(VTC News) – Nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao 1 UBTDTT, cựu Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại nhiều kỳ Olympic, ASIAD, SEA Games Nguyễn Hồng Minh khẳng định, việc Việt Nam giành quyền đăng cai Á Vận Hội lần thứ 18 là một điều đáng mừng nhưng cũng vô cùng đáng lo.
Ngay sau khi Việt Nam giành quyền đăng cai ASIAD 2019, Báo điện tử VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Minh xung quanh vinh dự mà Thể thao Việt Nam vừa được Hội đồng Olympic Châu Á (OCA) trao quyền.
Dưới đây là cuộc trao đổi của chúng tôi:
Không được đăng cai mới bất thường
Hai là: Ai làm, ai tham mưu?
- Tôi chưa nghĩ đến điều này. Khi Hy Lạp xảy ra khủng hoảng, họ còn có cả Châu Âu cứu trợ với gói cứu trợ hàng trăm tỷ USD. Còn Việt Nam thì ai cứu trợ? Đó lại là một điều thêm lo.
Nhưng thôi, bây giờ chúng ta đã cưỡi lên lưng hổ rồi, những người ngồi trên lưng hổ buộc phải phi tới đích thôi!
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Ngay sau khi Việt Nam giành quyền đăng cai ASIAD 2019, Báo điện tử VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Minh xung quanh vinh dự mà Thể thao Việt Nam vừa được Hội đồng Olympic Châu Á (OCA) trao quyền.
Dưới đây là cuộc trao đổi của chúng tôi:
Ông Nguyễn Hồng Minh - Nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao 1 UBTDTT, cựu trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại nhiều kỳ Olympic, ASIAD, SEA Games (Ảnh: Quang Minh) |
Không được đăng cai mới bất thường
PV: Ông có bất ngờ khi Việt Nam trở thành chủ nhà của ASIAD 2019?
Việt Nam giành quyền đăng cai ASIAD 2019 là chuyện bình thường. Nếu chúng ta không được đăng cai mới là chuyện bất thường. Vì thế, tôi không có gì bất ngờ cả. Tôi đã dự đoán được kết quả này từ trước.
>>> Việt Nam chi 150 triệu USD cho Asiad như thế nào?
PV: Tại sao ông coi vinh dự mà Việt Nam vừa có được là chuyện bình thường?
- Nếu chúng ta giành quyền đăng cai trong một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa nhiều quốc gia thì mọi chuyện lại khác. Đằng này, rất nhiều nước trước đây đăng ký tranh quyền đăng cai đã xin rút vì khó khăn kinh tế, và mới đây nhất là Đài Loan thì việc chỉ còn 3 nước là Việt Nam, Indonesia và UAE trong cuộc đua, mà chúng ta không giành phần đăng cai mới là bất thường.
Việt Nam giành quyền đăng cai ASIAD 2019 là chuyện bình thường. Nếu chúng ta không được đăng cai mới là chuyện bất thường. Vì thế, tôi không có gì bất ngờ cả. Tôi đã dự đoán được kết quả này từ trước.
>>> Việt Nam chi 150 triệu USD cho Asiad như thế nào?
PV: Tại sao ông coi vinh dự mà Việt Nam vừa có được là chuyện bình thường?
- Nếu chúng ta giành quyền đăng cai trong một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa nhiều quốc gia thì mọi chuyện lại khác. Đằng này, rất nhiều nước trước đây đăng ký tranh quyền đăng cai đã xin rút vì khó khăn kinh tế, và mới đây nhất là Đài Loan thì việc chỉ còn 3 nước là Việt Nam, Indonesia và UAE trong cuộc đua, mà chúng ta không giành phần đăng cai mới là bất thường.
|
Tất nhiên, Việt Nam đăng cai ASIAD là chuyện nên làm và cũng đáng mừng nhưng quan trọng là chúng ta biết mình có thể đăng cai vào lúc nào. Nếu đăng cai, có tổ chức được tốt hay không, và tổ chức ở trình độ nào.
Ở lần tổ chức ASIAN Indoor Games 2009 (Đại hội Thể thao Châu Á trong nhà), một sự kiện có tầm cỡ thấp hơn nhiều so với ASIAD, chúng ta làm song còn đầy điểm chưa tốt.
