(VTC News) - Nhiều con voi to đến nỗi, nó đổ vật ra, mổ bụng nó, mà tôi đội nón đi vào trong bụng vẫn chưa chạm đầu.
Kỳ 4: (kỳ cuối): Vùng đất hoang thú
Ông Lùng Hừ Tư, cán bộ Thương binh và xã hội xã Chung Chải (Mường Nhé, Điện Biên) người Hà Nhì chính gốc, đã sống gần 60 năm ở vùng đất tận cùng Tổ quốc này, nên chẳng chuyện gì mà ông không biết. Những câu chuyện về thú dữ, về những cuộc đối đầu với thú để giữ mạng sống luôn hấp dẫn bên bếp lửa hồng.
Ông Lùng Hừ Tư kể rằng, xưa kia, từ bản Đoàn Kết lên bản Leng Su Sìn chỉ có một con đường mòn đi bộ duy nhất, cắt qua rừng Già Mo Phơ. Giữa đại ngàn Già Mo Phơ ấy, có những đồi cỏ gianh lúp xúp, là chỗ yêu thích của bọn cọp.
Loài cọp ẩn náu trong rừng già, nhưng lại kiếm ăn, chạy nhảy ở những đồi cỏ gianh. Con suối Mo Phí chảy ra đại ngàn là nơi các loài thú mò đến uống nước và tiện thể tấn công, ăn thịt người nếu bắt gặp.
Ở phía trên con suối Păng Pơi có một mỏ muối. Vào dịp đầu năm, các loài thú kéo nhau về ăn muối đông như kiến, trông chả khác gì cảnh thú di cư trong những bộ phim khám phá ở châu Phi xa xôi.
Nai, hoẵng tìm về nhiều đến nỗi, hổ ăn chán chẳng hết, nằm phưỡn bụng phơi nắng trên những tảng đá ven suối. Đàn voi cũng kéo về ăn muối đông đúc, khiến cây rừng đổ rạp.
Cứ vào dịp ấy, nhân viên kiểm lâm, cán bộ nghiên cứu cuốc bộ lên ngã ba biên giới, trèo lên ngọn cây đếm xem có bao nhiêu đàn voi, mỗi đàn có bao nhiêu con, rừng còn bao nhiêu bò tót, gấu, hổ… Đám thợ săn cũng nhân dịp ấy mà bắn trộm vài con, đem về làm thịt khô, thịt muối ăn dần.
Theo ông Lùng Hừ Tư, chính mắt ông và nhiều người khác ở ngã ba biên giới đều nhìn thấy một loài chim lạ, sải cánh có lẽ phải rộng đến vài mét, cái mỏ to tướng, lông màu nâu.
Loài chim này thi thoảng cũng đáp xuống mỏ muối, chơi đùa với các loài thú dữ. Nhiều thợ săn tìm cách bắn hạ, xem chúng là chim gì, nhưng đều thất bại. Chỉ cần ai có ý định xấu, đến cách vài trăm mét, nó liền cất cánh bay đi, lẫn vào đám mây mù.
Người già bảo con chim đó là thần rừng, thần núi hóa thành cảnh báo con người không được săn thú, phá rừng. Thế nhưng, con người vẫn cứ rình bắn thú và thú vẫn liên tục vồ người.
Con suối Păng Pơi chảy qua cao nguyên Sín Thầu, qua bản Sen Thượng, Leng Su Sìn, nhập với suối Chung Chải trước khi đổ ra sông Đà. Người Hà Nhì lập bản, sinh cư rải rác hai bên con suối ấy.
Ngoài cái tên Păng Pơi, thì người ta còn gọi là suối Voi, bởi vì đàn voi khổng lồ thường tìm về con suối ấy uống nước và ăn muối ở mỏ muối nơi đầu nguồn. Mấy năm trước, đường mở vào ngã ba biên giới, cây cầu bắc qua suối được đặt tên là cầu Suối Voi.
