(VTC News) - Nghiên cứu của Viện Khoa học Siberia về việc nhân bản voi ma mút sau hàng ngàn năm tuyệt chủng đã thu hút được sự chú ý của các nhà di truyền.
Vasily Vasilyev, Phó hiệu trưởng Đại học vùng Đông Bắc của Cộng hòa Sakha thuộc Nga và Hwang Woo-Suk, đại diện Quỹ Nghiên cứu công nghệ sinh học Sooam của Hàn Quốc đã kí một thỏa thuận có nội dung về việc cố gắng nhân bản loài voi ma mút đã tuyệt chủng trong vòng 6 năm.
Mặc dù voi ma mút đã từng lang thang trên khắp thế giới, nhưng Siberia là nơi cuối cùng chúng đặt dấu chân tại thời điểm 2.000 năm trước, trong khi tại các khu vực khác đã 8.000 năm không còn bóng dáng của những con vật khổng lồ này. Tại Siberia khí hậu lạnh giá là điều kiện tuyệt vời cho việc bảo quản và giúp đỡ các nhà khoa học nghiên cứu những phần còn lại của voi ma mút.
Vasily Vasilyev, Phó hiệu trưởng Đại học vùng Đông Bắc của Cộng hòa Sakha thuộc Nga và Hwang Woo-Suk, đại diện Quỹ Nghiên cứu công nghệ sinh học Sooam của Hàn Quốc đã kí một thỏa thuận có nội dung về việc cố gắng nhân bản loài voi ma mút đã tuyệt chủng trong vòng 6 năm.
Mặc dù voi ma mút đã từng lang thang trên khắp thế giới, nhưng Siberia là nơi cuối cùng chúng đặt dấu chân tại thời điểm 2.000 năm trước, trong khi tại các khu vực khác đã 8.000 năm không còn bóng dáng của những con vật khổng lồ này. Tại Siberia khí hậu lạnh giá là điều kiện tuyệt vời cho việc bảo quản và giúp đỡ các nhà khoa học nghiên cứu những phần còn lại của voi ma mút.
Hình ảnh đánh dấu thỏa thuận dự án nhân bản voi ma mút của các nhà khoa học Nga và Hàn Quốc. (Ông Hwang Woo-Suk bên trái đang bắt tay với ông Vasily Vasilyev) |
Hwang là một trong số những nhà di truyền học hàng đầu thế giới và khá nổi tiếng ở quê hương mình. Năm 2005 ông đã có tuyên bố nhân bản thành công loài chó, tuy nhiên sau này những rắc rối về việc giả mạo đã khiến ông phải chịu án tù.
Mặc dù đây là công việc không hề đơn giản nhưng các nhà khoa học 2 nước đã có một đội ngũ đẳng cấp thế giới cùng làm việc tại Đại học ở Sakha. Hwang cho biết khó khăn lớn nhất chính là tìm kiếm được những mô chưa hư hại phục vụ công tác nhân bản và đây cũng là nhiệm vụ được đánh giá là khó khăn nhất trong dự án này.
Trong trường hợp tìm được các mô còn nguyên vẹn, các nhà khoa học sẽ tách lấy ADN sau đó cấy vào phôi và cho một con voi châu Phi - họ hàng gần nhất với ma mút - mang thai trong vòng 22 tháng.
Nếu như những sinh vật khổng lồ với bộ lông dày và cặp ngà dài đến 5m này một lần nữa bước đi trên Trái Đất thì đây chính là thành tựu khoa học vĩ đại nhất của thế kỉ.
Nếu dự án thành công, đây sẽ là lần thứ 2 con người có thể nhân bản lại một loài động vật đã tuyệt chủng. Trước đó vào năm 2000, một chú sơn dương thuộc dòng Pyrenean tuyệt chủng 2.000 năm trước đã được nhân bản thành công, tuy nhiên cá thể này đã chết trong vài phút sau khi ra đời.
Tùng Đinh
Nếu dự án thành công, đây sẽ là lần thứ 2 con người có thể nhân bản lại một loài động vật đã tuyệt chủng. Trước đó vào năm 2000, một chú sơn dương thuộc dòng Pyrenean tuyệt chủng 2.000 năm trước đã được nhân bản thành công, tuy nhiên cá thể này đã chết trong vài phút sau khi ra đời.
Tùng Đinh
Bình luận