• Zalo

Vinamilk thăng hoa, ‘vua sữa’ miền Bắc tuột dốc

Kinh tếThứ Sáu, 28/10/2016 13:08:00 +07:00Google News

Trong khi đối thủ Vinamilk thăng hoa, “vua sữa” miền Bắc Hanoimilk lại tuột dốc thê thảm.

Tổng công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) thăng hoa khi liên tục công bố các khoản lợi nhuận. Trong khi đó, đối thủ công ty cổ phần sữa Hà Nội (Hanoimilk) lại ở chiều ngược lại. Trong nhiều năm gần đây, Hanoimilk thường xuyên đưa ra những con số lợi nhuận èo uột. Tới quý 3/2016, Hanoimilk tuột dốc thê thảm hơn khi lợi nhuận tiếp tục sụt giảm sâu.

Theo báo cáo tài chính quý 3/2016, lợi nhuận sau thuế quý 3 của Hanoimilk chỉ đạt 286 tỷ đồng, giảm 1,31 tỷ đồng, tương ứng 82,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lũy kế 9 tháng đầu năm chỉ đạt 1,66 tỷ đồng.

Trong kỳ, Hanoimoilk ghi nhận đợt sụt giảm doanh thu mạnh bất ngờ. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 3 của Hanoimilk chỉ đạt 47 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 72,12 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái; lũy kế 9 tháng đạt 176,5 tỷ đồng.

hanoimilk

Vinamilk thăng hoa, ‘vua sữa’ miền Bắc Hanoimilk  tuột dốc 

Không chỉ doanh thu bán hàng giảm sâu, doanh thu tài chính của Hanoimilk trong quý 3 cũng đi xuống khi chỉ đạt 2,3 tỷ đồng, giảm mạnh so với 9,8 tỷ đồng hồi quý 3/2015, lũy kế 9 tháng đạt 20,7 tỷ đồng.

Trong khi các doanh thu chính giảm sâu, nhiều chi phí tại Hanoimilk lại tăng. Trong đó, chi phí lãi vay tăng mạnh nhất khi tăng từ 0 đồng cùng kỳ năm ngoái lên 3 tỷ đồng tại quý 3/2016. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ từ 2,27 tỷ đồng lên 2,275 tỷ đồng.

Hanoimilk đã có giải trình cho sự tuột dốc này. Lợi nhuận của công ty sụt giảm mạnh là do doanh thu bán hàng giảm trong khi chi phí lại tăng.

Về doanh thu bán hàng, theo Hanoimilk, doanh thu này giảm do công ty tạm thời trong giai đoạn sửa chữa, cải tạo nhà máy nên sản xuất ít.

Về chi phí, Hanoimilk cho biết mặc dù công ty tiết kiệm chi phí sản xuất nhưng tổng chi phí vẫn tăng. Đó là do chi phí tài chính, chỉ tiêu chiếm 6,4% tổng chi phí, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái do công ty tập trung đầu tư máy móc cơ sở hạ tầng để phát triển.

Chi phí bán hàng ở mức cao là do công ty tăng tỷ lệ khuyến mại để cạnh tranh với các đối thủ trong giai đoạn ngành sữa đang cạnh tranh khốc liệt. Kết quả là chi phí đã “ăn mòn” lợi nhuận của Hanoimilk.

Trong kỳ, bên cạnh chi phí bán hàng, Hanoimilk còn dành 7,44 tỷ đồng cho hoạt động marketing. Chỉ tiêu này tăng mạnh so với con số 2,42 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Quý 3 năm nay Hanoimilk phải gánh chi phí lãi vay vì công ty sở hữu nợ vay khá lớn. Tại thời điểm cuối quý 3, chỉ tiêu vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tại Hanoimilk là 110 tỷ đồng, tăng rất mạnh so với con số 65,5 tỷ đồng hồi cuối năm 2015.

Mặc dù phải đi vay 110 tỷ đồng nhưng Hanoimilk lại “mắc kẹt” 120 tỷ đồng do mang tiền đi đầu tư tài chính ngắn hạn. Tại thời điểm 30/9/2016, giá trị đầu tư cổ phiếu niêm yết của Sông Đà 9 là 11,8 tỷ đồng. Trong đó, giá gốc lên tới 132,6 tỷ đồng. Do cổ phiếu SD9 sụt giảm, Hanoimilk phải trích lập dự phòng 120 tỷ đồng cho khoản đầu tư này.

Có lẽ, Hanoimilk sẽ “mắc kẹt” tại SD9 trong thời gian dài nữa vì hiện tại, cổ phiếu SD9 giảm khá mạnh và giao dịch dưới mệnh giá. Chốt phiên 27/10, SD9 dừng ở mức 8.900 đồng/CP, cách khá xa so với mệnh giá 10.000 đồng/CP.

Trong khi Hanoimilk liên tục tuột dốc, đối thủ Vinamilk lại thăng hoa. Kế hoạch kinh doanh năm 2016 của Vinamilk đề ra là đạt lợi nhuận sau thuế 8.266 tỷ. Đây là con số hoàn toàn khả thi. Với kết quả kinh doanh nhiều điểm sáng của Vinamilk, cổ phiếu VNM luôn bứt phá. Chốt phiên giao dịch 27/10, cổ phiếu VNM dừng ở mức 142.500 đồng/CP. Vinamilk là công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất trên sàn chưng khoán Việt Nam.

Thanh Hà
Bình luận
vtcnews.vn