(VTC News)- Trả lời phỏng vấn báo chí, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Vương Bích Thắng cho rằng việc đăng cai Asiad 18 mang ý nghĩa văn hóa lớn và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
Vấn đề mà dư luận hết sức quan tâm sau khi Việt Nam giành quyền đăng cai Asiad 2019 là khoản kinh phí 150 triệu USD dự tính sẽ được sử dụng như thế nào, liệu có xảy ra hiện tượng đội giá nhiều lần trong thời gian thực hiện và hiệu quả của nó tới đâu.
Trả lời câu hỏi này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Vương Bích Thắng cho rằng: "Trong số 150 triệu USD thì 72 triệu USD (khoảng 1.700 tỷ đồng) dùng để xây mới các sân bóng bầu dục, bóng chày, hockey, sân đua ngựa, trung tâm tennis với tổ hợp 13 sân đạt tiêu chuẩn ATP, đồng thời hoàn thiện một số công trình cần thiết khác của khu liên hợp thể thao Xuân Trạch; ngoài ra, còn có thêm trung tâm đua canoeing, rowing tại Hồ Tây, Hà Nội.
Tốn kém nhất là sân đua xe đạp lòng chảo nằm trong Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình trị giá vài triêu USD hiện Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đang làm việc với đối tác Hàn Quốc để liên doanh xây dựng, khai thác.
Bên cạnh đó, những công trình ở Hà Nội từng được sửa chữa năm 2009 để phục vụ Asian Indoor Games sẽ được nâng cấp, tu bổ cho kì Á vận hội sau đây 7 năm nữa. Phần còn lại là dành cho hoạt động của ban tổ chức, tiểu ban chuyên môn...".
Đề cập đến nỗi lo lãng phí khi Việt Nam tổ chức một sự kiện lớn trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện thời, tổng cục trưởng thể hiện cái nhìn hết sức lạc quan bởi theo ông sự kiện lớn như Asiad có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Ví dụ như London hay Quảng Châu đều thu lợi rất nhiều từ Olympic 2012 và Asiad 2010 hay như chính Mỹ Đình, nhờ Sea Games 22 mà lột xác và trở thành một khu vực phát triển mới của Thủ đô.
Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ lấy nguồn thu ngân sách nhà nước, đóng góp của các đoàn (150 tỷ), bán vé (30 tỷ đồng), sản phẩm đại hội, khai thác tài trợ, bản quyền, thương quyền truyền hình (dự kiến khoảng 800 tỷ).
Tĩnh Tâm (Tổng hợp)
Vấn đề mà dư luận hết sức quan tâm sau khi Việt Nam giành quyền đăng cai Asiad 2019 là khoản kinh phí 150 triệu USD dự tính sẽ được sử dụng như thế nào, liệu có xảy ra hiện tượng đội giá nhiều lần trong thời gian thực hiện và hiệu quả của nó tới đâu.
Asiad 2019 là niềm tự hào và cũng là thách thức cho thể thao Việt Nam |
Trả lời câu hỏi này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Vương Bích Thắng cho rằng: "Trong số 150 triệu USD thì 72 triệu USD (khoảng 1.700 tỷ đồng) dùng để xây mới các sân bóng bầu dục, bóng chày, hockey, sân đua ngựa, trung tâm tennis với tổ hợp 13 sân đạt tiêu chuẩn ATP, đồng thời hoàn thiện một số công trình cần thiết khác của khu liên hợp thể thao Xuân Trạch; ngoài ra, còn có thêm trung tâm đua canoeing, rowing tại Hồ Tây, Hà Nội.
|
Bên cạnh đó, những công trình ở Hà Nội từng được sửa chữa năm 2009 để phục vụ Asian Indoor Games sẽ được nâng cấp, tu bổ cho kì Á vận hội sau đây 7 năm nữa. Phần còn lại là dành cho hoạt động của ban tổ chức, tiểu ban chuyên môn...".
Đề cập đến nỗi lo lãng phí khi Việt Nam tổ chức một sự kiện lớn trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện thời, tổng cục trưởng thể hiện cái nhìn hết sức lạc quan bởi theo ông sự kiện lớn như Asiad có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Ví dụ như London hay Quảng Châu đều thu lợi rất nhiều từ Olympic 2012 và Asiad 2010 hay như chính Mỹ Đình, nhờ Sea Games 22 mà lột xác và trở thành một khu vực phát triển mới của Thủ đô.
Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ lấy nguồn thu ngân sách nhà nước, đóng góp của các đoàn (150 tỷ), bán vé (30 tỷ đồng), sản phẩm đại hội, khai thác tài trợ, bản quyền, thương quyền truyền hình (dự kiến khoảng 800 tỷ).
Bình luận