Có dạo, người ta hay nói với nhau hai câu về nỗi sợ của đám đàn ông, rất vui: "Ra đường sợ nhất công nông/ Về nhà sợ nhất vợ không nói gì".
Trên thực tế, có những cái sợ chẳng biết nên vui hay buồn, nhưng khá kỳ quặc. Chẳng hạn, vào cửa hàng, sợ người bán hàng (di chứng thời bao cấp), ra đường bỗng xuất hiện bóng công an, còi "toét" một cái là giật mình, sợ, dù chẳng phạm luật gì cả. Đến cơ quan công quyền, sợ cả người trông giữ xe. Đến bệnh viện, sợ cả người quét dọn mắng. Đưa con đến trường, sợ làm cô giáo phật lòng, sợ con bị trù...
Cả ngàn cái sợ như vậy, dù mình đâu có gì sai. Thậm chí phải mất tiền để được phục vụ. Ở Hà Nội, vẫn còn những quán cháo chửi, bún mắng. Ấy thế mà cũng vẫn có người cắm cúi ăn. Đôi khi những thứ sợ vớ vẩn ấy lại tự hạ thấp khả năng của chính mình.
Trong bóng đá cũng có những nỗi sợ giờ vẫn tồn tại, dù nó không còn kinh khủng như trước. Sợ Thái Lan!
Hôm qua, trước lễ bốc thăm AFF Cup, lại không ít người mong mỏi rằng "thật may mắn nếu gặp được Thái Lan ở vòng bảng, bởi nếu thế thì chắc chắn sẽ né được họ ở bán kết". Xin thưa là bóng đá Việt giờ không chỉ sợ Thái, mà còn sợ Mã, sợ Singapore, sợ Indonesia. Thậm chí, còn ngại cả Philippines.
Thành ra, khi đúng là cùng bảng với Thái Lan, nhiều người… thở phào nhẽ nhõm. Trong đó, dám chắc có quan chức VFF. Rất là ngược đời. Bóng đá Việt, dù gì cũng đứng ở vị trí thứ nhất Đông Nam Á, theo BXH FIFA mới nhất, trên cả Thái Lan mấy chục bậc. Lẽ ra, phải để người Thái sợ mình, tìm cách né mình, sao phải sợ họ?
Và cũng buồn cười. Ở cái vùng trũng Đông Nam Á, có hơn chục đội bốc thăm với nhau, ấy thế mà cũng có cái gọi là "bảng tử thần". Làm gì có tử thần trong bóng đá Đông Nam Á. Mục tiêu, tất nhiên là chức vô địch. Nếu không dám đặt chỉ tiêu ấy, thì tốt nhất là nên nghỉ ở nhà. Vô địch để dân vui, để cảm giác mình được tăng thêm liều doping tinh thần, để có cảm giác là mình chẳng phải sợ gì cả.
Điều e sợ, có khi lại là VFF. Với VFF nhiệm kỳ này, AFF 2012 là canh bạc lớn. Còn nhớ 4 năm trước, AFF Cup 2008, cú đánh đầu may mắn của Công Vinh mang về Cup vô địch cho ĐTVN đã cứu cả một nhiệm kỳ VFF vốn chẳng làm được điều gì nổi bật.
Bây giờ, khi VFF đã coi như thừa nhận sự non kém của mình trong điều hành V.League (phải chuyển sang cho VPF) thì chỉ còn cửa AFF Cup. Vấn đề ở chỗ, khi bóng đá Việt Nam đoạt Cup năm 2008, vô hình chung chúng ta đã đánh đồng may mắn với khả năng và đẳng cấp.
Thử hỏi công tác đào tạo trẻ có gì đột phá? Hay thành công ấy có tạo ra một cuộc cách mạng?
Trong thể thao, chiến thắng là điều quan trọng, là mục tiêu phải theo đuổi. Nhưng nỗi sợ hiện hữu là nếu ĐTVN lại thành công, lại bằng sự may mắn thì bóng đá Việt sẽ phải chịu sự trì trệ về quản lý như hiện tại đến tận bao giờ? Về bản chất, những nhà quản lý bóng đá Việt không phải sợ Thái hay sợ Mã đâu, mà sợ sự thật phơi bài rõ nét hơn nếu như cuối năm nay, không thành công như mong đợi.
Còn với người hâm mộ, thì có vẻ như kết quả nào rồi cũng có mặt tốt của nó. Chính họ, mới không phải sợ điều gì.
