này, cũng như cách ăn nói, lập luận rất người lớn.
Người ta bắt đầu đặt vào đầu cậu bé hai chữ… thần đồng. Cũng có tranh cãi rằng cậu bé kia là một thần đồng thực sự hay là sản phẩm “đầu tư” của người lớn khi cậu bé chỉ biết vùi đầu vào những quyển sách dày cộp mà đánh mất đi sự vô tư, đánh mất đi tuổi thơ.
Và sẽ có rất nhiều bậc cha mẹ chúc cậu bé Nhật Nam sau này trở thành một giáo sư giỏi như ước mơ của cậu.
Và họ cũng không mong con cái của mình là một thần đồng như thế…
Nhà báo Nguyễn Lưu có bài viết nhỏ, hồi tưởng về một cầu thủ mà ông rất thích, thậm chí khẳng định là với cá nhân ông “trong 3 thập kỷ trở lại đây Bóng đá Việt Nam chỉ có một mình Quyến là oách nhất. Cậu ta làm được những điều mà ngay cả “Thế hệ vàng” của Hồng Sơn, Huỳnh Đức… chưa làm được. Quyến giành danh hiệu Cầu thủ trẻ hay nhất giải châu Á khi 16 tuổi, tạo ấn tượng với cú sút phạt hiểm hóc xé lưới Trung Quốc, báo hiện sự xuất hiện của một thần đồng. Trong lịch sử bóng đá nước nhà, có những điểm nhấn mà chỉ Quyến mới làm được”.
Văn Quyến là cầu thủ "oánh nhất" trong mắt nhà báo Nguyễn Lưu (Ảnh: Quang Minh) |
|
Có lần chính Quyến đã tâm sự rằng: “Nếu được làm lại, tôi sẽ cảnh giác với những lời ca tụng và chấp nhận đánh đổi những lời lẽ có cánh ấy để lấy lại hơn 3 năm trời bị tách biệt với thế giới bóng đá”.
Ở cuốn sách “Những người đã gặp khó quên” của nhà báo Tri Thức, ông Nguyễn Thành Vinh – Cựu HLV trưởng SLNA – đã nói một câu rất thấm thía: “Nếu tôi dự SEA Games 25 ở Philippines với tư cách là trợ lý cho A.Reidl thì chắc chắn thằng Quyến, thằng Vượng… đã không phải đi tù”.
|
Rất nhiều chữ nếu và giờ đây, thần đồng Văn Quyến, 29 tuổi, béo ục ịch, dù đã rất cố gắng nhưng có lẽ sẽ không bao giờ chơi được bóng đá đỉnh cao nữa.
Ai có lỗi? Báo chí, dư luận liệu có lỗi trong việc dựng lên một thần đồng nhưng lại không biết giữ và đầu tư để nhân tài – thần đồng ấy thực sự hữu ích.
Gần đây, cư dân mạng lại truyền nhau clip về một cậu bé tên là Đỗ Nhật Nam, 11 tuổi, đã có cuốn sách riêng về việc học ngoại ngữ. Trong clip ngắn, người xem sẽ giật mình về kiến thức rất rộng của cậu bé này, cũng như cách ăn nói, lập luận rất người lớn.
Người ta bắt đầu đặt vào đầu cậu bé hai chữ… thần đồng. Cũng có tranh cãi rằng cậu bé kia là một thần đồng thực sự hay là sản phẩm “đầu tư” của người lớn khi cậu bé chỉ biết vùi đầu vào những quyển sách dày cộp mà đánh mất đi sự vô tư, đánh mất đi tuổi thơ.
Và sẽ có rất nhiều bậc cha mẹ chúc cậu bé Nhật Nam sau này trở thành một giáo sư giỏi như ước mơ của cậu.
Và họ cũng không mong con cái của mình là một thần đồng như thế…
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận