• Zalo

Việt Nam có thể trở thành ‘bá chủ’ thế giới về may mặc?

Kinh tếThứ Năm, 05/11/2015 07:05:00 +07:00Google News

Theo đánh giá của chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trở thành “bá chủ” thế giới về may mặc nếu biết kết hợp các thế mạnh.

(VTC News) – Theo đánh giá của chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trở thành “bá chủ” thế giới về may mặc nếu biết kết hợp các thế mạnh.

Hàng hiệu Việt Nam được đón nhận

Dệt may Việt Nam đóng góp vai trò lớn trong ngành may mặc thế giới khi được nhiều nhãn hàng nổi tiếng của Mỹ, Anh,... chọn làm nơi gia công. Một  số hàng hiệu như Ralph Lauren, Victoria’s Secrect, La Blanca, Trina Turk,... đều có nhiều sản phẩm “made in Vietnam”.

Tuy nhiên, trong chuỗi giá trị, dù là người sản xuất sản phẩm nhưng người Việt lại thu về lợi nhuận thấp nhất. Vì vậy, nhiều hãng thời trang trong nước đã lên kế hoạch xây dựng cho mình thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế.

Theo tiết lộ của chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, cách đây hàng chục năm Vinatex đã xây dựng  cho mình chiến lược với 2 phân khúc chủ đạo: Hàng cao cấp và hàng đại chúng. Vinatex đã làm khá tốt phân khúc hàng đại chúng. Còn với hàng hiệu, Vinatex vẫn còn nhiều việc phải làm.

Trong khi đó, một số công ty khác ít nhiều đã thành công trong phân khúc hàng cao cấp. Theo ông Quang, một số thương hiệu có thể đưa ra quốc tế như Mattana, Owen, Canifa, Vera,... Trong đó, Canifa được biết đến rộng rãi khi gắn liền với game show Vietnam Next top model.

Gian hàng của Eternity GrusZ luôn chật kín khách cho thấy hàng hiệu Việt Nam được đón nhận
Gian hàng của Eternity GrusZ luôn chật kín khách cho thấy hàng hiệu Việt Nam được đón nhận 
Một vài thương hiệu khác được người tiêu dùng gắn mác “hàng hiệu” chính là Eternity GrusZ của Tổng Công ty May 10, HeraDG và S.Pearl của Tổng Công ty Đức Giang, De Celso của Tổng Công ty CP May Nhà Bè…

Những thương hiệu mới này đều đầu tư mạnh mẽ cho hình ảnh thương hiệu để đem lại những sắc màu rất mới cho ngành công nghiệp thời trang Việt Nam.

Hiện nay, Eternity GrusZ của Tổng Công ty May 10 là một trong những hàng hiệu Việt Nam được “truyền miệng” nhiều nhất. Nhãn hàng này cũng đã khai trương đến cửa hàng giới thiệu sản phẩm thứ 5 tại Hà Nội và được đánh giá là có những thay đổi tích cực, linh hoạt để hướng đến mục tiêu "ra biển lớn".

Tại Hội chợ Thời trang Việt Nam 2014 diễn ra tại trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam, Eternity GrusZ bất ngờ gây “sốt” khi gian trưng bày luôn chật kín khách hàng. Thậm chí khu vực quầy thu ngân của Eternity GrusZ luôn tấp nập tới giờ đóng cửa.

Một nhân viên của quầy tiết lộ có nhiều khách quay lại quầy mua tới 4 lần dù giá sản phẩm không hề rẻ như trong suy nghĩ của nhiều người về hàng Việt. Nhiều khách sẵn sàng chi 10 triệu đồng cho 3 bộ đồ công sở.

Một khách hàng chia sẻ họ không tiếc tiền mua Eternity GrusZ vì sản phẩm của hãng rất nổi bật và đẳng cấp từ thiết kế, chất liệu, nhãn mác đến chất lượng, không thua kém hàng hiệu nước ngoài. Vì được nhiều khách hàng ưa chuộng nên mới đây, Eternity GrusZ vừa khai trương Store thứ 5 tại Aeon Mall (Hà Nội). Đây là thành quả ấn tượng cho Grusz cho sự nỗ lực và sáng tạo của thương  hiệu này trong khoảng hơn 3 năm hình thành và phát triển.  

Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm để thương hiệu thời trang Việt có chỗ đứng trên thị trường, cần phải tìm ra bản sắc riêng và xây dựng thương hiệu toàn diện. 
Có nhiều lý do để Eternity GrusZ thành công. Đầu tiên, Eternity GrusZ hội tụ đủ các yếu tố của hàng hiệu thế giới như thiết kế sang trọng, lịch lãm và tinh tế. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động làm thương hiệu đầy năng nổ, đổi mới, sáng tạo góp phần không nhỏ giúp Eternity GrusZ được yêu thích. 