Trên thực tế, có những cái sợ chẳng biết nên vui hay buồn, nhưng khá kỳ quặc. Chẳng hạn, vào cửa hàng, sợ người bán hàng (di chứng thời bao cấp), ra đường bỗng xuất hiện bóng công an, còi "toét" một cái là giật mình, sợ, dù chẳng phạm luật gì cả. Đến cơ quan công quyền, sợ cả người trông giữ xe. Đến bệnh viện, sợ cả người quét dọn mắng. Đưa con đến trường, sợ làm cô giáo phật lòng, sợ con bị trù...
Cả ngàn cái sợ như vậy, dù mình đâu có gì sai. Thậm chí phải mất tiền để được phục vụ. Ở Hà Nội, vẫn còn những quán cháo chửi, bún mắng. Ấy thế mà cũng vẫn có người cắm cúi ăn. Đôi khi những thứ sợ vớ vẩn ấy lại tự hạ thấp khả năng của chính mình.
Việt Nam thua đau tại AFF Cup 2010 |
Trong bóng đá cũng có những nỗi sợ giờ vẫn tồn tại, dù nó không còn kinh khủng như trước. Sợ Thái Lan!
Hôm qua, trước lễ bốc thăm AFF Cup, lại không ít người mong mỏi rằng "thật may mắn nếu gặp được Thái Lan ở vòng bảng, bởi nếu thế thì chắc chắn sẽ né được họ ở bán kết". Xin thưa là bóng đá Việt giờ không chỉ sợ Thái, mà còn sợ Mã, sợ Singapore, sợ Indonesia. Thậm chí, còn ngại cả Philippines.
Thành ra, khi đúng là cùng bảng với Thái Lan, nhiều người… thở phào nhẽ nhõm. Trong đó, dám chắc có quan chức VFF. Rất là ngược đời. Bóng đá Việt, dù gì cũng đứng ở vị trí thứ nhất Đông Nam Á, theo BXH FIFA mới nhất, trên cả Thái Lan mấy chục bậc. Lẽ ra, phải để người Thái sợ mình, tìm cách né mình, sao phải sợ họ?
Và cũng buồn cười. Ở cái vùng trũng Đông Nam Á, có hơn chục đội bốc thăm với nhau, ấy thế mà cũng có cái gọi là "bảng tử thần". Làm gì có tử thần trong bóng đá Đông Nam Á. Mục tiêu, tất nhiên là chức vô địch. Nếu không dám đặt chỉ tiêu ấy, thì tốt nhất là nên nghỉ ở nhà. Vô địch để dân vui, để cảm giác mình được tăng thêm liều doping tinh thần, để có cảm giác là mình chẳng phải sợ gì cả.
Công Vinh- cánh chim lẻ loi của ĐTVN (Ảnh: Q.M) |
Điều e sợ, có khi lại là VFF. Với VFF nhiệm kỳ này, AFF 2012 là canh bạc lớn. Còn nhớ 4 năm trước, AFF Cup 2008, cú đánh đầu may mắn của Công Vinh mang về Cup vô địch cho ĐTVN đã cứu cả một nhiệm kỳ VFF vốn chẳng làm được điều gì nổi bật.
Bây giờ, khi VFF đã coi như thừa nhận sự non kém của mình trong điều hành V.League (phải chuyển sang cho VPF) thì chỉ còn cửa AFF Cup. Vấn đề ở chỗ, khi bóng đá Việt Nam đoạt Cup năm 2008, vô hình chung chúng ta đã đánh đồng may mắn với khả năng và đẳng cấp.
Thử hỏi công tác đào tạo trẻ có gì đột phá? Hay thành công ấy có tạo ra một cuộc cách mạng?
Trong thể thao, chiến thắng là điều quan trọng, là mục tiêu phải theo đuổi. Nhưng nỗi sợ hiện hữu là nếu ĐTVN lại thành công, lại bằng sự may mắn thì bóng đá Việt sẽ phải chịu sự trì trệ về quản lý như hiện tại đến tận bao giờ? Về bản chất, những nhà quản lý bóng đá Việt không phải sợ Thái hay sợ Mã đâu, mà sợ sự thật phơi bài rõ nét hơn nếu như cuối năm nay, không thành công như mong đợi.
Còn với người hâm mộ, thì có vẻ như kết quả nào rồi cũng có mặt tốt của nó. Chính họ, mới không phải sợ điều gì.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận