USS Carl Vinson, tàu sân bay Mỹ sẽ tới thăm Đà Nẵng từ 5-9/3 là 1 trong 10 tàu sân bay năng lượng hạt nhân lớp Nimitz của Hải quân Mỹ.
Các tàu sân bay được coi là một trong những môi trường làm việc nguy hiểm nhất thế giới. Mặc dù có bề ngoài giống đường băng thông thường nhưng tàu có cách hoạt động rất khác do kích thước nhỏ.
Khi đội vận hành của lớp tàu sân bay Nimitz vào guồng làm việc, họ có thể cho cất cánh và hạ cánh các máy bay với một tần suất 20 giây/máy bay trong không gian hạn hẹp.
Vì bề mặt tàu không đủ dài cho các máy bay quân sự cất cánh hoặc hạ cánh như bình thường, nên các tàu sân bay phải sử dụng đến những phương pháp hỗ trợ đặc biệt.
Để giải quyết bài toán đẩy tốc độ máy bay lên cao, đủ điều kiện cất cánh trong một khoảng cách ngắn, các tàu sân bay sử dụng một hệ thống phóng có nguyên lý hoạt động giống như súng cao su (catapult). Trong 4 ống phóng của tàu, mỗi ống bao gồm 2 pít-tông nằm trong hai xy-lanh song song với nhau, dài bằng khoảng một sân bóng đá, nằm bên dưới sàn.
Video: "Bí quyết" nằm trong hệ thống cất cánh của tàu sân bay Mỹ
Khi máy bay sẵn sàng, các nhân viên vận hành làm đầy xy-lanh với áp lực cao tạo ra từ lò phản ứng của tàu. Hơi cung cấp lực đẩy cần thiết để đẩy pít-tông và bắn máy bay về phía trước với lực nâng đủ để cất cánh.
Mức độ áp lực cần điều chỉnh là rất quan trọng, nếu áp lực quá thấp, máy bay sẽ không cất cánh được, có khả năng rơi xuống biển, còn nếu áp lực quá cao, sự đột ngột có thể làm gãy càng mũi.
Hệ thống hơi này có thể đẩy một máy bay nặng 20 tấn từ tốc độ 0 lên khoảng 265 km/h chỉ trong 2 giây. Bên cạnh hệ thống hơi, Mỹ cũng thử nghiệm ống phóng dựa trên nguyên lý điện từ để quá trình phóng máy bay cất cánh được trơn tru hơn.
Bình luận