(VTC News) - Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao lấy ví dụ về vụ việc bắt Huỳnh Thị Huyền Như để thấy rằng cần phải sửa những điều bất cập của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Chiều 17/6, tại hội trường Quốc hội tiếp tục thảo luận Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi. Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã được mời lên để giải trình những điều luật trong dự thảo còn nhiều ý kiến tranh cãi.
Đối với quy định không bắt giam phụ nữ đang mang thai, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình dẫn ra ví dụ trong vụ án Huyền Như. Luật cũ không cho phép bắt giam khi Huyền Như đã mang thai. Tuy nhiên, luật mới sẽ khắc phục bất cập này.
“Anh em run tay không dám phê, không dám bắt, nhưng tôi đồng ý với đề nghị cơ quan điều tra bắt giam, nhưng lưu ý phải có chăm sóc của y tế”, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình nói.
Ông Nguyễn Hòa Bình cũng cho rằng, trong quá trình thảo luận có ý kiến khác nhau của các đại biểu là đương nhiên, không thể tránh khỏi.
Chiều 17/6, tại hội trường Quốc hội tiếp tục thảo luận Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi. Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã được mời lên để giải trình những điều luật trong dự thảo còn nhiều ý kiến tranh cãi.
Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình |
“Anh em run tay không dám phê, không dám bắt, nhưng tôi đồng ý với đề nghị cơ quan điều tra bắt giam, nhưng lưu ý phải có chăm sóc của y tế”, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình nói.
Ông Nguyễn Hòa Bình cũng cho rằng, trong quá trình thảo luận có ý kiến khác nhau của các đại biểu là đương nhiên, không thể tránh khỏi.
Huỳnh Thị Huyền Như tại phiên tòa phúc thẩm |
Nhiều ý kiến cũng tranh luận về “Quyền của bị can bị cáo không phải đưa ra lời nhận tội hay chứng cứ chống lại mình”.
Tuy nhiên, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình lý giải: “Đấy là quyền tự thân, còn ép buộc là tác động từ bên ngoài. Điều này đã được quy định tại điều 7, tức là cơ quan tiến hành tố tụng không được ép cung, nhục hình để buộc bị can, bị cáo nhận tội. Cái này được quy định rồi, còn đây là quyền tự thân của bị can, bị cáo giống như nhiều đại biểu đã trình bày”.
Bên cạnh đó, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao cũng lý giải thêm về quy định không tạm giam người trên 70 tuổi.
“Thứ nhất theo thông báo tuổi bình quân của Việt Nam là trên 73, nhưng có những người nói 80 – 90 tuổi vẫn còn phạm tội. Nhưng nói về số đông chúng tôi thấy dưới tuổi thọ trung bình của quốc gia là 70 là hợp lý”, ông Bình lý giải.
Ông Bình cho rằng dù khoản 5 quy định về cơ bản không được tạm giam phụ nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng, người trên 70 tuổi nhưng trong trường hợp đặc biệt vẫn có thể tạm giam.
Vì vậy, ông Bình trấn an các đại biểu không nên quá lo lắng. Những người ngoài 70 tuổi nhưng phạm tội nghiêm trọng như cầm đầu tổ chức mafia thì vẫn sẽ bị tạm giam theo quy định của pháp luật.
“Tiếp tục gây án, tiếp tục gây nguy hiểm cho xã hội, trốn truy nã, xâm phạm an ninh quốc gia… thì vẫn tạm giam”, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình khẳng định.
Bình luận