Việt Nam giành quyền đăng cai một sự kiện thể thao trọng đại, tầm cỡ châu lục như vậy nhưng cách chúng ta đón nhận thông tin này không lấy gì làm hào hứng lắm. Tôi cũng vậy.
Trước khi giành quyền đăng cai ASIAD, đã có rất nhiều cuộc tranh luận diễn ra xung quanh vấn đề, Việt Nam có nên đăng cai ASIAD 2019 hay không. Thời điểm đó, tôi cũng như nhiều cựu lãnh đạo của ngành thể thao đã bày tỏ quan điểm không nên đăng cai ASIAD 2019, bởi chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức.
Ở lần tổ chức ASIAN Indoor Games 2009 (Đại hội Thể thao Châu Á trong nhà), một sự kiện có tầm cỡ thấp hơn nhiều so với ASIAD, chúng ta làm song còn đầy điểm chưa tốt.
Việt Nam giành quyền đăng cai một sự kiện thể thao trọng đại, tầm cỡ châu lục như vậy nhưng cách chúng ta đón nhận thông tin này không lấy gì làm hào hứng lắm. Tôi cũng vậy.
Trước khi giành quyền đăng cai ASIAD, đã có rất nhiều cuộc tranh luận diễn ra xung quanh vấn đề, Việt Nam có nên đăng cai ASIAD 2019 hay không. Thời điểm đó, tôi cũng như nhiều cựu lãnh đạo của ngành thể thao đã bày tỏ quan điểm không nên đăng cai ASIAD 2019, bởi chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức.
3 khó khăn thách thức cực đại phải đối mặt
PV: Theo ông, đó là những thách thức gì?
- Tôi đã không ít lần chỉ ra ra những khó khăn, thách thức nếu Việt Nam đăng cai ASIAD 2019. Bây giờ, khi đã chính thức trở thành chủ nhà của Á Vận Hội lần thứ 18, tôi xin chỉ ra 3 vấn đề lớn và cũng là 3 câu hỏi lớn nhất mà những nhà tổ chức phải trả lời từ nay đến năm 2019:
Một là: Chúng ta phải làm gì trong 7 năm tới?
Chúng ta phải xin Chính phủ phê duyệt một chương trình Quốc gia về đào tạo lực lượng cho ASIAD 2019, giống như trước đây, chúng ta có chương trình Quốc gia về đào tạo lực lượng cho SEA Games 23. ASIAD ở một trình độ cao hơn nhiều và để có đủ lực lượng dự tranh tại ASIAD, chưa nói là mang về thành tích sẽ phải tốn rất nhiều tiền của, thời gian 7 năm liệu có đủ?
Chúng ta phải giải quyết một khối lượng khổng lồ về cơ sở hạ tầng phục vụ cho ASIAD. Đó là nâng cấp hệ thống sân đấu để đạt chuẩn, phải xây mới nhiều sân vận động, nhà thi đấu để phục những môn thi đấu của ASIAD mà ở Việt Nam hiện tại chưa có. Ví dụ như sân thi đấu của môn Bóng bầu dục, nhà thi đấu của môn Đua xe đạp lòng chảo, trường đua ngựa v.v...
PV: Theo ông, đó là những thách thức gì?
- Tôi đã không ít lần chỉ ra ra những khó khăn, thách thức nếu Việt Nam đăng cai ASIAD 2019. Bây giờ, khi đã chính thức trở thành chủ nhà của Á Vận Hội lần thứ 18, tôi xin chỉ ra 3 vấn đề lớn và cũng là 3 câu hỏi lớn nhất mà những nhà tổ chức phải trả lời từ nay đến năm 2019:
Một là: Chúng ta phải làm gì trong 7 năm tới?
Chúng ta phải xin Chính phủ phê duyệt một chương trình Quốc gia về đào tạo lực lượng cho ASIAD 2019, giống như trước đây, chúng ta có chương trình Quốc gia về đào tạo lực lượng cho SEA Games 23. ASIAD ở một trình độ cao hơn nhiều và để có đủ lực lượng dự tranh tại ASIAD, chưa nói là mang về thành tích sẽ phải tốn rất nhiều tiền của, thời gian 7 năm liệu có đủ?
