Trên biển Đông, có rất nhiều các hạm đội tàu ngầm của nước ngoài đang tiến hành những hoạt động thăm dò, nghiên cứu, khảo sát và trực sẵn sàng tấn công trong điều kiện tình huống chuyển sang thời chiến.
Trong lịch sử các cuộc chiến tranh trên biển, tàu ngầm đóng một vai trò quan trọng, là lực lương công kích chủ yếu, trong phòng ngự biển đảo, tàu ngầm đóng vai trò chủ lực của các đòn tấn công bí mật, bất ngờ giải quyết chiến trường. Hiệu quả tác chiến tàu ngầm phụ thuộc hoàn toàn vào lực lượng chống ngầm của cả hai bên. Trong sự phát triển của hạm đội tàu ngầm non trẻ, vấn đề bí mật trong mọi hoạt động là sự sống còn của lực lượng.
Đối với các siêu cường quốc quân sự hải dương, vấn đề chống ngầm được nâng lên thành chiến tranh chống ngầm. Hầu hết các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản đặt nhiệm vụ chống ngầm lên hàng đầu trong tác chiến biển khơi và coi đó là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của lực lượng hải quân trong cả thời bình và thời chiến.
Khái niệm chống ngầm được hiểu là: Một hệ thống các hoạt động trinh sát, tìm kiếm, theo dõi, xác định được tàu ngầm, chủng loại và tính năng kỹ thuật của nó, xác định được chính xác vị trí, dự đoán được hải trình cơ động, dự đoán được mục đích xâm nhập, nhiệm vụ thực hiện và trong điều kiện cần thiết – tiêu diệt tầu ngầm đối phương.
Do đặc điểm tàu ngầm càng ngày càng tăng cường về số lượng đồng thời tính năng kỹ chiến thuật tàu ngầm cũng được tăng cường rất cao. Các tàu ngầm nguyên tử có khả năng hoạt động hầu hết thời gian là dưới mặt nước, ở độ sâu lớn. Các cường quốc trang bị trong biên chế tàu ngầm nguyên tử đã có rất nhiều thời gian để khảo sát, trinh sát, đo vẽ đáy biển và sử dụng các cơ sở dữ liệu đó trong thực tế, nên hiểu rất rõ vùng nước biển Đông cũng như thềm lục địa nước ta.
Các tàu ngầm diesel hiện nay, ứng dụng những công nghệ hiện đại trong chỉ huy, hoa tiêu dẫn đường, được lắp đặt các trạm nguồn và thiết bị hiện đại, cũng có khả năng hoạt động dài ngày dưới nước và hoàn toàn giữ được bí mật.
Trong khu vực Đông Nam Á, ngay trên biển Đông, có rất nhiều các hạm đội tàu ngầm của nước ngoài đang tiến hành những hoạt động thăm dò, nghiên cứu, khảo sát và trực sẵn sàng tấn công trong điều kiện tình huống chuyển sang thời chiến.
Với những loại vũ khí trên tàu ngầm (nguyên tử hoặc diesel điện) đối phương có thể từ một vị trí bất ngờ nhất tấn công bằng tên lửa hành trình các mục tiêu trên biển hoặc ven biển, sử dụng ngư lôi tấn công các hạm tàu, triển khai các hoạt động thả bom chìm, thủy lôi phong tỏa hai cảng, căn cứ quân sự hoặc phong tỏa đảo, quần đảo.
Đồng thời, các tàu ngầm của đối phương ngay cả trong thời bình hoặc thời chiến, cũng có thể triển khai đổ bộ các lực lượng trinh sát đặc nhiệm, bí mật trinh sát địa hình, tiếp cận các mục tiêu quân sự, kinh tế quan trọng của đất nước, nhằm mục đích nắm bắt thông tin, sẵn sàng cho các hoạt động tấn công khi cần thiết.
Như vậy, trong thế trận phòng thủ đất nước, hệ thống chống ngầm đóng vị trí vô cùng quan trọng. Nó quyết định khả năng thành bại của một cuộc chiến tranh chớp nhoáng trên biển, ven biển và hải đảo. Các hạm đội hải quân hiện đại nước ngoài ngày nay có các tàu ngầm nguyên tử và diesel điện – số lượng rất lớn và vũ khí trang bị rất hiện đại.
Khi xảy ra chiến tranh, các tàu ngầm đối phương sẽ tấn công hải cảng, các hạm tàu, các trận địa phòng ngự ven biển, các mục tiêu quan trọng khác bằng ngư lôi và tên lửa. Đồng thời địch cũng có thể dùng tàu ngầm để bố trí các trận địa thủy lôi phong tỏa đường biển.
Hệ thống phòng thủ chống ngầm hiện đại bao gồm có:
1- Hệ thống trinh sát truy tìm, phát hiện, định vị và theo dõi các tàu ngầm trong khu vực, phòng tuyến chống ngầm.
2- Các phương tiện chống ngầm (máy bay, chiến hạm chống ngầm, tàu ngầm diesel chống ngầm).
3- Các loại vũ khí chống ngầm ( tên lửa chống ngầm, ngư lôi, thủy lôi, bom chìm, rockets..).
Hệ thống trinh sát, truy tìm, phát hiện tàu ngầm bao gồm các loại khí tài: sonar siêu âm, các bộ khí tài micro thủy âm thụ động cố định hoặc cơ động , anten của các đài thu phát thủy âm kéo theo các chiến hạm , phao thủy âm thả từ máy bay, thiết bị đo độ biến thiên từ trường, radar, các bộ cảm biến đo áp lực nước, khí tài đo nồng độ dầu diesel ...
Các trạm trinh sát sonar, radar, đài thu thủy âm cố định trên bờ biển, các trạm trinh sát trên chiến hạm chống ngầm, trên máy bay chống ngầm (máy bay chống ngầm và trực thăng chống ngầm). Các trung tâm thu thập, xử lý thông tin và lưu trữ cơ sở dữ liệu, sở chỉ huy phòng thủ chống ngầm các cấp.
Các phương tiện chống ngầm: Các phương tiện chống ngầm theo truyền thống là các máy bay chống ngầm các loại, bao gồm máy bay chống ngầm tuần biển như P-3 Orion, P-8 Poseidon, máy bay trực thăng chống ngầm, các chiến hạm chống ngầm, các chiến hạm mang vũ khí chống ngầm, tàu ngầm... Trong đó, tàu ngầm được coi là phương tiện chống ngầm hiệu quả nhất.
Các vũ khí chống ngầm: Được chia thành hai loại vũ khí chống ngầm, loại thứ nhất là các tên lửa chống ngầm phóng từ máy bay, chiến hạm nổi, tàu ngầm, ngư lôi, bom chìm rockets. Loại thứ hai là các trận địa thủy lôi thông minh, thủy lôi thông thường các loại thiết bị kích nổ khác nhau.
Các phương thức chống ngầm thông thường bao gồm các hệ thống trinh sát bằng radar theo dõi mặt biển nhằm xác định mục tiêu tầu ngầm, các máy bay tuần biển liên tục theo dõi các khu vực có thể có tàu ngầm cơ động, trong những trường hợp có nguy cơ, các chiến hạm chống ngầm và tàu ngầm đa nhiệm sẽ tiến hành thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và theo dõi các vùng nước nghi ngờ.
Theo TPO
Ngày 24/6/2013, Quân chủng Hải quân vừa tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ Quốc phòng về việc thành lập Lữ đoàn tàu ngầm 189 tại Cam Ranh.
Đây thực sự là một quyết định mang ý nghĩa lịch sử với lực lượng Hải quân Việt Nam. Sự hình thành lực lượng tàu ngầm đã khẳng định định hướng chiến lược bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và lợi ích của quốc gia dân tộc trên không, trên biển và trên thềm lục địa của biển đảo quê hương.
Sự kiện lữ đoàn tàu ngầm cũng mang lại cho quân chủng hải quân những nhiệm vụ và những yêu cầu lớn, những đòi hỏi mới nhằm nâng cao khả năng phòng thủ biển và đáy biển trong chiến tranh hiện đại. Đặc biệt là tác chiến tàu ngầm và chống ngầm.
Tàu ngầm lớp Kilo 636 |
Trong lịch sử các cuộc chiến tranh trên biển, tàu ngầm đóng một vai trò quan trọng, là lực lương công kích chủ yếu, trong phòng ngự biển đảo, tàu ngầm đóng vai trò chủ lực của các đòn tấn công bí mật, bất ngờ giải quyết chiến trường. Hiệu quả tác chiến tàu ngầm phụ thuộc hoàn toàn vào lực lượng chống ngầm của cả hai bên. Trong sự phát triển của hạm đội tàu ngầm non trẻ, vấn đề bí mật trong mọi hoạt động là sự sống còn của lực lượng.
Đối với các siêu cường quốc quân sự hải dương, vấn đề chống ngầm được nâng lên thành chiến tranh chống ngầm. Hầu hết các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản đặt nhiệm vụ chống ngầm lên hàng đầu trong tác chiến biển khơi và coi đó là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của lực lượng hải quân trong cả thời bình và thời chiến.
Khái niệm chống ngầm được hiểu là: Một hệ thống các hoạt động trinh sát, tìm kiếm, theo dõi, xác định được tàu ngầm, chủng loại và tính năng kỹ thuật của nó, xác định được chính xác vị trí, dự đoán được hải trình cơ động, dự đoán được mục đích xâm nhập, nhiệm vụ thực hiện và trong điều kiện cần thiết – tiêu diệt tầu ngầm đối phương.
Máy bay chống ngầm P-3 Orion. |
Do đặc điểm tàu ngầm càng ngày càng tăng cường về số lượng đồng thời tính năng kỹ chiến thuật tàu ngầm cũng được tăng cường rất cao. Các tàu ngầm nguyên tử có khả năng hoạt động hầu hết thời gian là dưới mặt nước, ở độ sâu lớn. Các cường quốc trang bị trong biên chế tàu ngầm nguyên tử đã có rất nhiều thời gian để khảo sát, trinh sát, đo vẽ đáy biển và sử dụng các cơ sở dữ liệu đó trong thực tế, nên hiểu rất rõ vùng nước biển Đông cũng như thềm lục địa nước ta.
Các tàu ngầm diesel hiện nay, ứng dụng những công nghệ hiện đại trong chỉ huy, hoa tiêu dẫn đường, được lắp đặt các trạm nguồn và thiết bị hiện đại, cũng có khả năng hoạt động dài ngày dưới nước và hoàn toàn giữ được bí mật.
Trong khu vực Đông Nam Á, ngay trên biển Đông, có rất nhiều các hạm đội tàu ngầm của nước ngoài đang tiến hành những hoạt động thăm dò, nghiên cứu, khảo sát và trực sẵn sàng tấn công trong điều kiện tình huống chuyển sang thời chiến.
Tàu săn ngầm Petya II trong biên chế hải quân Việt Nam. |
Với những loại vũ khí trên tàu ngầm (nguyên tử hoặc diesel điện) đối phương có thể từ một vị trí bất ngờ nhất tấn công bằng tên lửa hành trình các mục tiêu trên biển hoặc ven biển, sử dụng ngư lôi tấn công các hạm tàu, triển khai các hoạt động thả bom chìm, thủy lôi phong tỏa hai cảng, căn cứ quân sự hoặc phong tỏa đảo, quần đảo.
Đồng thời, các tàu ngầm của đối phương ngay cả trong thời bình hoặc thời chiến, cũng có thể triển khai đổ bộ các lực lượng trinh sát đặc nhiệm, bí mật trinh sát địa hình, tiếp cận các mục tiêu quân sự, kinh tế quan trọng của đất nước, nhằm mục đích nắm bắt thông tin, sẵn sàng cho các hoạt động tấn công khi cần thiết.
Như vậy, trong thế trận phòng thủ đất nước, hệ thống chống ngầm đóng vị trí vô cùng quan trọng. Nó quyết định khả năng thành bại của một cuộc chiến tranh chớp nhoáng trên biển, ven biển và hải đảo. Các hạm đội hải quân hiện đại nước ngoài ngày nay có các tàu ngầm nguyên tử và diesel điện – số lượng rất lớn và vũ khí trang bị rất hiện đại.
Máy bay trực thăng chống ngầm K-28 của Việt Nam. |
Khi xảy ra chiến tranh, các tàu ngầm đối phương sẽ tấn công hải cảng, các hạm tàu, các trận địa phòng ngự ven biển, các mục tiêu quan trọng khác bằng ngư lôi và tên lửa. Đồng thời địch cũng có thể dùng tàu ngầm để bố trí các trận địa thủy lôi phong tỏa đường biển.
Hệ thống phòng thủ chống ngầm hiện đại bao gồm có:
1- Hệ thống trinh sát truy tìm, phát hiện, định vị và theo dõi các tàu ngầm trong khu vực, phòng tuyến chống ngầm.
2- Các phương tiện chống ngầm (máy bay, chiến hạm chống ngầm, tàu ngầm diesel chống ngầm).
3- Các loại vũ khí chống ngầm ( tên lửa chống ngầm, ngư lôi, thủy lôi, bom chìm, rockets..).
Hệ thống trinh sát, truy tìm, phát hiện tàu ngầm bao gồm các loại khí tài: sonar siêu âm, các bộ khí tài micro thủy âm thụ động cố định hoặc cơ động , anten của các đài thu phát thủy âm kéo theo các chiến hạm , phao thủy âm thả từ máy bay, thiết bị đo độ biến thiên từ trường, radar, các bộ cảm biến đo áp lực nước, khí tài đo nồng độ dầu diesel ...
Hệ thống rockets chống ngầm RBU-6000. |
Các trạm trinh sát sonar, radar, đài thu thủy âm cố định trên bờ biển, các trạm trinh sát trên chiến hạm chống ngầm, trên máy bay chống ngầm (máy bay chống ngầm và trực thăng chống ngầm). Các trung tâm thu thập, xử lý thông tin và lưu trữ cơ sở dữ liệu, sở chỉ huy phòng thủ chống ngầm các cấp.
Các phương tiện chống ngầm: Các phương tiện chống ngầm theo truyền thống là các máy bay chống ngầm các loại, bao gồm máy bay chống ngầm tuần biển như P-3 Orion, P-8 Poseidon, máy bay trực thăng chống ngầm, các chiến hạm chống ngầm, các chiến hạm mang vũ khí chống ngầm, tàu ngầm... Trong đó, tàu ngầm được coi là phương tiện chống ngầm hiệu quả nhất.
Các vũ khí chống ngầm: Được chia thành hai loại vũ khí chống ngầm, loại thứ nhất là các tên lửa chống ngầm phóng từ máy bay, chiến hạm nổi, tàu ngầm, ngư lôi, bom chìm rockets. Loại thứ hai là các trận địa thủy lôi thông minh, thủy lôi thông thường các loại thiết bị kích nổ khác nhau.
Các phương thức chống ngầm thông thường bao gồm các hệ thống trinh sát bằng radar theo dõi mặt biển nhằm xác định mục tiêu tầu ngầm, các máy bay tuần biển liên tục theo dõi các khu vực có thể có tàu ngầm cơ động, trong những trường hợp có nguy cơ, các chiến hạm chống ngầm và tàu ngầm đa nhiệm sẽ tiến hành thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và theo dõi các vùng nước nghi ngờ.
Theo TPO
Bình luận