• Zalo

Vợ rớt nước mắt kể về người chồng nghiện rượu từ khi 'quần thủng đít'

Sức khỏeThứ Sáu, 11/11/2016 06:49:00 +07:00Google News

“Lúc chưa hôn mê, bố em dường như đã ân hận nên bảo rằng, anh em chúng mày khuyên bảo dạy dỗ lấy nhau, đừng uống rượu ăn chơi như bố…”, con trai cả người đàn ông nghiện rượu gần 50 năm nói trong nước mắt.

Ông Trần Quốc Ph. (57 tuổi, ở Trực Ninh, Nam Định) đang nằm điều trị hàng loạt căn bệnh do rượu gây ra ở phòng cấp cứu, khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai (HN). Ngồi bên giường bệnh của chồng, bà Đinh Thị T. (51 tuổi) rấm rứt kể, so với những người đàn ông  cùng lứa tuổi ở quê nhà, ông Ph. thể trạng gầy còm, suy kiệt, hốc hác hơn hẳn, trông như cụ ông U90!

“Lúc nhập viện, nhìn thấy chồng tôi, các bác sỹ còn hỏi tôi đi chăm bố chồng hay bố đẻ. Hơn tôi có 6 tuổi mà ông ấy già hơn rất nhiều”, bà T. ái ngại tâm sự.

15053418_1230024280397130_1755434656_o

 Ông Ph. đang mê man, không làm chủ được ý thức, hành vi, chân tay run, mắt trợn ngược lờ đờ, gia đình luôn phải túc trực bên cạnh, thậm chí phải trói chân trói tay vào thành giường bệnh.

Người phụ nữ khắc khổ này là lao động chủ lực trong gia đình có 3 người con và chồng nghiện rượu. Bà chẳng biết chồng bắt đầu uống rượu từ lúc nào, khi ngoài 20 tuổi về ở với ông Ph. đã nghe mẹ chồng kể “nó uống rượu từ khi quần còn thủng đít”.

Từ khi kết hôn, ông Ph. uống rượu ngày càng nhiều. Ngày ba bữa, mỗi bữa ba “cút” rượu đều như vắt chanh (1 cút tương đương 1/8 lít), chưa kể ông còn la cà bạn bè, bia bọt hay cỗ bàn. “Giờ mà đổ số rượu đó ra thùng phi thì không biết là bao nhiêu cho xuể”, bà T. kể.

Gia đình thuần nông, công việc tối ngày xoay quanh ruộng vườn, chăn nuôi, thế nhưng ông Ph. không làm được việc nặng, bởi sau mỗi cơn ông lại nằm ngủ tít mít. Thỉnh thoảng lại gây sự to tiếng nhưng vợ con đều tránh. Cuộc sống tưởng chừng như “êm đềm” cứ thế trôi qua trong sự nhọc nhằn của người vợ với đàn con nheo nhóc…

co-che-nhiem-mo-gan-do-ruou-2

Lạm dụng đồ uống có cồn gây ra nhiều căn bệnh về gan, tim mạch, ung thư, phổi tắc nghẽn mãn tính, đái tháo đường

“Anh em, vợ con nội ngoại cũng khuyên bảo nhiều lắm, thế nhưng ông nhà tôi lại cãi bảo cứ ăn, cứ uống cho sướng cái mồm, chết thì thôi”, bà T. nghẹn ngào.

Cho tới cách đây ba năm, ông Ph. mắc phải căn bệnh đái tháo đường do ăn uống không điều độ. Mặc dù bác sỹ đã khuyên phải kiêng rượu bia nhưng người đàn ông này vẫn chìm đắm trong những cơn phê pha cùng nàng “tiên tửu”.

Sức khỏe tiếp tục suy kiệt, hai tháng nay ông Ph. liên tục phải nhập viện, nằm trong phòng cấp cứu. Hàng loạt những căn bệnh do rượu gây ra đang hành hạ người đàn ông này mỗi ngày: xơ gan, giãn thực quản, xuất huyết tiêu hóa, bệnh đái tháo đường thêm trầm trọng.

Đặc biệt, ông Ph. còn bị hội chứng sảng rượu (hội chứng ảo giác xuất hiện ở những bệnh nhân nghiện rượu sau khi đã ngừng uống rượu (ngừng nhiễm độc rượu) một thời gian). Hiện tại, ông đang mê man, không làm chủ được ý thức, hành vi, chân tay run, mắt trợn ngược lờ đờ. Gia đình luôn phải túc trực bên cạnh, thậm chí phải trói chân trói tay vào thành giường bệnh.