Chúng ta phải giải quyết một khối lượng khổng lồ về cơ sở hạ tầng phục vụ cho ASIAD. Đó là nâng cấp hệ thống sân đấu để đạt chuẩn, phải xây mới nhiều sân vận động, nhà thi đấu để phục những môn thi đấu của ASIAD mà ở Việt Nam hiện tại chưa có. Ví dụ như sân thi đấu của môn Bóng bầu dục, nhà thi đấu của môn Đua xe đạp lòng chảo, trường đua ngựa v.v...
Hai là: Ai làm, ai tham mưu?
|
ASIAD đòi hỏi một lực lượng rất lớn những người tham gia tổ chức. Và tôi tin ngành thể thao Việt Nam hiện tại không thể đủ người.
Ngay các Liên đoàn Thể thao Quốc gia hiện tại số người cũng rất eo hẹp, chưa nói tới trình độ, năng lực… có đáp ứng được những đòi hỏi từ các Liên đoàn Thể thao Quốc tế khi kết hợp với họ tiến hành tổ chức các môn thi đấu ở ASIAD hay không.
Ba là: Nguồn lực tài chính ở đâu?
Nếu chỉ có ngân sách của ngành thể thao thì làm sao tổ chức được.
Chính phủ ta đang phải giải quyết rất nhiều vấn đề như việc cải thiện mức sống, tăng tiền lương, ngân sách… nay phải đầu tư một khoản rất lớn để tổ chức ASIAD là điều không dễ.
Ngay các Liên đoàn Thể thao Quốc gia hiện tại số người cũng rất eo hẹp, chưa nói tới trình độ, năng lực… có đáp ứng được những đòi hỏi từ các Liên đoàn Thể thao Quốc tế khi kết hợp với họ tiến hành tổ chức các môn thi đấu ở ASIAD hay không.
Ba là: Nguồn lực tài chính ở đâu?
Nếu chỉ có ngân sách của ngành thể thao thì làm sao tổ chức được.
Chính phủ ta đang phải giải quyết rất nhiều vấn đề như việc cải thiện mức sống, tăng tiền lương, ngân sách… nay phải đầu tư một khoản rất lớn để tổ chức ASIAD là điều không dễ.
Quốc hội những ngày qua đang thảo luận không ngừng về những biện phát và phương hướng phát triển kinh tế cho đất nước trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Theo một số liệu đưa ra, bình quân một tháng, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp “biến mất”. Trước đây, chúng ta có khoảng 650.000 doanh nghiệp trong cả nước, nay chỉ có khoảng 250.000 doanh nghiệp. Những con số này càng khiến những người muốn tổ chức ASIAD 2019 phải trăn trở, suy nghĩ.
Theo một số liệu đưa ra, bình quân một tháng, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp “biến mất”. Trước đây, chúng ta có khoảng 650.000 doanh nghiệp trong cả nước, nay chỉ có khoảng 250.000 doanh nghiệp. Những con số này càng khiến những người muốn tổ chức ASIAD 2019 phải trăn trở, suy nghĩ.
Tôi thực sự đáng lo chứ không thể mừng được!
PV: Có quá nhiều khó khăn, thách thức như vậy, ông có nghĩ, chúng ta sẽ rơi vào tình cảnh hậu Olympic 2004 như Hy Lạp khi cố tổ chức ASIAD 2019?
PV: Có quá nhiều khó khăn, thách thức như vậy, ông có nghĩ, chúng ta sẽ rơi vào tình cảnh hậu Olympic 2004 như Hy Lạp khi cố tổ chức ASIAD 2019?
- Tôi chưa nghĩ đến điều này. Khi Hy Lạp xảy ra khủng hoảng, họ còn có cả Châu Âu cứu trợ với gói cứu trợ hàng trăm tỷ USD. Còn Việt Nam thì ai cứu trợ? Đó lại là một điều thêm lo.
Nhưng thôi, bây giờ chúng ta đã cưỡi lên lưng hổ rồi, những người ngồi trên lưng hổ buộc phải phi tới đích thôi!
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Hà Thành (Thực hiện)
Bình luận