Tôi chợt nhớ lại ngày cách nay hơn chục năm, khi vào Mường Nhé, gặp chị Vù Nhù Só, khi đó là Phó Ban tuyên giáo huyện ủy Mường Nhé, đợt huyện mới tách ra từ Mường Tè, để tìm hiểu về chuyện học hành của người Hà Nhì ở ngã ba biên giới.
Thật kinh ngạc, khi tôi thống kê số người học hành, thành đạt theo tỷ lệ dân cư, thì thấy rằng, người Hà Nhì ở nơi tận cùng biên cương này học hành thành đạt, làm cán bộ có tỷ lệ cao nhất trong 54 dân tộc Việt Nam.
Chị Vù Nhù Só cùng những cô gái, chàng trai Hà Nhì cuốc bộ cả tuần đường để được đi học cái chữ ở ngoài huyện thực sự là một hành trình gian khó đến kinh ngạc.
Tuy nhiên, tôi rất ấn tượng với những câu chuyện gặp gấu, hổ, voi, rồi nước lũ cuốn trên con đường cuốc bộ đi tìm con chữ.
Chị Vù Nhù Só kể rằng, ngày ấy, khoảng những năm 90 của thế kỷ trước, voi rừng hàng ngàn con, từng đàn đông đúc, đi lại thong dong dọc con suối Păng Pơi, Nậm Ma, Chung Chải, bên dòng sông Đà.
Đàn voi rừng rất hung dữ, nhưng với đám học trò trẻ con, lành lẽ chốn rừng già, thì chẳng bao giờ chúng tấn công. Nhiều đứa trẻ Hà Nhì còn nghịch ngợm liều mạng bằng cách sờ vòi, sờ đuôi voi nhưng không hề hấn gì.
Ông Lùng Hừ Tư kể rằng, voi rất thích ăn muối. Ở mạn trên suối Păng Pơi, giáp suối Nậm Ma có mỏ muối. Dòng nước mạnh bắn lên từ lòng đất có vị mặn chát. Người Hà Nhì thường vào đây gánh nước về nấu lấy muối ăn. Thú rừng thường xuyên tìm đến cả đàn để ăn muối. Đàn voi thung thăng kéo đến thưởng thức vị mặn của dòng nước phụt lên từ lòng đất.
Mùa khô, nước mặn không phụt lên, thì chúng nhai bùn, đất ở khu vực đó để lấy vị mặn lẫn trong đó. Vì đàn voi thích ăn muối, nên người Hà Nhì nơi đây có cách mở đường rất thú vị. Họ chỉ việc rải muối, đàn voi cứ thế lần mò liếm muối ăn, là thành đường. Voi đi đến đâu, cỏ cây đổ rạp, nền đất bằng phẳng, chắc chắn.
Trước kia, thú rừng nhiều, súng đạn ít và lạc hậu, nên con người lép vế trước thú, nhưng sau chiến tranh biên giới 1979, súng hiện đại nhiều, nhà nhà có súng, nên số phận loài thú, kể cả các loài thú dữ, thú lớn đều bi thảm.
Ông Lùng Hừ Tư kể rằng, ngay cả ông cũng thường xuyên bắn thú, bắn cả voi để lấy ngà đem bán. Phường thợ săn dùng những khẩu như CKC, AK nện vào đầu, thì những con voi khổng lồ, thân to bằng cả cái bếp chình đất của người Hà Nhì cũng đổ kềnh.
Ông Lùng Hừ Tư bảo: “Những năm 1990, phong trào săn voi lấy ngà ở đây ầm ĩ lắm. Khi đó voi nhiều nên bắn thoải mái, cứ gặp con nào là bắn con đó. Nhiều con voi to đến nỗi, nó đổ vật ra, mổ bụng nó, mà tôi đội nón đi vào trong bụng vẫn chưa chạm đầu.
Mọi người chỉ bắn voi lấy ngà thôi, chứ thịt nó ăn như cùi ngôi chán lắm, chẳng có mùi vị gì. Lúc nào thiếu đồ ăn, thì xẻo cái vòi hoặc cái bàn chân ăn tạm”.
Theo lời ông Lùng Hừ Tư, mặc dù con người sát hại hàng ngàn voi ở ngã ba biên giới, nhưng mới chỉ có duy nhất một thợ săn bị voi sát hại ở vùng đất này.
Người bị voi tấn công là ông Lý Á Xè ở xã Chung Chải. Hồi đó, khoảng năm 1990, ông Lý Á Xè cùng một người trong bản rủ nhau vào mỏ muối bắn voi lấy ngà.
Đêm đó, mùa thu, trời trong, lại sắp đến rằm, nên trăng sáng vằng vặc. Voi thường đi theo đàn, nhưng đêm đó tại mỏ muối Păng Pơi chỉ có một con voi to tướng, với cặp ngà dài, cong vút.
Ông Lý Á Xè nhằm thẳng đầu voi bóp cò. Thế nhưng, phát đạn đi chệch không giết hại được con voi. Con voi rừng bị thương, nổi cơn ba máu xông đến hướng phát ra tiếng súng nổ.
Thấy con voi nổi điên, hai gã thợ săn bỏ chạy. Thế nhưng, con voi chạy mấy bước thì đuổi kịp. Nó quật Lý Á Xè một cái bay vào bụi rậm.
Khi nó mải quật Lý Á Xè, thì bạn săn chạy thoát về bản. Dân bản mang theo súng ống, hò reo chạy ngược con suối Păng Pơi, thì con voi đã biến mất.
Lý Á Xè được tìm thấy bất tỉnh trong bụi cây, máu me be bét, xương gãy khắp nơi. Lý Á Xè được đưa xuống bệnh xá, rồi bó thuốc mấy tháng sau mới đi lại được.
Phạm Ngọc Dương
Kỳ 4: (kỳ cuối): Vùng đất hoang thú
Ông Lùng Hừ Tư, cán bộ Thương binh và xã hội xã Chung Chải (Mường Nhé, Điện Biên) người Hà Nhì chính gốc, đã sống gần 60 năm ở vùng đất tận cùng Tổ quốc này, nên chẳng chuyện gì mà ông không biết. Những câu chuyện về thú dữ, về những cuộc đối đầu với thú để giữ mạng sống luôn hấp dẫn bên bếp lửa hồng.
Ông Lùng Hừ Tư kể rằng, xưa kia, từ bản Đoàn Kết lên bản Leng Su Sìn chỉ có một con đường mòn đi bộ duy nhất, cắt qua rừng Già Mo Phơ. Giữa đại ngàn Già Mo Phơ ấy, có những đồi cỏ gianh lúp xúp, là chỗ yêu thích của bọn cọp.
Loài cọp ẩn náu trong rừng già, nhưng lại kiếm ăn, chạy nhảy ở những đồi cỏ gianh. Con suối Mo Phí chảy ra đại ngàn là nơi các loài thú mò đến uống nước và tiện thể tấn công, ăn thịt người nếu bắt gặp.
Ở phía trên con suối Păng Pơi có một mỏ muối. Vào dịp đầu năm, các loài thú kéo nhau về ăn muối đông như kiến, trông chả khác gì cảnh thú di cư trong những bộ phim khám phá ở châu Phi xa xôi.
Nai, hoẵng tìm về nhiều đến nỗi, hổ ăn chán chẳng hết, nằm phưỡn bụng phơi nắng trên những tảng đá ven suối. Đàn voi cũng kéo về ăn muối đông đúc, khiến cây rừng đổ rạp.
Nhà trình đất của người Hà Nhì ở ngã ba biên giới |
Cứ vào dịp ấy, nhân viên kiểm lâm, cán bộ nghiên cứu cuốc bộ lên ngã ba biên giới, trèo lên ngọn cây đếm xem có bao nhiêu đàn voi, mỗi đàn có bao nhiêu con, rừng còn bao nhiêu bò tót, gấu, hổ… Đám thợ săn cũng nhân dịp ấy mà bắn trộm vài con, đem về làm thịt khô, thịt muối ăn dần.
