(VTC News) - Bác sỹ Hải cảnh báo, mùa viêm não Nhật Bản diễn ra vào cuối Xuân đầu Hè, hoặc cuối mùa Hè đầu mùa Thu nên các bậc phụ huynh cần cảnh giác.
Cháu Trần Minh K., 9 tháng tuổi, từ Bắc Giang, nhập khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương mấy ngày nay trong tình trạng sốt cao dẫn đến hôn mê sâu, mất hết các phản xạ, giãn đồng tử hai bên mắt, đáp ứng kém với ánh sáng, suy hô hấp, thở nhanh và sâu.
Theo Ths.BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm của BV này, cháu K. bị viêm não Nhật Bản. Bác sỹ này cho biết: “So với các năm trước bệnh viêm não Nhật Bản năm nay tại Bệnh viện Nhi Trung ương chưa thấy có biến động và chưa có chiều hướng gia tăng ca mắc mới”.
“Điều này là tín hiệu đáng mừng, có thể do hệ thống bệnh viện vệ tinh góp phần chữa trị những ca bệnh nhẹ từ tuyến dưới, hoặc cũng có thể đây là thành quả của việc triển khai các chiến dịch tiêm chủng vắc xin, trong đó có vắc xin viêm não Nhật Bản”.
Tuy nhiên, BS Lâm cũng khuyến cáo, do đây là căn bệnh nguy hiểm đặc biệt là với trẻ nhỏ nên mọi người cần hết sức cảnh giác. Bởi khi mắc bệnh viêm não Nhật Bản trẻ nhỏ thường bị tổn thương hệ thần kinh trung ương, sốt cao, nôn vọt…nặng hơn nữa là hôn mê, co giật gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo BS Lâm, bệnh viêm não chủ yếu lây qua muỗi đốt thông qua một vật chủ chung gian như chim, lợn… Vì thế, việc vệ sinh sạch sẽ nơi sinh sống, tránh bị muỗi đốt là biện pháp vô cùng quan trọng để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Bác sỹ Đỗ Thiện Hải, Phó khoa Truyền Nhiễm, BV Nhi TW cảnh báo: Mùa viêm não Nhật Bản diễn ra vào cuối Xuân đầu Hè, hoặc cuối mùa Hè đầu mùa Thu nên các bậc phụ huynh cần cảnh giác.
Theo Bác sỹ Đỗ Thiện Hải, trẻ bị viêm não Nhật Bản sẽ bị di chứng rất nặng cả về sức khỏe tâm thần và vận động. Trẻ có thể phải nằm một chỗ cả đời, thậm chí tử vong.
Viêm não Nhật Bản gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm tỷ lệ trên 90% số ca mắc) trong đó đa số là trẻ từ 1-5 tuổi nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh.
Sau thời gian ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày, bệnh sẽ xuất hiện theo 3 giai đoạn: Giai đoạn khởi phát, khoảng từ 1 đến 6 ngày. Bệnh nhân có sốt đột ngột, thường kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và nôn.
Ở giai đoạn toàn phát, người bệnh tiếp tục sốt cao 38°C- 40°C, kéo dài; có biểu hiện của viêm màng não (đau đầu, cứng gáy, nôn và buồn nôn, táo bón). Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn ý thức (kích thích vật vã hoặc li bì, u ám, có thể đi vào hôn mê).
Bệnh viêm não Nhật Bản lây theo đường máu, do muỗi Culex tritaeniorhynchus đốt hút máu động vật nhiễm vi rút rồi đốt người, qua đó truyền vi rút cho người. Vi rút được truyền qua vết đốt của muỗi cái, từ tuyến nước bọt có chứa vi rút.
Vì vậy, để tránh bị viêm não Nhật Bản tấn công, cần tránh bị nhiễm bệnh từ muỗi. Người dân khi ngủ cần mắc màn, tạo không khí sạch sẽ, phát quang bụi rậm, không để nước tù đọng gần nhà.
Và một biện pháp quan trọng hàng đầu cần làm mà bác sỹ Hải nhắc đi nhắc lại là tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Đối với trẻ em dưới 5 tuổi nên tiêm cho trẻ khi được 12-15 tháng tuổi, theo lịch tiêm đủ 3 mũi của chương trình tiêm chủng mở rộng. Có thể tiêm nhắc sau 5 năm kể từ mũi tiêm thứ 3.
Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vác xin viêm não Nhật Bản thì tiêm ngay càng sớm càng tốt, theo lịch tiêm đủ 3 mũi cơ bản. Mũi tiêm nhắc sau 5 năm.
Đối với người lớn, nếu chưa từng tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản nên tiêm ngay, theo lịch tiêm 3 mũi cơ bản. Nếu đã từng tiêm liều cơ bản thì chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi.
Nên tổ chức tiêm trước mùa bệnh khoảng 1 tháng vì kháng thể bảo vệ bước đầu chỉ được tạo thành khoảng 3 tuần sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản liều 2, và kháng thể bảo vệ cơ bản chỉ có sớm nhất 1 tuần sau vác xin mũi thứ 3.
