1. Triều đại phong kiến nhà Lý có bao nhiêu đời vua?
- A
8
- B
9
"Đại Việt sử ký toàn thư" thống kê, triều đại nhà Lý có 9 đời vua bắt đầu từ năm 1010 - 1225. Vị vua đầu tiên là Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) - ông lên ngôi sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê.
- C
10
- D
11
2. Việc làm đầu tiên sau khi lên ngôi của vua Lý Thái Tổ?
- A
Cắt giảm thuế
- B
Phân chia ruộng đất
- C
Dời kinh đô
Ngay sau khi lên ngôi, tháng 2/1010 vua Lý Thái Tổ vi hành ban tiền lụa cho các bô lão có công. Trong chuyến vi hành này, vua cảm thán: "Thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác". Tuân theo lời vua Lý Thái Tổ, tháng 7/1010, triều đình từ thành Hoa Lư (nay là Ninh Bình), dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La - sau đổi tên thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay).
- D
Tu sửa, xây dựng cung điện, đền, miếu
3. Thời kỳ nhà Lý, nước ta có 2 Quốc hiệu là những tên nào?
- A
Đại Cồ Việt và Đại Việt
Từ năm 1010 đến 1053, niên hiệu của nước ta là Đại Cồ Việt. Niên hiệu này được đặt từ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Đến năm 1054, ngay sau khi lên ngôi, vua Lý Thánh Tông cho đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, nuôi hoài bão xây dựng đất nước thành quốc gia văn minh hùng mạnh. Quốc hiệu Đại Việt tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), kéo dài từ năm 1054 đến năm 1804, trải qua các triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 723 năm.
- B
Đại Việt và Đại Nam
- C
Đại Nam và Đại Ngu
- D
Đại Cồ Việt và Đại Nam
4. Chùa Một cột được xây dựng bởi vị vua nào nhà Lý?
- A
Lý Thánh Tông
- B
Lý Thần Tông
- C
Lý Thái Tông
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Chùa Một cột được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào mùa đông nǎm 1049 (tên gọi đầu tiên - Chùa Diên Hựu). Ông từng chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên tòa sen đưa tay dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, ông kể lại cho các quan nghe. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm tòa sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Trải qua thời gian dài của lịch sử và chiến tranh, nguyên bản Chùa Một cột đã hư hỏng. Chùa Một Cột hiện nay được xây dựng lại vào năm 1955.
- D
Lý Anh Tông
5. Vị vua nhà Lý có nhiều hoàng hậu nhất trong lịch sử phong kiến của Việt Nam là ai?
- A
Lý Thái Tông
- B
Lý Thái Tổ
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, vua Lý Công Uẩn (hiệu là Lý Thái Tổ) có nhiều hoàng hậu nhất trong triều đại phong kiến của Việt Nam. Trong vòng 6 năm từ 1010 - 1016, sau khi ổn định triều cuộc, ông từng phong cho 9 vợ của mình làm hoàng hậu. (6 bà lập năm 1010, 3 bà lập năm 1016 gồm: Tá Quốc hoàng hậu, Lập Nguyên hoàng hậu, Lập Giáo hoàng hậu...). Trong đó, Lập Giáo hoàng hậu (tên huý Lê Thị Phất Ngân) là người đứng đầu lục cung.
- C
Lý Thánh Tông
- D
Lý Nhân Tông
6. Lý do vua Lý Thái Tổ lập đến 9 người làm làm hoàng hậu?
- A
Hoàng hậu cũ băng hà nên phải lập hoàng hậu mới
- B
Sủng ái thê thiếp
- C
Ổn định triều cuộc, gia tăng thế lực
Ngoài vua Lý Thái Tổ, cả 9 đời vua triều đại nhà Lý đều lập nhiều hoàng hậu, người ít nhất là vua Lý Thần Tông - 3 người. Theo lý giải của sách “Kể chuyện chốn hậu cung”, chế độ đa hậu có từ thời nhà Tiền Lê. Thời ấy, tuy chính quyền trung ương được thiết lập nhưng nhiều nơi, nhất là miền dân tộc thiểu số và nơi cách xa kinh đô vẫn chưa một lòng hướng về triều đình. Họ nổi dậy làm loạn. Để ổn định triều cuộc và gia tăng thế lực, hạn chế nội chiến giao tranh, các vị vua nhà Tiền Lê và Lý chọn con gái, em gái của các bộ tộc, tộc trưởng lập làm hoàng hậu. "Lập nhiều hoàng hậu, những hoàng đế Tiền Lê và Lý tỏ rõ sự trọng thị đối với các thế lực lớn trong triều ngoài nội, đảm bảo sự chia quyền giữa họ, để họ tự khống chế nhau, qua đó chính quyền trung ương bớt được mối lo về một thế lực mạnh khuynh đảo triều đình", sách ghi rõ.
- D
Cả 3 đáp án trên
7. Vua Lý Thái Tổ có bao nhiêu người con?
- A
17
- B
18
- C
19
- D
20
Sử sách ghi lại, vua Lý Thái Tổ có 20 người con (7 hoàng tử, 13 công chúa). Vào năm 1028, ông truyền ngôi cho con trai trưởng là Lý Phật Mã (tên huý Lý Đức Chính), lấy hiệu Lý Thái Tông.
8. Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lý?
- A
Lý Anh Tông
- B
Lý Cao Tông
- C
Lý Huệ Tông
- D
Lý Chiêu Hoàng
Lý Chiêu Hoàng là vị vua thứ 9 - cũng là vua cuối cùng của triều đại nhà Lý. Bà cũng là vị vua nữ duy nhất trong lịch sử phong kiến của Việt Nam. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Chiêu Hoàng sinh năm Mậu Dần (1218), là con gái vua Lý Huệ Tông. Khi bà chào đời, nhà Lý đã vào thời kỳ suy tàn. Ông nội của bà, tức Lý Cao Tông được biết đến là ông vua "chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi lên như ong, đói kém liền năm" nên cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy. Tháng 10 năm Giáp Tuất (1224), bà được cha nhường ngôi trở thành vua khi mới 6 tuổi. Sau đó 1 năm, Điều tiết chỉ huy xứ Trần Thủ Độ dàn xếp cho cháu của mình là Trần Cảnh vào cung hầu hạ Lý Chiêu Hoàng. Trần Cảnh được Chiêu Hoàng gần gũi, yêu mến, hay trêu đùa. Trần Thủ Độ lấy dịp đó dựng nên cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh. Tháng 11 năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng bị Trần Thủ Độ ép xuống chiếu nhường ngôi cho chồng Trần Cảnh. Triều đại nhà Lý kết thúc sau 216 năm tồn tại
Bình luận