Bạo lực giữa các CĐV là thông tin xuất hiện thường xuyên nhất trên mặt báo trong suốt 2 lượt trận đầu tiên của vòng bảng Euro 2016. Tình trạng hỗn loạn này thậm chí đã xuất hiện từ trước khi ngày hội bóng đá khai màn tại nước Pháp.
Ngày 9/6
Một nhóm CĐV Anh khiêu khích và sau đó ẩu đả với người địa phương bên ngoài một quán rượu ở Marseille. Cảnh sát đã bắt giữ một vị khách đến từ xứ sương mù. Hơi cay được sử dụng để giải tán đám đông.
Ngày 10/6
Đêm thứ hai liên tiếp phải vất vả của lực lượng an ninh và lần này vẫn là do người Anh. Các CĐV của Tam sư diễu hành trên đường phố Marseille. Pháo sáng được đốt lên, những người quá khích đã đập phá mọi thứ trên đường phố và còn tấn công cả cảnh sát.
Ngày 11/6
Trước trận đấu giữa Anh và Nga, hooligan của 2 đội tao nên một cuộc hỗn chiến ở bến cảng Marseille, khơi lại cảnh tượng hỗn loạn từng xảy ra tại World Cup 1998. Lần này hơi cay là chưa đủ, cảnh sát phải huy động cả vòi rồng để dọn dẹp vụ lộn xộn này.
Thế nhưng bạo lực lại được mang vào trong sân Velodrome sau đó. Ngay khi trận đấu khép lại, các CĐV Nga đã tràn sang khu vực của người Anh để tấn công, khiến cho ít nhất một CĐV Tam sư phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Sau vụ việc này, UEFA đã phạt LĐBĐ Nga đồng thời cảnh báo sẽ loại cả 2 đội tuyển nếu tình trạng trên còn tái diễn.
Ngày 12/6
Không chỉ ở Marseille mà tình trạng hỗn loạn gây ra bởi các CĐV còn diễn ra ở Nice khi CĐV Ba Lan và Bắc Ireland xô xát với các nhóm người địa phương ở khu vực đường Saint-Francois de Paule. Có khoảng vài trăm người đã tham gia cuộc ẩu đả này. Một người đã bị bắt sau khi cảnh sát vào cuộc và không ghi nhận trường hợp nào bị thương đáng kể.
Ngày 14/6
Anh và Xứ Wales đối đầu nhau ở lượt trân thứ hai, trong lúc các CĐV của 2 đội này đứng chung một chiến tuyến khi ẩu đả với người Nga. Vụ việc xảy ra bên ngoài một quán bar ở Place de la Gare. Sau đó, các CĐV của đội tuyển Nga tiếp tục gây rối tại Lille khi đốt pháo sáng trong trận đấu với Slovakia.
Clip: Hooligan Nga tự quay cảnh đi đánh nhau
Ngày 17/6
Trận đấu giữa Croatia và Cộng Hòa Czech đã bị gián đoạn ở phút 86 khi các CĐV Croatia ném pháo sáng xuống sân. Thủ phạm là một nhóm CĐV cực đoan bày tỏ sự phản đối đối với các lãnh đạo LĐBĐ Croatia. Những người này sau đó còn ẩu đả với chính những đồng hương của họ. Ngoài ra, một nhân viên của ban tổ chức đã bị thương khi dọn dẹp pháo sáng.
CĐV Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha cũng không kém cạnh 2 đối thủ ở bảng D. Trong khi người Thổ ném pháo sáng xuống sân thì ở phía bên kia khán đài, CĐV Tây Ban Nha treo băng rôn phát – xít.
LĐBĐ của 3 nước kể trên đều bị phạt nặng.
Ngày 19/6
Trước trận đấu giữa Hungary và Iceland, CĐV Hungary làm loạn sân Stade Velodrome khi tự ý chuyển khán đài bằng cách trèo qua tường chắn. Khi bị nhân viên của ban tổ chức chặn lại, những người này không ngần ngại sử dụng nắm đấm để chống cự. Sự việc chỉ được giải quyết khi cảnh sát chống bạo động xuất hiện.
Trong khi đó dù thắng 3-0 trước Cộng Hòa Ireland nhưng LĐBĐ Bỉ cũng chẳng vui vẻ gì khi bị phạt vì các CĐV ném chai lọ xuống sân.
Clip: CĐV Nga truy đuổi, trả thù CĐV Anh trên khán đài
Ngày 21/6
4 người Ba Lan đã bị bắt giữ sau vụ ẩu đả với CĐV Ukraine trước thềm cuộc đối đầu giữa 2 đội bóng ở lượt trận cuối bảng C. Đây là một trong những trận cầu tâm điểm về mặt an ninh khi có tới hơn 1000 cảnh sát được huy động để làm nhiệm vụ tại thành phố Marseille.
Ngoài những vụ gây rối kể trên, công tác an ninh tại Euro 2016 cũng bị đặt dấu hỏi khi đã có 2 trường hợp CĐV (Croatia và Bồ Đào Nha) chạy xuống sân để tiếp cận các cầu thủ.
>>Dự đoán Euro 2016 trúng thưởng lớn tại đây
Bình luận