(VTC News) - Anh bạn tôi, một fan Liverpool chính hiệu, ngồi ở quán cà phê vỉa hè, cầm tờ Thể Thao 24h một hồi lâu rồi đột ngột hỏi: "Liệu có thể xảy ra một thảm họa Hillsborough ở Việt Nam không?".
Bìa báo số ra ngày 15/4 là chùm ảnh về sự sân Vinh ở vòng 5 V.League với tựa đề "Sân Vinh suýt vỡ". Chùm ảnh toát lên sự hỗn loạn cận cảnh là người đàn ông rớm máu ngồi thất thần.
Ngày 15/4, hãy nhớ ngày này. Bởi đó là ngày gắn liền với thảm họa Hillsborough. Thảm họa được mô tả như sau:
Ngày 15/4/1989, Liverpool gặp Nottinhham Forest trong trận bán kết FA Cup, tại sân vận động Hillsborough. Khi ấy, để chống lại tình trạng hooligan tràn xuống sân quậy phá, các SVĐ ở Anh đều có hàng rào thép rất cao và kiên cố để ngăn cách mặt cỏ với khán đài.
Thảm họa Hillsborough năm 1989. |
Trước giờ bóng lăn, đã có sự cố kẹt xe trên một con đường chính dẫn đến sân bóng, mà giới hữu trách không hề thông báo. Hậu quả là rất nhiều cổ động viên Liverpool đến muộn. Trước giờ bóng lăn, hàng ngàn cổ động viên dồn ứ ở các cổng.
Nhưng lối vào khán đài lại quá ít và quá nhỏ. Cảnh sát mở thêm cổng phụ. CĐV tuôn vào lối ấy như một dòng thác trong khi thật ra cổng phụ cũng chỉ dẫn đến phần khán đài chật cứng khán giả. Những người vào trước bị dồn ép chật vào nhau và vào hàng rào, trong khi ấy những người vào sau lại không biết tình trạng ấy. Hàng trăm ngàn người bị ép chặt vào hàng rào sắt. Cố gắng vẫy vùng trong sự tuyệt vọng.
Nhưng lối vào khán đài lại quá ít và quá nhỏ. Cảnh sát mở thêm cổng phụ. CĐV tuôn vào lối ấy như một dòng thác trong khi thật ra cổng phụ cũng chỉ dẫn đến phần khán đài chật cứng khán giả. Những người vào trước bị dồn ép chật vào nhau và vào hàng rào, trong khi ấy những người vào sau lại không biết tình trạng ấy. Hàng trăm ngàn người bị ép chặt vào hàng rào sắt. Cố gắng vẫy vùng trong sự tuyệt vọng.
Tổng cộng 96 CĐV nhiệt thành của Liverpool đã mãi mãi ra đi sau ngày 15/4 định mệnh ấy.
Nó còn là một quá khứ đầy đau buồn với các CĐV Liverpool khi hơn 20 năm trời, các cáo buộc đều nhằm về phía họ với tội danh quậy phá, say rượu, không có vé. Không ai phải chịu trách nhiệm cho đến khi có một báo cáo được công bố, chỉ ra rằng lỗi hoàn toàn nằm ở lực lượng cảnh sát, các nhân viên y tế.
Cổ động viên Liverpool được minh oan, 96 người nằm xuống và điều an ủi là họ đã làm thay đổi bóng đá Anh: Khán đài đứng với các hàng rào sắt đã bị khai tử...
"Liệu có thể xảy ra một thạm họa Hillsborough ở Việt Nam không?". Bạn tôi hỏi lại.
Làm sao mà trả lời được. Không có gì đẹp hơn, nồng đượm hơn khi được chơi trong một sân bóng chật cứng khán giả. Nhưng cũng chỉ một sai sót trong khâu tổ chức, một chút kiểm soát lỏng lẻo là thảm họa cận kề.
Bóng đá Việt Nam từng chứng kiến những cảnh mấy chục con người ngồi treo leo trên cần cẩu ở sân Thiên Trường lúc đang xây dựng năm 2003, vỡ sân Thanh Hóa năm 2007, sự cố sân Vinh năm 2008... và hình ảnh đáng sợ là ở vòng 5 V.League vừa qua trên sân Vinh.
Chưa phải là một thảm họa như Hillsborough, nhưng vẫn là thảm họa lơ lửng trên đầu.
Bóng đá, không chỉ là thắng thua, không chỉ là vui buồn mà nó là trách nhiệm. Trách nhiệm của những nhà tổ chức với sinh mệnh của các cổ động viên bóng đá.
Để không phải giật mình với câu hỏi "Liệu có thể xảy ra một thảm họa Hillsborough ở Việt Nam không?".
Song An(Thể thao 24h)
Bình luận