• Zalo

Việt Nam trong nghịch cảnh chưa hết khó khăn đã lo tiền nhiều quá

Kinh tếChủ Nhật, 17/07/2016 06:37:00 +07:00Google News

Việt Nam đang trong nghịch cảnh chưa hết khó khăn nhưng lại phải lo ngại tiền quá nhiều có thể gây lạm phát.

Trước áp lực tăng trưởng GDP về “đích” 6,7%, nhiều dấu hiệu dự báo một lượng tiền lớn sẽ bơm ra để thực hiện mục tiêu này. Nhưng, lạm phát – vốn đang chịu sức ép giá cả tăng – lại phải thêm mối lo tăng trưởng nóng làm bùng phát trở lại.

Tiền nhiều, rủi ro lớn

“Chiếc xe cub chỉ chạy được 50km/h thì đừng cố chạy lên đến 100 km/h”, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) chia sẻ.

Theo ông Thành, “nếu đi thong dong 40 km/h thì kiểu gì cũng đến nơi. Còn chạy quá tốc độ này là bị nóng máy, rơi bánh, xe có thể lao xuống đường, xuống ruộng”.

Ông đúc kết: “Như thế là rất nguy hiểm. Quan trọng là đến nơi chứ không phải bị lao xuống ruộng”.

Hình ảnh chiếc xe cub được vị viện trưởng VEPR đề cập trong câu chuyện là để nói về con đường đi đến mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm 2016.

lạm phát, năm 2016, tăng trưởng gdp, đầu tư công, nguyễn đức thành, vepr

 

Tăng trưởng GDP 6,7% là một mục tiêu đầy tham vọng khi mà 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,52%. Muốn “về đích” ở mức 6,7%, 6 tháng cuối năm GDP phải tăng tới 7,6% - điều mà các chuyên gia đánh giá là “rất khó”.

“Mức tăng trưởng 6% là tốt rồi. Nếu tiếp tục tăng trưởng nóng sẽ đẩy bất ổn vĩ mô lên. Khi bất ổn vĩ mô, lạm phát tăng vọt thì phải hy sinh tăng trưởng. Rất đau đớn.”, TS Thành nói và nhắc đến bài học của năm 2008, “Chúng tôi cảnh báo đừng quên bài học từ 2008. Lạm phát tăng lên thì phải thắt chặt tiền tệ, và chi phí bỏ ra sẽ rất lớn”.

Nghiên cứu của VEPR, một lượng tiền tệ cung ứng ra thị trường đã tăng đáng kể trong 6 tháng đầu năm nay. Tổng lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi trong ngân hàng đã tăng 8,07% so với thời điểm cuối năm 2015, cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2 năm trước đó .

Theo các chuyên gia, khả năng lạm phát tăng trở lại trong nửa cuối năm là khó tránh khỏi, khi giá hàng hóa cơ bản trên thế giới hồi phục kết hợp với những điều chı̉nh giá trong nước. Trong khi đó, cung tiền đang có xu hướng được điều chı̉nh tăng cao, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm.

Do vậy, VEPR tiếp tục khuyến nghị các cơ quan hoạch định chính sách cần nhìn trước những rủi ro bùng phát lạm phát để kiểm soát cung tiền ở mức phù hợp.

“Kế hoạch tăng trưởng tín dụng 18-20% trong năm 2016 có thể tạo nguy cơ mất kiểm soát lạm phát như trong mấy năm gần đây”, chuyên gia của VEPR cảnh báo.

Những bài học chưa cũ

Chuyên gia kinh tế TS Vũ Đình Ánh điểm thêm rủi ro bất ổn vĩ mô từ góc độ khác, đó là giải ngân vốn đầu tư công.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư toàNguồn: Vietnamnet

Bình luận
vtcnews.vn