Lâu nay, nhiều người biết ông Hoàng Vĩnh Gianglà Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Châu Á, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam, nhà quản lý, hoạch định chiến lược tài ba của thể thao nước nhà, nhưng rất ít người biết, ông từng là một võ sư danh tiếng được bạn bè, môn sinh ở Liên Xô cũ liệt vào hàng huyền thoại của môn phái Vịnh Xuân quyền.
Tất nhiên, ông Giang có nhiều điều để tự hào về bản thân với những gì đã làm được trên đất Liên Xô những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, song khi về nước, ông chưa bao giờ nhận mình là “huyền thoại”, càng không bao giờ dám sánh vai với người khổng lồ Lý Tiểu Long mà huyễn hoặc!
Để độc giả hiểu hơn về những năm tháng chàng nghiên cứu sinh môn điền kinh Hoàng Vĩnh Giang khiến cả ngàn môn sinh xứ Bạch Dương phải cúi đầu chào gập… chúng tôi xin khởi đăng loại bài viết về ông và những ngày truyền dậy Vịnh Xuân quyền trên đất Liên Xô.
Ông Hoàng Vĩnh Giang từng một thời là võ sư lừng lẫy (Ảnh: Quang Minh) |
Kỳ 1: Huyền thoại Lý Tiểu Long VN trên đất Liên Xô
Danh tiếng của ông Hoàng Vĩnh Giang lẫy lừng lắm, đơn cử ông là người có công đầu phục hưng võ thuật nước nhà. Ấy thế mà khi gặp ông, ông gạt ngay và nói thẳng: “Tôi có thể biết rộng nhưng không sâu!”
Nói thế, bảo ông khiêm tốn cũng được, ông ở tầm vĩ mô cũng xong! Và cái ý đâu là rộng, đâu là sâu đã được ông cởi lòng đến chi li.
“Ăn đòn” từ một người cụt tay
Đầu tiên, hỏi ông cơ duyên tìm đến võ. Tôi nhớ mang máng đâu rằng, ông từng kể mình đi học… chui vì võ trước năm 1975 bị cấm tiệt. Quan niệm phổ biến ngày ấy là, học võ vẽ chỉ tổ để đánh nhau, thêm loạn. Nhưng rút cuộc, ông Giang “bắt buộc phải học” như ông nhấn mạnh.
|
Có lần tôi xích mích với một người cụt tay lớn hơn vài tuổi gì đó. Nhưng cứ lao vào đấm thì anh ta lại tránh được rồi dùng một tay còn lại táng cho một cái điếng người vào thái dương. Nghĩ vừa đau vừa bực và xấu hổ nữa.
Hai tay mà đánh không lại nguời một tay. Nhiều lần ức quá nên quyết định phải đi học võ bằng mọi giá.
Người không biết võ như tôi đi học thì cũng chỉ cần một người biết võ dạy là được rồi. Vì thế, thầy đầu tiên của tôi bình thường thôi. Đó là con trai của cố võ sư quyền anh nổi tiếng một thời: Võ sư Nguyễn Đình Quỳnh Tinh Hoa Thuật.
Ông Hoàng Vĩnh Giang lúc là sinh viên du học tại Liên Xô |
Sau năm 1975 những sách về võ từ trong miền Nam được chuyển ra ngoài Bắc nhiều hơn. Đó cũng là thời kỳ tôi đi sâu vào nghiên cứu và được tiếp xúc với các võ sư danh tiếng như ông Trần Sinh con trai của cụ Trần Thúc Tiển(cụ Tiển là cao đồ của Tổ sư Vịnh Xuân quyền Việt Nam cụ Nguyễn Tế Công).
Ngoài ra còn có võ sư Xuân Thi, ông cũng là người đưa tôi đến để diện kiến Đại võ sư Trần Thúc Tiển. Sau khi ấn bàn tay vào ngực và bụng tôi, thầy nói: "Con có thể theo học Vịnh Xuân được đấy"
Kể đến đây, ông Giang dừng lại mơ màng, kèm theo một cái lắc đầu khó hiểu, lau mồ hôi đang vã ra trên trán. Tôi thấy ký ức ngày đầu học võ của ông cũng đâu có gì căng thẳng. Ông cũng thoải mái, tươi cười kể mà sao…?
Chưa kịp thắc mắc thì ông cắt nghĩa cái “lắc đầu” của mình bằng một tiếng thở dài: “Nói chung ngày đó học chưa đến nơi đến chốn. Thầy Sinh và thầy Thi dậy theo phuơng thức cấp tập, truyền dậy về cơ bản ngoại hình chiêu thức thôi để tôi kịp đi làm nghiên cứu sinh, còn sau này, nếu có thể thì tìm cơ hội tự hoàn thiện. Sau khi ấn bàn tay vào ngực và bụng tôi, thầy nói: "Con có thể theo học Vịnh Xuân được đấy"
Vịnh Xuân là một môn võ tuyệt luân. Tập 10 năm còn tự coi là mới vào nghề. Tôi học chưa đươc 2 năm thì đúng là quá tầm thường. Lúc đó vớ được cái gì thì học cái đó, như một cách để mở mang kiến thức về tinh tuý của phương đông mênh mông...
Hoàng Vĩnh Giang thi triển đao pháp trong bài Hổ hình bát trảmđao |
Năm 1978, ngoài nghiên cứu, tập luyện Vịnh Xuân, tôi cũng bắt đầu tiếp xúc với luyện nội công, đặc biệt là nội công cơ bản của Trung quốc như Đại Chu Thiên, Tiểu Chu Thiên, phương pháp luyện công ngồi theo tư thế Misoghi của Nhật Bản, âm dương học Osawa, kể cả Yoga nữa cũng học. Tất cả những thứ đó giúp tôi có thể tự tin đứng lớp khi sang Liên Xô nhưng cũng chính những thứ đó khiến tôi suýt bỏ mạng.
“Suýt bỏ mạng” thôi, chứ bỏ rồi thì làm sao còn cái "cậu" Hoàng Vĩnh Giang đang ngồi kể chuyện bây giờ. Vì thế, trước khi đến gốc rễ cái lần thập tử nhất sinh ấy, còn chuỗi ngày dằng dặc hành sư của ông nữa.
Ông Giang lấy Ipad cho tôi xem bức ảnh ông chụp thời trẻ khi ông đang đứng cạnh khung ảnh huyền thoại Lý Tiểu Long treo trên tường. Đó là động tác ông trả lời cho câu hỏi của tôi rằng, ông có thần tượng Lý Tiểu Long không?
“Thần tượng quá đi ý chứ!”. Ông kể tiếp trong sự hứng khởi:
“Ngày đó đâu chỉ mình tôi, nhiều người đọc sách về Lý Tiểu Long (hồi đó chưa có nhiều cơ hội để xem phim) cũng mê mẩn luôn. Sang Liên Xô thì giật mình, Lý Tiểu Long bên ấy còn là một cơn sốt.
Lý Tiểu Long mất năm 1972 nhưng đã để lại một di sản võ thuật, đặc biệt là tạo ra cuộc cách mạng trong làm phim về võ – tức diễn võ một cách thật nhất. Và với một nước phát triển về điện ảnh như Liên Xô thời kỳ đó, chỉ cần quan tâm đến Lý Tiểu Long không khó để tìm xem được những bộ phim của ông.
Bởi vậy, khi mới nghe phong phanh ở ký túc nghiên cứu sinh của ĐH TDTT Kiev có ông Hoàng Vĩnh Giang biết Vịnh Xuân quyền, người ta đã đổ xô tìm tới. Người tới xin thỉnh học, người tới xin lãnh giáo, giao lưu… Họ đến từ nhiều nơi khác nhau. Có người từ Leningrad, người từ Kazakhstan, Moscow… và tất nhiên là số đông ở Kiev.
Thế là cuộc hành sư của tôi bắt đầu!
Kỳ 2: Thập tử nhất sinh vì nội công Vịnh Xuân quyền
Vì luyện nội công Vịnh Xuân quyền không đến nơi đến chốn, võ sư Hoàng Vĩnh Giang suýt bỏ mạng trên đất Ukraine năm 1980...
Hà Thành - Nhạc Dương
Bình luận