Có mặt cùng bà T. để chăm sóc bố, người con trai cả cho biết những căn bệnh bố mình mắc phải do rượu chữa trị rất tốn kém. Gia đình thuần nông này hiện tại gần như kiệt quệ khi phải vay mượn để chữa bệnh cho ông Ph., số tiền ước chừng hàng trăm triệu đồng.

“Lúc chưa hôn mê, bố em dường như đã ân hận nên bảo rằng, anh em chúng mày khuyên bảo dạy dỗ lấy nhau, đừng uống rượu ăn chơi như bố…”, người con trai cả nói trong nước mắt.

14964096_1227297704003121_847202946_o

TS. BS Vũ Trường Khanh, Phó Trưởng Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mỗi ngày tại khoa tiếp nhận ít nhận 3 đến 5 bệnh nhân mắc các bệnh do rượu gây ra. 

TS. BS Vũ Trường Khanh, Phó Trưởng Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mỗi ngày tại khoa tiếp nhận ít nhận 3 đến 5 bệnh nhân mắc các bệnh do rượu gây ra.

“Đa phần người bệnh ban đầu vào viện do xơ gan, xuất huyết tiêu hóa… do rượu. Sau vài ngày điều trị, không được uống rượu, người bệnh bắt đầu có biểu hiện của hội chứng cai (hay còn gọi là rối loạn tâm thần do rượu), trong đó mức độ nặng nhất là sảng rượu”, TS Khanh thông tin.

Biểu hiện thường gặp vào ngày đầu tiên lên cơn sảng rượu là bồn chồn, mất ngủ, sau đó chân tay run lẩy bẩy, vã mồ hôi toàn thân, hoang tưởng, ảo giác, la hét, vật vã. Bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng phối hợp các hành vi, khả năng nhận thức. Các y bác sĩ phải trói bệnh nhân để phòng nguy cơ họ chạy, ngã, thậm chí nhảy từ tầng cao xuống đất.

Các rối loạn cơ thể và rối loạn thần kinh trong hội chứng sảng rượu khiến bệnh nhân bị các rối loạn thần kinh thực vật, sung huyết ngoài da, tăng tiết mồ hôi, tim đập nhanh, huyết áp động mạch dao động (có khuynh hướng giảm), run, giảm trương lực cơ, tăng phản xạ ảo giác, kích động. Nếu lần đầu tiên xuất hiện mê sảng có thể gặp cơn dạng động kinh toàn thể hoặc cục bộ. Vì thế bệnh nhân được bác sĩ cột cứng lại và tiêm thuốc an thần.

TS Khanh cho biết, với việc này điều trị từ 3 – 4 ngày sẽ hết hội chứng sảng rượu nhưng thường bệnh nhân về nhà lại rơi vào tình trạng tái nghiện dù bị chảy máu tiêu hóa và được bác sĩ khuyến cáo, vì họ rơi vào tình trạng lệ thuộc vào rượu quá lâu.

Trả lời báo giới, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, đồ uống có cồn là một trong 4 yếu tố nguy cơ chủ yếu gây bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, phổi tắc nghẽn mãn tính, đái tháo đường. Nó là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nam giới tuổi 15-49 tại Việt Nam. Tỷ lệ tử vong do ung thư gan liên quan đến đồ uống có cồn ở nam giới 50-69 tuổi là gần 10%, cao gấp 3 lần trung bình toàn cầu.

Theo chuyên gia y tế, không có tiêu chuẩn cho mức độ tiêu thụ cồn bao nhiêu là có hại. Vì thế, lý tưởng nhất là người dân không nên uống rượu bia. Nếu uống thì không quá 2 đơn vị một ngày đối với nam dưới 60 tuổi, ít có nguy cơ gây hại sức khỏe. Một tuần nên ngừng uống 1-2 ngày để gan có cơ hội tái tạo. Người có bệnh lý gan thì nên giảm đến mức thấp nhất có thể.

Một đơn vị rượu tương đương với một cốc bia hơi 330 ml, 2/3 chai bia/lon bia 330 ml, một ly nhỏ rượu vang trắng hoặc đỏ 100 ml và một chén nhỏ 30 ml rượu mạnh.

Video: Phát hiện mới nguyên nhân chính gây ung thư gan không phải do rượu

Tiến Quân
Bình luận
vtcnews.vn