Đúng vào lễ Khai Thiên, dịp quan trọng nhất trong năm của người Hàn Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã sang thăm nước bạn theo lời mời của Tổng thống Park Geun-hye.
Đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc. Chuyến thăm được chờ đón từ lâu và bạn đã tổ chức đón tiếp rất trọng thị, nhiệt thành, với nghi lễ cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.
Trong chuyến thăm, các nhà lãnh đạo cao nhất của Hàn Quốc: Tổng thống Park Geun-hye, Thủ tướng Chính phủ Jeong Hong Won, Chủ tịch Quốc hội Chung Ui Hwa, Chủ tịch Đảng Saenuri cầm quyền Kim Moo Sung đều đã hội đàm, hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Riêng Chủ tịch Quốc hội Chung Ui Hwa đã hoãn chuyến công du nước ngoài để đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu Việt Nam tại Seoul.
Cuộc hội đàm chính thức giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và Hàn Quốc kéo dài hơn dự kiến đến 30 phút, rất nhiều nội dung công việc đã được trao đổi, thống nhất nhằm mở ra những triển vọng hợp tác mới trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại-đầu tư, văn hóa-giáo dục, lao động-việc làm, quốc phòng-an ninh... đến những vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Hơn cả sự trọng thị, đó là sự cởi mở, thân tình, tin cậy lẫn nhau. Chủ động đề xuất và nhiệt thành đáp ứng, cả hai bên đang hướng về nhau, hợp tác để cùng phát triển.
Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam là hợp tác giữa một nước công nghiệp phát triển với một nước đang phát triển đang tiến hành công nghiệp hóa, do đó chúng ta có rất nhiều cơ hội thuận lợi, có thể góp phần bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển bền vững, vì thịnh vượng chung của cả hai nước.”
Kết nối hiệu quả hai nền kinh tế
Sau 22 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 5 năm trở thành Đối tác hợp tác chiến lược, có thể nói quan hệ hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc đã đạt được những “kỳ tích,” quy mô giao dịch thương mại tăng 57 lần, tổng vốn đầu tư tăng 300 lần...
Hàn Quốc nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam về đầu tư, thương mại, viện trợ phát triển chính thức, hợp tác lao động, du lịch...
Tuy nhiên, tiềm năng, mong muốn và kỳ vọng của hai bên còn rất lớn. Chính vì vậy, trong chuyến thăm Hàn Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã thảo luận và cam kết ở cấp cao nhất, cũng như giữa các bộ, ngành, địa phương của hai bên về những vấn đề cơ bản, tạo nền tảng cho sự phát triển trước mắt và lâu dài của quan hệ hợp tác hai nước.
Tuyên bố chung bảy điểm đã xác định những định hướng, mục tiêu và giải pháp lớn nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện, sâu sắc và hiệu quả hơn giữa hai nước, tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế, coi hợp tác kinh tế là trọng tâm của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay, trong đó quyết tâm sớm kết thúc đàm phán FTA trong năm 2014 và phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 70 tỷ USD vào năm 2020.
Trong chuyến thăm, hai bên đã ký bốn văn bản thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có chương trình tín dụng trị giá 12 tỷ USD để hỗ trợ các chương trình phát triển ưu tiên của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, đây là kênh tín dụng rất quan trọng với lãi suất ưu đãi kèm theo để Việt Nam đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và nhiều dự án hạ tầng quan trọng khác, giúp Việt Nam đa dạng hóa nhiều kênh vốn khác nhau trong quá trình xây dựng và phát triển.
Bộ trưởng hy vọng, cùng với việc cung cấp nguồn vốn, việc chia sẻ kinh nghiệm phát triển của phía Hàn Quốc sẽ góp phần giúp Việt Nam xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Cùng với Dự án thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử Samsung CE COMPLEX tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, tổng vốn 1,4 tỷ USD, được trao giấy chứng nhận đầu tư trong dịp này, nhiều dự án hợp tác mới đang mở ra giữa các doanh nghiệp hai nước, hướng đến những lĩnh vực công nghệ cao, phù hợp với ưu tiên phát triển của Việt Nam như công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, xây dựng kết cấu hạ tầng.
Nhiều Tập đoàn lớn của Hàn Quốc cho biết đã có kế hoạch mở rộng đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Có thể cảm nhận một làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc đang hướng về Việt Nam.
Hợp tác lao động cũng là một nội dung quan trọng được đề cập trong hội đàm ở cấp cao nhất, trong cuộc làm việc giữa hai Bộ trưởng Lao động.
Phía Hàn Quốc thể hiện quyết tâm thực hiện những trao đổi, cam kết ở cấp cao nhất về tháo gỡ vướng mắc khó khăn và tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực lao động.
Qua trao đổi, làm việc, đi thăm cơ sở, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết rất mừng là người lao động của Việt Nam được phía Hàn Quốc đánh giá cao về kỹ năng lao động. Anh chị em cần cù, khéo tay và phần đông đều thấy trách nhiệm của mình là cố gắng làm việc, hết hạn thì về nước để có điều kiện cho những người khác tiếp tục đi lao động sang Hàn Quốc.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất bây giờ là một số lao động không thực hiện nghiêm quy định về hợp tác, mỗi kỳ lao động là 4 năm 10 tháng nhưng một số người dù hết hạn vẫn không về.
Việt Nam đã có một số biện pháp tích cực, như gặp địa phương, gia đình những người lao động đề nghị động viên con em mình hết hạn lao động thì về nước; rồi quy định xử phạt, quy định ký quỹ, nhưng đến nay tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng ở lại Hàn Quốc vẫn trên 30%.
Đến tháng 12 này, hai Bộ ngồi lại đánh giá, nếu tỷ lệ này không giảm thì đó sẽ là một trở ngại trong việc ký thỏa thuận hợp tác lao động bình thường với Hàn Quốc.
Hy vọng với sự cộng tác tích cực của cả hai bên, thỏa thuận hợp tác lao động bình thường giữa hai nước sẽ được ký kết vào tháng 12 tới.
Qua chuyến thăm, quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực khác cũng có những tiến triển tốt. Những chương trình hợp tác đã có sẽ được tiếp tục, như chương trình dạy nghề, chương trình hỗ trợ về an toàn lao động, phía bạn hứa sẽ tập trung cao để thúc đẩy các dự án hợp tác đã có.
Tăng cường hợp tác giữa các địa phương
Tháng 10 ở Seoul đang là mùa Thu - mùa đẹp nhất trong năm. Thủ đô Seoul sầm uất và hiện đại, diện tích chỉ chiếm 0,6% nhưng dân số chiếm tới 1/5 tổng số dân của Hàn Quốc, vậy mà mọi thứ vẫn tuân theo trật tự, ngăn nắp.
Thành phố trung tâm lớn nhất Hàn Quốc duyên dáng nép mình dọc hai bên bờ sông Hàn thơ mộng, với những triền đồi thoai thoải, những mảng xanh của các loại cây lá kim được trồng đan xen.
Sau Seoul, điểm đến tiếp theo của Tổng Bí thư và Đoàn trong chuyến thăm là thành phố cảng Busan, trung tâm kinh tế lớn thứ 2 của Hàn Quốc. Đây cũng là đối tác, là người anh em kết nghĩa của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995, chỉ ba năm sau khi Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Thị trưởng Busan, ngài Suh Byung Soo cho biết hiện nay, Hàn Quốc có vị thế nhất định về giáo dục và kinh tế đối với các nước trong khu vực ASEAN.
Việt Nam là một nước phát triển mạnh trong khu vực ASEAN, vì thế mà hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam, giữa Busan và Thành phố Hồ Chí Minh đang được thúc đẩy mạnh mẽ, đa dạng trên nhiều lĩnh vực.
Hướng tới kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ kết nghĩa giữa Busan với Thành phố Hồ Chí Minh, hai bên sẽ nỗ lực hơn nữa để nâng tầm quan hệ hợp tác.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân hy vọng, sau chuyến thăm sẽ có bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Busan nói riêng, giữa các địa phương của hai nước nói chung.
Hiện nay, 1.800 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động và gần 60.000 người Hàn Quốc đang sinh sống, học tập, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Điều quan trọng là các doanh nghiệp của Hàn Quốc nói chung, Busan nói riêng có sự tin tưởng khi đầu tư vào Việt Nam cũng như Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong thời gian tới, hai thành phố tập trung thực hiện những cam kết, thỏa thuận hợp tác giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, đặc biệt sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục, thể thao giữa hai bên.
Nền tảng xã hội lâu bền
Tổng thống Park Geun-hye đã gọi quan hệ Hàn-Việt là “mối quan hệ đặc biệt.” Mối quan hệ đó đã được khởi nguồn từ rất sớm, khi các hoàng tử Lý Dương Côn và Lý Long Tường của Việt Nam sang Hàn Quốc sinh sống vào thế kỷ 13.
Từ đó đến nay, dòng họ Lý Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc Hàn, đóng góp tích cực trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ngày đầu tiên đến Seoul, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật đại diện hai dòng họ Lý Tinh Thiện và Lý Hoa Sơn, những hậu duệ của dòng họ Lý hiển hách trong lịch sử Việt Nam.
Xúc động và gần gũi là tình cảm tự nhiên giữa những người con cùng huyết thống lâu ngày gặp lại. Câu chuyện giữa nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng với những người con đất Việt sống xa quê hương đã 7-8 thế kỷ, lại hướng về cội nguồn dân tộc với những kỷ niệm về Thăng Long Hà Nội, Đền Đô (Bắc Ninh), Đền Hùng (Phú Thọ), với niềm tự hào mang trong mình dòng máu Lạc Hồng...
Việt Nam và Hàn Quốc vốn có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, cùng có truyền thống tự lực, tự cường, đó là nền tảng xã hội cho sự phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu bền giữa hai nước.
Ngày nay, Việt Nam-Hàn Quốc đã trở thành đối tác hợp tác chiến lược, là những người bạn chân thành của nhau. Giao lưu nhân dân giữa hai nước không ngừng mở rộng, mỗi năm có gần 1 triệu lượt người của hai nước sang thăm lẫn nhau, hiện có khoảng 130.000 người Hàn sinh sống, làm việc tại Việt Nam, gần 70.000 lao động Việt Nam đang làm việc và hơn 5.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc, hơn 50.000 người Việt Nam lập gia đình với người Hàn Quốc.
Tổng thống Park Geun-hye cho rằng: “Các gia đình này đã tạo nên một xã hội Hàn Quốc đa dạng hơn, sung túc hơn, là nhân tố kết nối quan trọng mối quan hệ đặc biệt giữa Hàn Quốc và Việt Nam.”
Ở Hàn Quốc còn có một tổ chức mang tên Hội những người yêu Việt Nam. Giáo sư-tiến sỹ Park Kwang Joo, Chủ tịch Hội cho biết ở Hàn Quốc, rất nhiều người dân khâm phục quá trình thống nhất của Việt Nam, mặc dù rất khó khăn nhưng Việt Nam đã thống nhất đất nước thành công.
Sau quá trình thống nhất đó, cả một quá trình phát triển của Việt Nam cũng rất ấn tượng đối với người Hàn Quốc. Hội những người yêu Việt Nam chính là nơi hội tụ, kết nối những tấm lòng, thúc đẩy những hoạt động thiết thực, ý nghĩa để góp phần vun đắp, phát triển mối quan hệ Hàn-Việt.
Là thành viên của Hội những người yêu Việt Nam, vợ chồng giáo sư Kim Hyun Jae, Trưởng Khoa Việt Nam học - Đại học Yuongsan, từng học tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và nhận bằng tiến sỹ về Việt Nam học tại đây.
Việt Nam cũng nơi anh, chị gặp nhau và nên duyên vợ chồng, là quê hương thứ 2 của gia đình Kim Hyun Jae.
Tình nguyện tham gia nhiều hoạt động hướng về Việt Nam, giúp đỡ người Việt Nam đang định cư, học tập tại Hàn Quốc, những người như vợ chồng giáo sư Kim Hyun Jae chính là nhịp cầu hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Bốn ngày đã trôi qua ở Seoul, Busan với những dấu ấn tốt đẹp sẽ mãi được khắc ghi. Người dân của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc có thể tin tưởng rằng “Hai nước Việt-Hàn sẽ tiếp tục hợp tác cùng có lợi trong tương lai, như những người bạn chân thành giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, đồng thời là đối tác để cùng nhau mở ra một tương lai đầy hy vọng,” như lời Tổng thống Park Geun-hye.
Theo Vietnam+
Đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc. Chuyến thăm được chờ đón từ lâu và bạn đã tổ chức đón tiếp rất trọng thị, nhiệt thành, với nghi lễ cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ đón - Ảnh TTXVN |
Trong chuyến thăm, các nhà lãnh đạo cao nhất của Hàn Quốc: Tổng thống Park Geun-hye, Thủ tướng Chính phủ Jeong Hong Won, Chủ tịch Quốc hội Chung Ui Hwa, Chủ tịch Đảng Saenuri cầm quyền Kim Moo Sung đều đã hội đàm, hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Riêng Chủ tịch Quốc hội Chung Ui Hwa đã hoãn chuyến công du nước ngoài để đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu Việt Nam tại Seoul.
Cuộc hội đàm chính thức giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và Hàn Quốc kéo dài hơn dự kiến đến 30 phút, rất nhiều nội dung công việc đã được trao đổi, thống nhất nhằm mở ra những triển vọng hợp tác mới trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại-đầu tư, văn hóa-giáo dục, lao động-việc làm, quốc phòng-an ninh... đến những vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Hơn cả sự trọng thị, đó là sự cởi mở, thân tình, tin cậy lẫn nhau. Chủ động đề xuất và nhiệt thành đáp ứng, cả hai bên đang hướng về nhau, hợp tác để cùng phát triển.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Chung Ui Hwa - Ảnh: TTXVN |
Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam là hợp tác giữa một nước công nghiệp phát triển với một nước đang phát triển đang tiến hành công nghiệp hóa, do đó chúng ta có rất nhiều cơ hội thuận lợi, có thể góp phần bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển bền vững, vì thịnh vượng chung của cả hai nước.”
Kết nối hiệu quả hai nền kinh tế
Sau 22 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 5 năm trở thành Đối tác hợp tác chiến lược, có thể nói quan hệ hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc đã đạt được những “kỳ tích,” quy mô giao dịch thương mại tăng 57 lần, tổng vốn đầu tư tăng 300 lần...
Hàn Quốc nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam về đầu tư, thương mại, viện trợ phát triển chính thức, hợp tác lao động, du lịch...
Tuy nhiên, tiềm năng, mong muốn và kỳ vọng của hai bên còn rất lớn. Chính vì vậy, trong chuyến thăm Hàn Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã thảo luận và cam kết ở cấp cao nhất, cũng như giữa các bộ, ngành, địa phương của hai bên về những vấn đề cơ bản, tạo nền tảng cho sự phát triển trước mắt và lâu dài của quan hệ hợp tác hai nước.
Tuyên bố chung bảy điểm đã xác định những định hướng, mục tiêu và giải pháp lớn nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện, sâu sắc và hiệu quả hơn giữa hai nước, tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế, coi hợp tác kinh tế là trọng tâm của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay, trong đó quyết tâm sớm kết thúc đàm phán FTA trong năm 2014 và phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 70 tỷ USD vào năm 2020.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh và Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung-se ký Bản ghi nhớ về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam - Ảnh: TTXVN |
Trong chuyến thăm, hai bên đã ký bốn văn bản thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có chương trình tín dụng trị giá 12 tỷ USD để hỗ trợ các chương trình phát triển ưu tiên của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, đây là kênh tín dụng rất quan trọng với lãi suất ưu đãi kèm theo để Việt Nam đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và nhiều dự án hạ tầng quan trọng khác, giúp Việt Nam đa dạng hóa nhiều kênh vốn khác nhau trong quá trình xây dựng và phát triển.
Bộ trưởng hy vọng, cùng với việc cung cấp nguồn vốn, việc chia sẻ kinh nghiệm phát triển của phía Hàn Quốc sẽ góp phần giúp Việt Nam xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Cùng với Dự án thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử Samsung CE COMPLEX tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, tổng vốn 1,4 tỷ USD, được trao giấy chứng nhận đầu tư trong dịp này, nhiều dự án hợp tác mới đang mở ra giữa các doanh nghiệp hai nước, hướng đến những lĩnh vực công nghệ cao, phù hợp với ưu tiên phát triển của Việt Nam như công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, xây dựng kết cấu hạ tầng.
Nhiều Tập đoàn lớn của Hàn Quốc cho biết đã có kế hoạch mở rộng đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Có thể cảm nhận một làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc đang hướng về Việt Nam.
Hợp tác lao động cũng là một nội dung quan trọng được đề cập trong hội đàm ở cấp cao nhất, trong cuộc làm việc giữa hai Bộ trưởng Lao động.
Phía Hàn Quốc thể hiện quyết tâm thực hiện những trao đổi, cam kết ở cấp cao nhất về tháo gỡ vướng mắc khó khăn và tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực lao động.
Qua trao đổi, làm việc, đi thăm cơ sở, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết rất mừng là người lao động của Việt Nam được phía Hàn Quốc đánh giá cao về kỹ năng lao động. Anh chị em cần cù, khéo tay và phần đông đều thấy trách nhiệm của mình là cố gắng làm việc, hết hạn thì về nước để có điều kiện cho những người khác tiếp tục đi lao động sang Hàn Quốc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Cảng Busan mới - Ảnh: TTXVN |
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất bây giờ là một số lao động không thực hiện nghiêm quy định về hợp tác, mỗi kỳ lao động là 4 năm 10 tháng nhưng một số người dù hết hạn vẫn không về.
Việt Nam đã có một số biện pháp tích cực, như gặp địa phương, gia đình những người lao động đề nghị động viên con em mình hết hạn lao động thì về nước; rồi quy định xử phạt, quy định ký quỹ, nhưng đến nay tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng ở lại Hàn Quốc vẫn trên 30%.
Đến tháng 12 này, hai Bộ ngồi lại đánh giá, nếu tỷ lệ này không giảm thì đó sẽ là một trở ngại trong việc ký thỏa thuận hợp tác lao động bình thường với Hàn Quốc.
Hy vọng với sự cộng tác tích cực của cả hai bên, thỏa thuận hợp tác lao động bình thường giữa hai nước sẽ được ký kết vào tháng 12 tới.
Qua chuyến thăm, quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực khác cũng có những tiến triển tốt. Những chương trình hợp tác đã có sẽ được tiếp tục, như chương trình dạy nghề, chương trình hỗ trợ về an toàn lao động, phía bạn hứa sẽ tập trung cao để thúc đẩy các dự án hợp tác đã có.
Tăng cường hợp tác giữa các địa phương
Tháng 10 ở Seoul đang là mùa Thu - mùa đẹp nhất trong năm. Thủ đô Seoul sầm uất và hiện đại, diện tích chỉ chiếm 0,6% nhưng dân số chiếm tới 1/5 tổng số dân của Hàn Quốc, vậy mà mọi thứ vẫn tuân theo trật tự, ngăn nắp.
Thành phố trung tâm lớn nhất Hàn Quốc duyên dáng nép mình dọc hai bên bờ sông Hàn thơ mộng, với những triền đồi thoai thoải, những mảng xanh của các loại cây lá kim được trồng đan xen.
Sau Seoul, điểm đến tiếp theo của Tổng Bí thư và Đoàn trong chuyến thăm là thành phố cảng Busan, trung tâm kinh tế lớn thứ 2 của Hàn Quốc. Đây cũng là đối tác, là người anh em kết nghĩa của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995, chỉ ba năm sau khi Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đại diện Hội những người yêu Việt Nam tại Busan - Ảnh: TTXVN |
Thị trưởng Busan, ngài Suh Byung Soo cho biết hiện nay, Hàn Quốc có vị thế nhất định về giáo dục và kinh tế đối với các nước trong khu vực ASEAN.
Việt Nam là một nước phát triển mạnh trong khu vực ASEAN, vì thế mà hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam, giữa Busan và Thành phố Hồ Chí Minh đang được thúc đẩy mạnh mẽ, đa dạng trên nhiều lĩnh vực.
Hướng tới kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ kết nghĩa giữa Busan với Thành phố Hồ Chí Minh, hai bên sẽ nỗ lực hơn nữa để nâng tầm quan hệ hợp tác.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân hy vọng, sau chuyến thăm sẽ có bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Busan nói riêng, giữa các địa phương của hai nước nói chung.
Hiện nay, 1.800 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động và gần 60.000 người Hàn Quốc đang sinh sống, học tập, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Điều quan trọng là các doanh nghiệp của Hàn Quốc nói chung, Busan nói riêng có sự tin tưởng khi đầu tư vào Việt Nam cũng như Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong thời gian tới, hai thành phố tập trung thực hiện những cam kết, thỏa thuận hợp tác giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, đặc biệt sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục, thể thao giữa hai bên.