Tại các hội chợ, diễn đàn mà doanh nghiệp tham gia, khách hàng đến tham quan đều có nhận định, phần sản phẩm và những góc thời trang được lồng ghép khéo léo và có sức hút mạnh. May 10 trong thập niên qua đã từng bước đầu tư bài bản cho phần thiết kế và sản phẩm, có thể nói họ luôn đi đầu và bắt kịp với thời trang thế giới trong mảng trang phục công sở. Điển hình như thương hiệu GrusZ của May 10 đã được đánh giá rất cao và được xem như là thước đo để so sánh với những sản phẩm nổi tiếng của nước ngoài.

Trao đổi về thiết kế và sản phẩm,bà Nguyễn Thị Thanh Huyền – Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết, thời gian tới, tổng công ty tiếp tục đầu tư cho khâu thiết kế, đưa ra nhiều dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng, phù hợp từng đối tượng; không ngừng đổi mới hình thức phục vụ khách hàng, chủ động khai thác tìm kiếm các nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú nhằm đa dạng đối tượng khách hàng phục vụ… Đồng thời, củng cố và phát triển các thị trường chính như: châu Âu, Mỹ, Nhật Bản; ưu tiên các khách hàng tại thị trường mới, tận dụng các Hiệp định ưu đãi thuế quan với Hàn Quốc, Việt Nam-Nga-Belarus-Kazakhstan.

Việt Nam có thể thành “bá chủ” may mặc

Mattana, Owen, Canifa, Vera, Eternity GrusZ ít nhiều đã  gây được tiếng vang. Tuy nhiên, chỉ một vài thương hiệu hàng cao cấp thành công chưa phản ánh hết tiềm năng của dệt may Việt Nam. Ngành dệt may Việt Nam cần làm nhiều hơn nữa để hàng hiệu Việt ra ngoài “biển lớn” ngày càng nhiều hơn nữa.
ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm để thương hiệu thời trang Việt có chỗ đứng trên thị trường, cần phải tìm ra bản sắc riêng và xây dựng thương hiệu toàn diện.
Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm để thương hiệu thời trang Việt có chỗ đứng trên thị trường, cần phải tìm ra bản sắc riêng và xây dựng thương hiệu toàn diện. 

Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang nhận xét Việt Nam có rất nhiều lợi thế về ẩm thực, may mặc. Vì thế, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trở thành “bá chủ thế giới” về ẩm thực, may mặc nếu biết kết hợp các thế mạnh với nhau.

Ông Quang phân tích ăn với mặc là nhu cầu thiết yếu của loài người mà thợ Việt Nam có tay nghề tốt nhất thế giới. Không chỉ giỏi về may, thợ Việt còn rất giỏi làm nghề thủ công. Trong đó, thêu là ngành mang lại giá trị rất cao. Theo ông Quang, một bức tranh thêu tay của XQ có thể được bán với giá hàng chục, tới hàng trăm triệu đồng.

“Tại sao lại không kết hợp thêu với may mặc. Cùng là một chiếc áo sơ mi, cùng một bộ vest, nếu doanh nghiệp nhấn nhá lên đó một vài đường may tinh xảo, chắc chắn sản phẩm sẽ có giá cao gấp mấy lần một sản phẩm bình thường trên thị trường” – Ông Quang nói.

Theo ông Quang, Việt Nam không thiếu nhân tài thiết kế thời trang. Một vài cái tên có thể kể đến như Minh Hạnh, Võ Việt Chung,... Những cái tên này nếu được kết hợp các nhà mốt quốc tế, chắc chắn họ sẽ tạo ra nhiều sản phẩm đột phá về phong cách cũng như chất lượng.

Bên cạnh việc kết hợp các thế mạnh, ông Quang nhận xét, ngành dệt may Việt Nam cần khắc phục nhiều yếu điểm nếu muốn thành “bá chủ” thế giới về dệt may.

Ông Quang đã chỉ ra một số yếu điểm ngành dệt may Việt Nam như thiếu chiến lược, thiếu đột phá (trong cả thiết kế và marketing), cần thay đổi tư duy,... Theo ông Quang, ngành dệt may Việt Nam không nên quá tự hào về sản lượng gia công cao mà hãy “đi từ số lượng sang chất lượng”.

Hiện tại, doanh nghiệp tư nhân làm tốt hơn trong phân khúc hàng cao cấp so với doanh nghiệp Nhà nước nhưng ông Quang nhận xét muốn vươn ra thế giới, cả tư nhân và Nhà nước nên bắt tay với nhau để hiệu quả tốt hơn.

Ông Nguyễn Hoài Phương, CEO Song Hee Channel – công ty đồng hành cùng May 10 phát triển thương hiệu này cho biết ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm để thương hiệu thời trang Việt có chỗ đứng trên thị trường, cần phải tìm ra bản sắc riêng và xây dựng thương hiệu toàn diện.

Thanh Hà
Bình luận
vtcnews.vn