Việt Nam vẫn còn dư địa để tiến hành các biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc xử lý vấn đề Biển Đông mà không vi phạm các nguyên tắc của chính sách “ba không”.
Đây là quan điểm của TS Lê Hồng Hiệp (Khoa Quốc tế học, Đại học KHXH-NV TP.HCM) bên lề hội thảo quốc tế về quan hệ ASEAN - Trung - Mỹ vừa diễn ra tại Hà Nội.
Mỹ cũng đang thiếu ý tưởng mới để thách thức hiệu quả hơn tham vọng của TQ
* Tại hội thảo, GS Tô Hạo (ĐH Ngoại giao Trung Quốc) cho rằng, hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông không nhằm ý đồ gây hấn mà chỉ là vì TQ muốn đóng góp cho hòa bình, an ninh của khu vực (?).
Học giả này cũng cho rằng hành động của TQ là do Malaysia, Philippines, VN đã có mặt ở Biển Đông nên TQ muốn có sự hiện diện tương tự… Ông đánh giá thế nào về quan điểm đó của GS Tô Hạo?
Học giả này cũng cho rằng hành động của TQ là do Malaysia, Philippines, VN đã có mặt ở Biển Đông nên TQ muốn có sự hiện diện tương tự… Ông đánh giá thế nào về quan điểm đó của GS Tô Hạo?
TS Lê Hồng Hiệp: Do GS Tô Hạo đến từ một cơ quan của TQ nên những ý kiến của ông cũng ít nhiều phản ánh các quan điểm của TQ, đó là không phải TQ quân sự hóa Biển Đông mà chỉ làm theo và “bắt kịp” những gì mà các nước khác đã làm.
Nhưng trên thực địa, quy mô về mặt quân sự hóa, cải tạo các đảo do TQ thực hiện lớn gấp nhiều lần các nước khác và làm thay đổi cân bằng sức mạnh trên Biển Đông, có lợi cho TQ, đồng thời gây bất ổn cho toàn bộ khu vực.
Nhưng trên thực địa, quy mô về mặt quân sự hóa, cải tạo các đảo do TQ thực hiện lớn gấp nhiều lần các nước khác và làm thay đổi cân bằng sức mạnh trên Biển Đông, có lợi cho TQ, đồng thời gây bất ổn cho toàn bộ khu vực.
Trong thời gian tới, TQ vẫn sẽ tiếp tục các hành động đó, làm theo tính toán của họ khi điều kiện kỹ thuật đã sẵn sàng, và họ sẽ không để ý tới phản ứng của Mỹ hay ASEAN. Sau khi làm ở Trường Sa, họ chuyển sang làm ở Hoàng Sa, triển khai các thiết bị vũ khí... theo kế hoạch. Tôi cho rằng hiện tại khó ai có thể cản trở họ được.
* Để phản ứng lại các hành động này của TQ, theo ông Mỹ sẽ có những động thái gì trong thời gian tới? VN nên có những phản ứng như thế nào?
Trung Quốc lại tiếp tục chuỗi gây hấn bằng những chuyến bay dân sự sắp mở đến đảo Phú Lâm - Ảnh: Stratfor |
Bản thân VN không có nhiều lựa chọn và rất tiếc là Mỹ cũng như vậy. Mỹ thời gian qua cũng có một số động thái thách thức TQ như đưa tàu khu trục tên lửa USS Lassen vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo TQ bồi đắp ở Biển Đông với kỳ vọng tạo ra sự phản ứng của TQ và thu hút sự chú ý của công luận.
Nhưng TQ phớt lờ và coi đó là sự qua lại vô hại phù hợp luật pháp quốc tế, miễn là Mỹ không đưa tàu áp sát các đảo mà TQ đang chiếm giữ và không có hành động thù địch.
Khi TQ không phản ứng, không la làng, tự nhiên Mỹ cũng sẽ không có nhiều động lực để tiến hành các hoạt động tương tự vốn không có nhiều tác động trên thực tế.
Nhưng TQ phớt lờ và coi đó là sự qua lại vô hại phù hợp luật pháp quốc tế, miễn là Mỹ không đưa tàu áp sát các đảo mà TQ đang chiếm giữ và không có hành động thù địch.
Khi TQ không phản ứng, không la làng, tự nhiên Mỹ cũng sẽ không có nhiều động lực để tiến hành các hoạt động tương tự vốn không có nhiều tác động trên thực tế.
Như vậy, chúng ta thấy ngay cả Mỹ cũng đang thiếu các ý tưởng mới để thách thức hiệu quả hơn tham vọng của TQ. VN sẽ càng hạn chế hơn nữa vì nhiều lý do như vị trí địa lý, quan hệ song phương...
Cá nhân tôi cho rằng VN có lẽ cần có những hành động mạnh mẽ hơn trong “chính sách 3 không” (không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở VN và không dựa vào nước này để chống nước kia - NV) của mình. Rõ ràng VN vẫn còn dư địa để tiến hành các biện pháp mạnh hơn mà không vi phạm nguyên tắc đó.
Cá nhân tôi cho rằng VN có lẽ cần có những hành động mạnh mẽ hơn trong “chính sách 3 không” (không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở VN và không dựa vào nước này để chống nước kia - NV) của mình. Rõ ràng VN vẫn còn dư địa để tiến hành các biện pháp mạnh hơn mà không vi phạm nguyên tắc đó.
Ví dụ, chúng ta nói không cho bất cứ nước nào thiết lập căn cứ quân sự nhưng VN có thể đón tiếp các lực lượng nước ngoài tạm thời ngắn hạn. Chúng ta vừa khánh thành Cảng quốc tế Cam Ranh với khả năng tiếp nhận tàu tải trọng tối đa đến 110.000 tấn. Vậy liệu VN có thể cho phép các tàu quân sự của Mỹ vào không? Tôi nghĩ điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được mà không vi phạm chính sách "ba không" của chúng ta.
Vấn đề là VN có thể mạnh dạn có những biện pháp như vậy không? Tôi cho rằng VN hoàn toàn có thể bảo đảm những nguyên tắc nhưng vẫn vận dụng được các dư địa còn có trong phạm vi các chính sách của mình qua đó gửi một thông điệp mạnh mẽ hơn tới TQ.
Những thông điệp đó mặc dù không ngăn cản được TQ trên thực địa nhưng cũng sẽ làm họ phải cân nhắc hơn trong mỗi hành động phiêu lưu trên Biển Đông.
Những thông điệp đó mặc dù không ngăn cản được TQ trên thực địa nhưng cũng sẽ làm họ phải cân nhắc hơn trong mỗi hành động phiêu lưu trên Biển Đông.
* Ngoài việc đón tàu quân sự nước ngoài vào Cam Ranh như ông vừa nói thì VN có thể còn những dư địa khác cụ thể như thế nào?
VN có nhiều mối quan hệ đối tác chiến lược và bây giờ chúng ta cần làm sâu sắc hơn các mối quan hệ này, đặc biệt trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng. Tuy nhiên cần làm gì thì còn tùy vào từng quan hệ đối tác cụ thể.
Trong một bài viết về quan hệ VN - Singapore, tôi từng đề xuất ý tưởng hai nước có thể tiến hành những chuyến tuần tra chung ở nam Biển Đông để chống cướp biển do từng xảy ra các vụ cướp biển tấn công tàu hàng VN tại đây.
Trong một bài viết về quan hệ VN - Singapore, tôi từng đề xuất ý tưởng hai nước có thể tiến hành những chuyến tuần tra chung ở nam Biển Đông để chống cướp biển do từng xảy ra các vụ cướp biển tấn công tàu hàng VN tại đây.
Hoạt động này hướng tới việc chống cướp biển nhưng cũng có hàm ý với những tranh chấp trên biển. Hoặc VN và Singapore có thể có những hiệp định về huấn luyện. Do điều kiện đất đai hạn chế, Singapore có nhu cầu gửi binh sĩ ra huấn luyện ở nước ngoài.
Vậy VN có thể tham gia huấn luyện giúp Singapore hay không? Tôi cho rằng những biện pháp như vậy vẫn nằm trong chính sách 3 không nhưng vẫn có thể giúp làm sâu sắc quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Nhìn chung, các biện pháp cụ thể phải tùy vào từng cặp quan hệ và đòi hỏi VN phải có sự sáng tạo đột phá mới có thể có hy vọng.
Vậy VN có thể tham gia huấn luyện giúp Singapore hay không? Tôi cho rằng những biện pháp như vậy vẫn nằm trong chính sách 3 không nhưng vẫn có thể giúp làm sâu sắc quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Nhìn chung, các biện pháp cụ thể phải tùy vào từng cặp quan hệ và đòi hỏi VN phải có sự sáng tạo đột phá mới có thể có hy vọng.
* Nhiều người lo ngại về khả năng xung đột trên Biển Đông dẫn đến một cuộc chiến tranh ở quy mô thế giới với sự tham chiến của nhiều nước. Ông suy nghĩ gì về nhận định đó?