» Cục trưởng Y tế dự phòng nói về viêm não Nhật Bản
» Cẩn trọng bệnh viêm não Nhật Bản tấn công
» Hà Nội rốt ráo với tiêm phòng viêm não Nhật Bản
» Viêm não Nhật Bản B: Nguy hiểm khủng khiếp
Nam Anh
Cháu Trần Minh K., 9 tháng tuổi, từ Bắc Giang, nhập khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương mấy ngày nay trong tình trạng sốt cao dẫn đến hôn mê sâu, mất hết các phản xạ, giãn đồng tử hai bên mắt, đáp ứng kém với ánh sáng, suy hô hấp, thở nhanh và sâu.
Trẻ bị viêm não Nhật Bản. Ảnh: ANTD |
“Điều này là tín hiệu đáng mừng, có thể do hệ thống bệnh viện vệ tinh góp phần chữa trị những ca bệnh nhẹ từ tuyến dưới, hoặc cũng có thể đây là thành quả của việc triển khai các chiến dịch tiêm chủng vắc xin, trong đó có vắc xin viêm não Nhật Bản”.
Tuy nhiên, BS Lâm cũng khuyến cáo, do đây là căn bệnh nguy hiểm đặc biệt là với trẻ nhỏ nên mọi người cần hết sức cảnh giác. Bởi khi mắc bệnh viêm não Nhật Bản trẻ nhỏ thường bị tổn thương hệ thần kinh trung ương, sốt cao, nôn vọt…nặng hơn nữa là hôn mê, co giật gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo BS Lâm, bệnh viêm não chủ yếu lây qua muỗi đốt thông qua một vật chủ chung gian như chim, lợn… Vì thế, việc vệ sinh sạch sẽ nơi sinh sống, tránh bị muỗi đốt là biện pháp vô cùng quan trọng để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Bác sỹ Đỗ Thiện Hải, Phó khoa Truyền Nhiễm, BV Nhi TW cảnh báo: Mùa viêm não Nhật Bản diễn ra vào cuối Xuân đầu Hè, hoặc cuối mùa Hè đầu mùa Thu nên các bậc phụ huynh cần cảnh giác.
Theo Bác sỹ Đỗ Thiện Hải, trẻ bị viêm não Nhật Bản sẽ bị di chứng rất nặng cả về sức khỏe tâm thần và vận động. Trẻ có thể phải nằm một chỗ cả đời, thậm chí tử vong.
Viêm não Nhật Bản gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm tỷ lệ trên 90% số ca mắc) trong đó đa số là trẻ từ 1-5 tuổi nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh.
Sau thời gian ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày, bệnh sẽ xuất hiện theo 3 giai đoạn: Giai đoạn khởi phát, khoảng từ 1 đến 6 ngày. Bệnh nhân có sốt đột ngột, thường kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và nôn.
Ở giai đoạn toàn phát, người bệnh tiếp tục sốt cao 38°C- 40°C, kéo dài; có biểu hiện của viêm màng não (đau đầu, cứng gáy, nôn và buồn nôn, táo bón). Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn ý thức (kích thích vật vã hoặc li bì, u ám, có thể đi vào hôn mê).
Bệnh viêm não Nhật Bản lây theo đường máu, do muỗi Culex tritaeniorhynchus đốt hút máu động vật nhiễm vi rút rồi đốt người, qua đó truyền vi rút cho người. Vi rút được truyền qua vết đốt của muỗi cái, từ tuyến nước bọt có chứa vi rút.
Vì vậy, để tránh bị viêm não Nhật Bản tấn công, cần tránh bị nhiễm bệnh từ muỗi. Người dân khi ngủ cần mắc màn, tạo không khí sạch sẽ, phát quang bụi rậm, không để nước tù đọng gần nhà.
Và một biện pháp quan trọng hàng đầu cần làm mà bác sỹ Hải nhắc đi nhắc lại là tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Đối với trẻ em dưới 5 tuổi nên tiêm cho trẻ khi được 12-15 tháng tuổi, theo lịch tiêm đủ 3 mũi của chương trình tiêm chủng mở rộng. Có thể tiêm nhắc sau 5 năm kể từ mũi tiêm thứ 3.
Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vác xin viêm não Nhật Bản thì tiêm ngay càng sớm càng tốt, theo lịch tiêm đủ 3 mũi cơ bản. Mũi tiêm nhắc sau 5 năm.
Đối với người lớn, nếu chưa từng tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản nên tiêm ngay, theo lịch tiêm 3 mũi cơ bản. Nếu đã từng tiêm liều cơ bản thì chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi.
Nên tổ chức tiêm trước mùa bệnh khoảng 1 tháng vì kháng thể bảo vệ bước đầu chỉ được tạo thành khoảng 3 tuần sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản liều 2, và kháng thể bảo vệ cơ bản chỉ có sớm nhất 1 tuần sau vác xin mũi thứ 3.
» Cục trưởng Y tế dự phòng nói về viêm não Nhật Bản
» Cẩn trọng bệnh viêm não Nhật Bản tấn công
» Hà Nội rốt ráo với tiêm phòng viêm não Nhật Bản
» Viêm não Nhật Bản B: Nguy hiểm khủng khiếp
Nam Anh
Bình luận