Ngày 28/8, TAND TP Hà Nội tiếp tục mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án tranh chấp trường TH-THCS Pascal giữa Cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục TDS Việt Nam (Công ty TDS) và trường THCS-THPT Newton (đơn vị quản lý trường TH - THCS Pascal).
Trong vụ án này, nguyên đơn là bà Trần Kim Phương (đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục TDS) và bị đơn là bà Lê Thị Bích Dung (đại diện trường THCS-THPT Newton). Bà Phương có đơn kháng cáo toàn bộ bản án cấp sơ thẩm.
Sau 2 buổi xét xử (ngày 19/8 và 28/8), đại diện VKS nhận định, bản án sơ thẩm tuyên là có căn cứ, đúng quy định pháp luật.

Trường THCS-THPT Newton được quản lý, sử dụng diện tích đất và được sở hữu 1/2 tòa nhà 6 tầng xây dựng tại lô TH1.
"Cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc yêu cầu trường THCS-THPT Newton trả lại hóa đơn giá trị gia tăng và thanh toán tiền chênh lệch giữa phần chi mua thiết bị trường học theo bảng kê ngày 31/5/2018 với biên bản bàn giao nhận thực tế ngày 18/7/2018 của Công ty TNHH Khai Phát tại ngân hàng là có cơ sở.
Đối với hợp đồng kinh tế chuyển nhượng một phần lô đất TH1, trường liên cấp Pascal và hợp tác xây dựng trường Pascal ký ngày 3/11/2016, tại bản án sơ thẩm đã nhận định, chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn về hủy một phần của hợp đồng trên, đề nghị hợp đồng trên vô hiệu một phần tức là vô hiệu phần chuyển nhượng trường liên cấp Pascal", vị đại diện VKS nói.
Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng, trong phần quyết định của bản án lại không tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Công ty TDS Việt Nam ký ngày 3/11/2016 vô hiệu một phần là còn thiếu sót. Do đó, cần phải sửa một phần bản án sơ thẩm.
Cụ thể, tuyên bố hợp đồng kinh tế về việc chuyển nhượng một phần lô đất TH1, trường liên cấp Pascal, hợp tác xây dựng ký ngày 3/11/2016 giữa Công ty TDS và trường Pascal bị vô hiệu một phần là phần chuyển nhượng trường liên cấp Pascal.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm nhận định và không chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty TDS về việc trả hóa đơn giá trị gia tăng. Tuy nhiên, trong phần nhận định chưa thể hiện rõ là cần rút kinh nghiệm ở cấp sơ thẩm.
VKS đề nghị HĐXX bác kháng cáo của Công ty TDS, sửa bản án sơ thẩm dân sự của TAND quận Bắc Từ Liêm, tuyên bố về hợp đồng kinh tế chuyển nhượng một phần lô đất TH1, trường liên cấp Pascal, hợp tác xây dựng ký ngày 3/11/2016 có hiệu lực một phần và vô hiệu phần chuyển nhượng trường liên cấp Pascal.
“Nhận định của VKS tại phiên tòa này là một tin vui cho toàn bộ học sinh, giáo viên trường Pascal trước thềm năm học mới”, bà Lê Thị Bích Dung nói.
Như VTC News đưa tin, khoảng cuối năm 2019, TAND quận Bắc Từ Liêm mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư giữa nguyên đơn là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục TDS Việt Nam (Công ty TDS), đại diện là bà Trần Kim Phương, bị đơn là trường THCS-THPT Newton đại diện là bà Lê Thị Bích Dung.
Đây là vụ việc rất hy hữu trong giáo dục ngay giữa Thủ đô khi trường Pascal bị chiếm giữ, hủy hoại tài sản và bị ngăn cản hoạt động giáo dục tại lô TH1, khu đô thị Cổ Nhuế (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm).
Theo bản án của TAND quận Bắc Từ Liêm, công ty TDS thành lập vào năm 2010, gồm nhiều cổ đông, trong đó, bà Lê Thị Bích Dung nắm giữ 30% cổ phần. Bà Dung còn là hiệu trưởng và đại diện theo pháp luật của trường Newton.
Năm 2011, công ty được cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng trường Pascal tại ô đất NT, TH1, TH2, khu đô thị mới Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm.
Năm 2013 bà Phương mua lại cổ phần công ty TDS, số cổ phần này tương đương 2 lô đất NT và TH1 với diện tích là 14.947m2 và là chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thị Minh Tín là giám đốc, bà Lê Thị Bích Dung là phó giám đốc, cả ba đều là người đại diện theo pháp luật.
Trong quá trình hợp tác, hai bên phát sinh tranh chấp và xảy ra nhiều vụ việc khi trường Pascal bị chiếm giữ, hủy hoại tài sản và bị ngăn cản hoạt động giáo dục. Cụ thể, từ tháng 5-7/2018, bà Phương treo banner chống đối trường Pascal, Newton và đổ gạch đá trước trường học.
Trước sức ép trên, ngày 10/7/2018, bà Dung ký hợp đồng chuyển nhượng 13,09% cổ phần cho bà Phương, tương ứng với giá trị 15 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau đó hai bên vẫn xảy ra mâu thuẫn, bất đồng và đến tháng 4/2018, bà Phương khởi kiện trường Newton, phía bà Dung cũng có yêu cầu phản tố.
Sau nhiều ngày xét xử, TAND quận Bắc Từ Liêm quyết định đình chỉ việc xét xử một phần yêu cầu khởi kiện của công ty TDS (bà Phương) về việc yêu cầu trường THCS - THPT Newton trả 50% tiền thuê cơ sở vật chất của Tòa nhà TH1 năm học 2017 -2018 và trả 40% cổ phần của trường Pascal năm học 2017 -2018.
Tòa chấp nhận yêu cầu phản tố của trường THCS - THPT Newton, tuyên bố hủy hợp đồng số 07 ký ngày 10/7/2018, hủy hợp đồng ủy quyền huy động vốn ngày 22/11/2016. Đồng thời hủy bỏ các biên bản làm việc và các hợp đồng ký từ ngày 20/5/2018 đến ngày 10/7/2018.
Công ty TNHH Khai Phát do bà Trần Kim Phương làm đại diện được nhận lại và thụ hưởng số tiền 42,2 tỷ đồng do Trường Newton đã chuyển vào tài khoản của công ty Khai Phát ngày 2/11/2018. Công nhận hiệu lực của hợp đồng ngày 23/1/2017. Trường THCS-THPT Newton thanh toán cho công ty TDS (bà Phương) số tiền 14,237 tỷ đồng.
Để đảm bảo trật tự và ổn định trong hoạt động của trường THCS và THPT Newton tại lô TH1, Tòa phân định cho bà Dung (trường Newton) được quản lý sử dụng khai thác diện tích đất 2.896,3m2 tại lô TH1 khu đô thị Cổ Nhuế và được sở hữu 1/2 tòa nhà 6 tầng xây dựng trên toàn bộ diện tích được phân định. Hai bên được quyền xây ngăn phần diện tích riêng biệt với phần còn lại của lô TH1.
Trường THCS-THPT Newton có nghĩa vụ đến Sở Kế hoạch và đầu tư để hoàn tất thủ tục khôi phục lại tư cách cổ đông trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với 10,5% cổ phần trong Công ty TDS theo quy định của pháp luật.
Chấp nhận một phần yêu cầu của rường TH-THCS Pascal tuyên bố hợp đồng thuê cơ sở vật chất số 05/HĐTH/PAS-KP ngày 10/7/2018 ký giữa công ty TNHH Khai Phát và bà Nguyễn Thị Minh Tín là vô hiệu. Buộc Công ty TNHH Khai Phát phải trả số tiền 2 tỷ đồng cho rường TH-THCS Pascal. Nếu không trả tiền, công ty này sẽ phải trả tiền lãi theo quy định.
Bình luận (1)
Đây là vấn đề lớn ảnh hưởng đến anh sinh xã hội, đề nghị các đại biểu Quốc hội cần sâu sát thực tế cuộc sống của người lao động và mối quan hệ trong xã hội hiện tại.
1. Người lao động nào cũng kỳ vọng sẽ được nhận lương hưu sau quá trình cống hiến cho xã hội công sức của mình.
2. Người lao động đều có nhu cầu sinh hoạt và được sống trong xã hội. Việc làm là nhu cầu để có thu nhập đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt và sống của người lao động.
3. Trong mối quan hệ kinh tế xã hội, sẽ có người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên người sử dụng lao động có thể không có nhu cầu sử dụng lao động hoặc không đủ khả năng sử dụng lao động. Đến khi đó người lao động sẽ mất việc làm.
4. Khi mất việc làm họ vẫn có nhu cầu sinh hoạt và sống, đầu tiên là trợ cấp thất nghiệp, sau khi không còn trợ cấp thất nghiệp thì họ phải tìm việc làm khác để sống. Tuy nhiên sau nhiều năm làm việc, nguồn lực của bản thân suy giảm và họ khó có thể được nhận vào làm việc ( phần lớn các doanh nghiệp đều yêu cầu tuyển dụng với độ tuổi từ 20 - 35 tuổi, trừ một số ít ngành nghề có thể chấp nhận độ tuổi cao hơn ). Vì vậy những người có độ tuổi trên 35 tuổi sẽ có rất ít cơ hội việc làm.
5. Sau khi mất việc làm ở tuổi 40, không có khả năng tìm việc làm mới, họ mong muốn nhận bảo hiểm xã hội một lần: để sinh hoạt và sống bằng cách sử dụng đồng tiền này mưu sinh cuộc sống, nếu không nhận được khoảng bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ có rất ít cơ hội để chờ đủ tuổi về hưu để được hưởng lương hưu ( mặc dù đã đủ 20 năm đóng bảo hiểm ).