Tôi cho rằng khả năng đó không thực tế mặc dù về dài hạn, cạnh tranh Trung - Mỹ sẽ ngày càng gia tăng, đặc biệt ở Biển Đông. Mỹ và TQ có sự phụ thuộc lẫn nhau rất lớn về kinh tế và TQ cũng có những tính toán rất khôn ngoan để đạt được những lợi ích của mình trong phạm vi không để tạo ra xung đột quân sự, ví dụ như với chiến lược lát cắt salami mà họ đã và đang áp dụng. Trừ khi có những đột biến hoặc những tai nạn ngoài tầm kiểm soát thì khả năng xảy ra chiến tranh thế giới hơi xa xôi.
Video Trung Quốc xua đuổi tàu tuần tra Mỹ trên biển Đông
*Theo ông sự chi phối về kinh tế của TQ đối với ASEAN có phải là một điểm yếu của ASEAN trong việc đưa ra những quyết sách với TQ hay không?
Đó là một thực tế. Nhìn vào quan hệ ASEAN - TQ có thể thấy TQ là đối tác kinh tế lớn đối với tất cả các nước ASEAN trừ Brunei, trong đó Thái Lan và Singapore là những nước mà TQ là đối tác thương mại lớn nhất về xuất lẫn nhập khẩu. Với các nước còn lại, TQ là nguồn nhập khẩu lớn nhất. Sự phụ thuộc về kinh tế cũng là một hạn chế và cũng là lý do ASEAN muốn giữ quan hệ tốt với TQ.
Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích về kinh tế thì còn có lợi ích về an ninh. Tôi thấy rằng trong quan hệ ASEAN - TQ, mặt kinh tế mạnh nhưng an ninh lại yếu, nếu không muốn nói là tiêu cực, do các động thái của TQ ở Biển Đông.
Mặc dù ASEAN coi trọng quan hệ kinh tế với TQ nhưng ASEAN vẫn có những quan ngại an ninh đối với TQ. Chính vì thế, ASEAN muốn cân bằng lại bằng cách thúc đẩy quan hệ với Mỹ. Đây là một bài toán khó với các nước ASEAN vì không ai muốn đánh đổi lợi ích về an ninh và kinh tế với nhau. Trong tương lai chúng ta thấy rằng điều này vẫn sẽ tiếp diễn.
Mặc dù ASEAN coi trọng quan hệ kinh tế với TQ nhưng ASEAN vẫn có những quan ngại an ninh đối với TQ. Chính vì thế, ASEAN muốn cân bằng lại bằng cách thúc đẩy quan hệ với Mỹ. Đây là một bài toán khó với các nước ASEAN vì không ai muốn đánh đổi lợi ích về an ninh và kinh tế với nhau. Trong tương lai chúng ta thấy rằng điều này vẫn sẽ tiếp diễn.
Tuy nhiên, nếu so sánh, chúng ta có thể thấy giữa Mỹ và TQ thì TQ quan trọng hơn với ASEAN về mặt thương mại nhưng về mặt đầu tư thì Mỹ quan trọng hơn vì đầu tư của TQ vào ASEAN không lớn, trong khi đầu tư của Mỹ vào ASEAN gấp khoảng 10 lần đầu tư của TQ. Chính vì vậy, xét tổng thể cả về an ninh và kinh tế, tôi nghĩ rằng Mỹ vẫn là đối tác quan trọng hơn. Chưa kể Mỹ còn là một thị trường lớn của ASEAN và cũng là nguồn đầu tư công nghệ quan trọng của ASEAN.
* Có nhận định cho rằng VN đang có nhiều khó khăn trong việc cân bằng quan hệ với Mỹ và TQ, nhất là liên quan vấn đề Biển Đông. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Chính sách đối ngoại của VN là độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển... nhưng trong thực tế, quan hệ VN - Mỹ - TQ, đặc biệt là quan hệ VN - TQ, chính sách cho quan hệ đó được quyết định một phần ở Hà Nội và một phần quan trọng không kém được quyết định ở Bắc Kinh.
Điều này có thể hiểu theo nghĩa là quan hệ hai bên tốt đẹp, phát triển đến đâu là phụ thuộc rất nhiều vào các động thái của TQ, đặc biệt là những hành vi trên Biển Đông. VN mặc dù muốn duy trì môi trường hòa bình, ổn định nhưng cũng không thể chấp nhận để TQ xâm phạm các lợi ích của mình trên Biển Đông.
Điều này có thể hiểu theo nghĩa là quan hệ hai bên tốt đẹp, phát triển đến đâu là phụ thuộc rất nhiều vào các động thái của TQ, đặc biệt là những hành vi trên Biển Đông. VN mặc dù muốn duy trì môi trường hòa bình, ổn định nhưng cũng không thể chấp nhận để TQ xâm phạm các lợi ích của mình trên Biển Đông.
Chính vì vậy, chừng nào TQ còn có những hành động xâm phạm, bất chấp để thực hiện các ý định của mình trên Biển Đông mà không tính tới lợi ích của các nước khác trong đó có VN thì tôi nghĩ, VN vẫn sẽ phải có cách thức nào đó để định vị mình một cách hợp lý hơn giữa 2 cực quan hệ Trung - Mỹ.
Tôi thấy rằng thời gian qua VN đang có xu hướng dịch chuyển sang phía Mỹ nhiều hơn. Tuy nhiên, sự dịch chuyển này là khá chậm rãi. Chúng ta đi nhanh và xa tới đâu trong mối quan hệ giữa VN - Mỹ cũng phụ thuộc hành vi của TQ trên Biển Đông. Chính vì thế tôi cho rằng theo một nghĩa nào đó chính sách đối ngoại của VN được quyết định ở cả Hà Nội và Bắc Kinh.
* Năm 2016 sẽ diễn ra nhiều hội nghị lớn của ASEAN, tiếp đó trong 2017 là Hội nghị APEC. Ông nhận định thế nào về khả năng cân bằng quan hệ ASEAN - TQ - Mỹ trong thời gian tới?
Tại hội nghị Sunnylands vừa qua, Mỹ và ASEAN đã có sự xích lại gần nhau hơn mặc dù cũng mới ở mức độ hình thức và cần nhiều thời gian hơn nữa để phát triển thực chất.
Tuy nhiên, điều này gửi tới TQ một thông điệp rằng Mỹ và ASEAN sẵn sàng làm việc với nhau nhiều hơn để cân bằng lại sức ép từ phía TQ. Tôi cho rằng trong thời gian 1 - 2 năm trước mắt có thể chưa có bước đột phá trong vấn đề này. Cán cân sức mạnh khu vực sẽ tiếp tục diễn tiến như hiện nay. TQ sẽ tiếp tục lấn lướt trong khi Mỹ và ASEAN tìm cách đối phó.
Tuy nhiên, điều này gửi tới TQ một thông điệp rằng Mỹ và ASEAN sẵn sàng làm việc với nhau nhiều hơn để cân bằng lại sức ép từ phía TQ. Tôi cho rằng trong thời gian 1 - 2 năm trước mắt có thể chưa có bước đột phá trong vấn đề này. Cán cân sức mạnh khu vực sẽ tiếp tục diễn tiến như hiện nay. TQ sẽ tiếp tục lấn lướt trong khi Mỹ và ASEAN tìm cách đối phó.
Trong dài hạn, ASEAN, Mỹ và đặc biệt giữa các nước ASEAN cụ thể với nhau cũng như với Mỹ nếu có những bước hợp tác mạnh mẽ hơn thì có thể tạo ra một động lực mới buộc TQ phải cân nhắc hơn. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu điều đó có thành hiện thực hay không? TQ có bị chùn bước trước những diễn biến mới hay không? Trong ngắn hạn tôi hơi bi quan.
Tôi cho rằng TQ sẽ tiếp tục làm những gì họ muốn và phớt lờ tất cả. Họ thấy rằng ngay cả Mỹ cũng không thể ngăn cản được họ thì đừng nói tới ASEAN, dù với tư cách một khối hay từng quốc gia riêng lẻ. TQ sẽ kiên trì theo đuổi các mục tiêu của mình cho đến khi nào đạt được.
Tôi cho rằng TQ sẽ tiếp tục làm những gì họ muốn và phớt lờ tất cả. Họ thấy rằng ngay cả Mỹ cũng không thể ngăn cản được họ thì đừng nói tới ASEAN, dù với tư cách một khối hay từng quốc gia riêng lẻ. TQ sẽ kiên trì theo đuổi các mục tiêu của mình cho đến khi nào đạt được.
Các mục tiêu cụ thể ở đây là việc kiểm soát trên thực tế Biển Đông. Vì thế điều chúng ta có thể nhìn thấy trước là cạnh tranh chiến lược và sự bất ổn sẽ ngày càng gia tăng trong khu vực.
Nguồn: Thanh Niên
Bình luận