Theo ông Lùng Hừ Tư, chính mắt ông và nhiều người khác ở ngã ba biên giới đều nhìn thấy một loài chim lạ, sải cánh có lẽ phải rộng đến vài mét, cái mỏ to tướng, lông màu nâu.
Loài chim này thi thoảng cũng đáp xuống mỏ muối, chơi đùa với các loài thú dữ. Nhiều thợ săn tìm cách bắn hạ, xem chúng là chim gì, nhưng đều thất bại. Chỉ cần ai có ý định xấu, đến cách vài trăm mét, nó liền cất cánh bay đi, lẫn vào đám mây mù.
Người già bảo con chim đó là thần rừng, thần núi hóa thành cảnh báo con người không được săn thú, phá rừng. Thế nhưng, con người vẫn cứ rình bắn thú và thú vẫn liên tục vồ người.
Con suối Păng Pơi chảy qua cao nguyên Sín Thầu, qua bản Sen Thượng, Leng Su Sìn, nhập với suối Chung Chải trước khi đổ ra sông Đà. Người Hà Nhì lập bản, sinh cư rải rác hai bên con suối ấy.
Ngoài cái tên Păng Pơi, thì người ta còn gọi là suối Voi, bởi vì đàn voi khổng lồ thường tìm về con suối ấy uống nước và ăn muối ở mỏ muối nơi đầu nguồn. Mấy năm trước, đường mở vào ngã ba biên giới, cây cầu bắc qua suối được đặt tên là cầu Suối Voi.
Có 2 cây cầu mang tên Suối Voi, vì từng có rất nhiều voi kéo đến ăn muối |
Tôi chợt nhớ lại ngày cách nay hơn chục năm, khi vào Mường Nhé, gặp chị Vù Nhù Só, khi đó là Phó Ban tuyên giáo huyện ủy Mường Nhé, đợt huyện mới tách ra từ Mường Tè, để tìm hiểu về chuyện học hành của người Hà Nhì ở ngã ba biên giới.
Thật kinh ngạc, khi tôi thống kê số người học hành, thành đạt theo tỷ lệ dân cư, thì thấy rằng, người Hà Nhì ở nơi tận cùng biên cương này học hành thành đạt, làm cán bộ có tỷ lệ cao nhất trong 54 dân tộc Việt Nam.
Chị Vù Nhù Só cùng những cô gái, chàng trai Hà Nhì cuốc bộ cả tuần đường để được đi học cái chữ ở ngoài huyện thực sự là một hành trình gian khó đến kinh ngạc.
Tuy nhiên, tôi rất ấn tượng với những câu chuyện gặp gấu, hổ, voi, rồi nước lũ cuốn trên con đường cuốc bộ đi tìm con chữ.
Chị Vù Nhù Só kể chuyện về voi |
Chị Vù Nhù Só kể rằng, ngày ấy, khoảng những năm 90 của thế kỷ trước, voi rừng hàng ngàn con, từng đàn đông đúc, đi lại thong dong dọc con suối Păng Pơi, Nậm Ma, Chung Chải, bên dòng sông Đà.
Đàn voi rừng rất hung dữ, nhưng với đám học trò trẻ con, lành lẽ chốn rừng già, thì chẳng bao giờ chúng tấn công. Nhiều đứa trẻ Hà Nhì còn nghịch ngợm liều mạng bằng cách sờ vòi, sờ đuôi voi nhưng không hề hấn gì.
Ông Lùng Hừ Tư kể rằng, voi rất thích ăn muối. Ở mạn trên suối Păng Pơi, giáp suối Nậm Ma có mỏ muối. Dòng nước mạnh bắn lên từ lòng đất có vị mặn chát. Người Hà Nhì thường vào đây gánh nước về nấu lấy muối ăn. Thú rừng thường xuyên tìm đến cả đàn để ăn muối. Đàn voi thung thăng kéo đến thưởng thức vị mặn của dòng nước phụt lên từ lòng đất.
Mùa khô, nước mặn không phụt lên, thì chúng nhai bùn, đất ở khu vực đó để lấy vị mặn lẫn trong đó. Vì đàn voi thích ăn muối, nên người Hà Nhì nơi đây có cách mở đường rất thú vị. Họ chỉ việc rải muối, đàn voi cứ thế lần mò liếm muối ăn, là thành đường. Voi đi đến đâu, cỏ cây đổ rạp, nền đất bằng phẳng, chắc chắn.
Trước kia, thú rừng nhiều, súng đạn ít và lạc hậu, nên con người lép vế trước thú, nhưng sau chiến tranh biên giới 1979, súng hiện đại nhiều, nhà nhà có súng, nên số phận loài thú, kể cả các loài thú dữ, thú lớn đều bi thảm.
Ông Lùng Hừ Tư chỉ lối đi bên suối Păng Pơi của đàn voi |
Ông Lùng Hừ Tư kể rằng, ngay cả ông cũng thường xuyên bắn thú, bắn cả voi để lấy ngà đem bán. Phường thợ săn dùng những khẩu như CKC, AK nện vào đầu, thì những con voi khổng lồ, thân to bằng cả cái bếp chình đất của người Hà Nhì cũng đổ kềnh.
Ông Lùng Hừ Tư bảo: “Những năm 1990, phong trào săn voi lấy ngà ở đây ầm ĩ lắm. Khi đó voi nhiều nên bắn thoải mái, cứ gặp con nào là bắn con đó. Nhiều con voi to đến nỗi, nó đổ vật ra, mổ bụng nó, mà tôi đội nón đi vào trong bụng vẫn chưa chạm đầu.
Mọi người chỉ bắn voi lấy ngà thôi, chứ thịt nó ăn như cùi ngôi chán lắm, chẳng có mùi vị gì. Lúc nào thiếu đồ ăn, thì xẻo cái vòi hoặc cái bàn chân ăn tạm”.
Theo ông Lùng Hừ Tư, voi ở ngã ba biên giới to bằng túp lều này |
Theo lời ông Lùng Hừ Tư, mặc dù con người sát hại hàng ngàn voi ở ngã ba biên giới, nhưng mới chỉ có duy nhất một thợ săn bị voi sát hại ở vùng đất này.
Người bị voi tấn công là ông Lý Á Xè ở xã Chung Chải. Hồi đó, khoảng năm 1990, ông Lý Á Xè cùng một người trong bản rủ nhau vào mỏ muối bắn voi lấy ngà.
Đêm đó, mùa thu, trời trong, lại sắp đến rằm, nên trăng sáng vằng vặc. Voi thường đi theo đàn, nhưng đêm đó tại mỏ muối Păng Pơi chỉ có một con voi to tướng, với cặp ngà dài, cong vút.
Ông Lý Á Xè nhằm thẳng đầu voi bóp cò. Thế nhưng, phát đạn đi chệch không giết hại được con voi. Con voi rừng bị thương, nổi cơn ba máu xông đến hướng phát ra tiếng súng nổ.
Thấy con voi nổi điên, hai gã thợ săn bỏ chạy. Thế nhưng, con voi chạy mấy bước thì đuổi kịp. Nó quật Lý Á Xè một cái bay vào bụi rậm.
Khi nó mải quật Lý Á Xè, thì bạn săn chạy thoát về bản. Dân bản mang theo súng ống, hò reo chạy ngược con suối Păng Pơi, thì con voi đã biến mất.
Lý Á Xè được tìm thấy bất tỉnh trong bụi cây, máu me be bét, xương gãy khắp nơi. Lý Á Xè được đưa xuống bệnh xá, rồi bó thuốc mấy tháng sau mới đi lại được.
Phạm Ngọc Dương
Bình luận