(VTC News) - Trong 5 năm tới Việt Nam sẽ đón tiếp làn sóng sáp nhập (M&A) lần thứ 2 với giá trị dự báo lên tới khoảng 20 tỷ USD.
Thông tin này được ông Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng ban tổ chức Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập (M&A) 2014 tại họp báo trước thềm Diễn đàn M&A sáng 17/7/2014.
Ông Tuấn cho biết, trong giai đoạn 2008-2013 số thương vụ M&A tăng trưởng khá cao, từ mốc 1 tỷ USD năm 2008 lên mức 5 tỷ USD năm 2013. Sau giai đoạn thứ nhất với tổng giá trị 15 tỷ USD, hoạt động M&A tại Việt Nam được dự báo sẽ bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ hơn, với giá trị khoảng 20 tỷ USD.
“Đây là kênh đầu tư rất hiệu quả, những năm tới các thương vụ sáp nhập M&A sẽ không còn mang tính chất sự vụ mà trở thành chiến lược đầu tư, là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tăng hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế”- ông Tuấn nói.
Theo ông Đặng Xuân Minh – Tổng giám đốc Công ty AVM, riêng trong năm 2013 có khoảng 478 thương vụ M&A các doanh nghiệp nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam, trong khi chỉ có 6 thương vụ doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp ngoại.
“Số lượng doanh nghiệp Việt mua lại doanh nghiệp ngoại khá khiêm tốn” – ông Minh nói.
Tuy nhiên, vị này cũng kỳ vọng với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam thì trong tương lai sẽ ngày càng có nhiều tên tuổi doanh nghiệp nội mua lại đối tác ngoại.
Chính vì thế, 5 năm tới đây Việt Nam sẽ đón làn sóng M&A thứ 2 trên thị trường Việt Nam, bởi đây là giai đoạn mà chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra mạnh mẽ chưa từng có.
Hiện các nhà đầu tư đang chứng kiến các cuộc IPO của nhiều doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn như Vietnam Arilines, MobiFone… đây là nguồn hàng quan trọng cho các thương vụ M&A và lựa chọn đối tác chiến lược.
Làn sóng mới này được chờ đợi với giá trị ước đạt 20 tỷ USD, tăng hơn 30% so với giai đoạn thứ nhất. Các ngành dự báo sẽ có những thường vụ M&A lớn gồm ngân hàng, sản xuất tiêu dùng, bất động sản, công nghệ thông tin, vận tải – logistic…
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng nhận định rằng, làn sóng mới trong hoạt động M&A sẽ là động lực thúc đẩy thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu nền kinh tế và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Quyết tâm của Chính phủ với những giải pháp đổi mới, đột phá trong việc thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước đầu tư sẽ là động lực chính tạo sóng cho thị trường này.
Các thương vụ M&A ngược lại cũng góp phần giải quyết các mục tiêu của Chính phủ cũng như doanh nghiệp trong việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu khu vực ngân hang, tái cấu trúc và phát triển các tập đoàn tư nhân.
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn M&A 2014, hoạt động M&A trong giai đoạn 5 năm tới sẽ diễn ra mạnh mẽ còn bởi khung pháp lý cho hoạt động này ngày một hoàn chỉnh khi nhà nước đang đẩy mạnh cải cách thể chế với việc sửa đổi, bổ sung hàng loạt luật quan trọng như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật chứng khoán…
Châu Anh
Thông tin này được ông Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng ban tổ chức Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập (M&A) 2014 tại họp báo trước thềm Diễn đàn M&A sáng 17/7/2014.
Dự án Sky park residence vừa được chuyển nhượng |
“Đây là kênh đầu tư rất hiệu quả, những năm tới các thương vụ sáp nhập M&A sẽ không còn mang tính chất sự vụ mà trở thành chiến lược đầu tư, là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tăng hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế”- ông Tuấn nói.
Theo ông Đặng Xuân Minh – Tổng giám đốc Công ty AVM, riêng trong năm 2013 có khoảng 478 thương vụ M&A các doanh nghiệp nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam, trong khi chỉ có 6 thương vụ doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp ngoại.
“Số lượng doanh nghiệp Việt mua lại doanh nghiệp ngoại khá khiêm tốn” – ông Minh nói.
Tuy nhiên, vị này cũng kỳ vọng với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam thì trong tương lai sẽ ngày càng có nhiều tên tuổi doanh nghiệp nội mua lại đối tác ngoại.
Chính vì thế, 5 năm tới đây Việt Nam sẽ đón làn sóng M&A thứ 2 trên thị trường Việt Nam, bởi đây là giai đoạn mà chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra mạnh mẽ chưa từng có.
Hiện các nhà đầu tư đang chứng kiến các cuộc IPO của nhiều doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn như Vietnam Arilines, MobiFone… đây là nguồn hàng quan trọng cho các thương vụ M&A và lựa chọn đối tác chiến lược.
Làn sóng mới này được chờ đợi với giá trị ước đạt 20 tỷ USD, tăng hơn 30% so với giai đoạn thứ nhất. Các ngành dự báo sẽ có những thường vụ M&A lớn gồm ngân hàng, sản xuất tiêu dùng, bất động sản, công nghệ thông tin, vận tải – logistic…
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng nhận định rằng, làn sóng mới trong hoạt động M&A sẽ là động lực thúc đẩy thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu nền kinh tế và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Quyết tâm của Chính phủ với những giải pháp đổi mới, đột phá trong việc thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước đầu tư sẽ là động lực chính tạo sóng cho thị trường này.
Các thương vụ M&A ngược lại cũng góp phần giải quyết các mục tiêu của Chính phủ cũng như doanh nghiệp trong việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu khu vực ngân hang, tái cấu trúc và phát triển các tập đoàn tư nhân.
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn M&A 2014, hoạt động M&A trong giai đoạn 5 năm tới sẽ diễn ra mạnh mẽ còn bởi khung pháp lý cho hoạt động này ngày một hoàn chỉnh khi nhà nước đang đẩy mạnh cải cách thể chế với việc sửa đổi, bổ sung hàng loạt luật quan trọng như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật chứng khoán…
Châu Anh
Bình luận