Nền tảng xã hội lâu bền
Tổng thống Park Geun-hye đã gọi quan hệ Hàn-Việt là “mối quan hệ đặc biệt.” Mối quan hệ đó đã được khởi nguồn từ rất sớm, khi các hoàng tử Lý Dương Côn và Lý Long Tường của Việt Nam sang Hàn Quốc sinh sống vào thế kỷ 13.
Từ đó đến nay, dòng họ Lý Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc Hàn, đóng góp tích cực trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ngày đầu tiên đến Seoul, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật đại diện hai dòng họ Lý Tinh Thiện và Lý Hoa Sơn, những hậu duệ của dòng họ Lý hiển hách trong lịch sử Việt Nam.
Xúc động và gần gũi là tình cảm tự nhiên giữa những người con cùng huyết thống lâu ngày gặp lại. Câu chuyện giữa nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng với những người con đất Việt sống xa quê hương đã 7-8 thế kỷ, lại hướng về cội nguồn dân tộc với những kỷ niệm về Thăng Long Hà Nội, Đền Đô (Bắc Ninh), Đền Hùng (Phú Thọ), với niềm tự hào mang trong mình dòng máu Lạc Hồng...
Việt Nam và Hàn Quốc vốn có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, cùng có truyền thống tự lực, tự cường, đó là nền tảng xã hội cho sự phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu bền giữa hai nước.
Ngày nay, Việt Nam-Hàn Quốc đã trở thành đối tác hợp tác chiến lược, là những người bạn chân thành của nhau. Giao lưu nhân dân giữa hai nước không ngừng mở rộng, mỗi năm có gần 1 triệu lượt người của hai nước sang thăm lẫn nhau, hiện có khoảng 130.000 người Hàn sinh sống, làm việc tại Việt Nam, gần 70.000 lao động Việt Nam đang làm việc và hơn 5.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc, hơn 50.000 người Việt Nam lập gia đình với người Hàn Quốc.
Tổng thống Park Geun-hye cho rằng: “Các gia đình này đã tạo nên một xã hội Hàn Quốc đa dạng hơn, sung túc hơn, là nhân tố kết nối quan trọng mối quan hệ đặc biệt giữa Hàn Quốc và Việt Nam.”
Ở Hàn Quốc còn có một tổ chức mang tên Hội những người yêu Việt Nam. Giáo sư-tiến sỹ Park Kwang Joo, Chủ tịch Hội cho biết ở Hàn Quốc, rất nhiều người dân khâm phục quá trình thống nhất của Việt Nam, mặc dù rất khó khăn nhưng Việt Nam đã thống nhất đất nước thành công.
Sau quá trình thống nhất đó, cả một quá trình phát triển của Việt Nam cũng rất ấn tượng đối với người Hàn Quốc. Hội những người yêu Việt Nam chính là nơi hội tụ, kết nối những tấm lòng, thúc đẩy những hoạt động thiết thực, ý nghĩa để góp phần vun đắp, phát triển mối quan hệ Hàn-Việt.
Là thành viên của Hội những người yêu Việt Nam, vợ chồng giáo sư Kim Hyun Jae, Trưởng Khoa Việt Nam học - Đại học Yuongsan, từng học tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và nhận bằng tiến sỹ về Việt Nam học tại đây.
Việt Nam cũng nơi anh, chị gặp nhau và nên duyên vợ chồng, là quê hương thứ 2 của gia đình Kim Hyun Jae.
Tình nguyện tham gia nhiều hoạt động hướng về Việt Nam, giúp đỡ người Việt Nam đang định cư, học tập tại Hàn Quốc, những người như vợ chồng giáo sư Kim Hyun Jae chính là nhịp cầu hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Bốn ngày đã trôi qua ở Seoul, Busan với những dấu ấn tốt đẹp sẽ mãi được khắc ghi. Người dân của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc có thể tin tưởng rằng “Hai nước Việt-Hàn sẽ tiếp tục hợp tác cùng có lợi trong tương lai, như những người bạn chân thành giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, đồng thời là đối tác để cùng nhau mở ra một tương lai đầy hy vọng,” như lời Tổng thống Park Geun-hye.
Theo Vietnam+
Bình luận