• Zalo

Vị trí lý tưởng để ngắm nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ tại Việt Nam

Khoa học - Công nghệThứ Tư, 25/07/2018 16:10:00 +07:00Google News

Đêm 27, rạng sáng 28/7, nhiều khu vực trên cả nước tại Việt Nam, trong đó có tỉnh Thừa Thiên - Huế và Nam Bộ có thể chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.

Theo các nhà thiên văn học, đêm Rằm tháng 6 (tức đêm 27, sáng 28/7) sẽ xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần.

Nguyệt thực dự tính kéo dài hơn 5 tiếng, từ 00h14 đến 6h28, trong đó nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30 đến 4h13.

trang-mau (1)

Nguyệt thực toàn phần hay còn gọi là hiện tượng "Mặt trăng máu", mặt trăng chuyển ngả màu đỏ. 

Tuy nhiên, vấn đề cản trở lớn nhất hiện nay là thời tiết. Theo chuyên gia dự báo thuộc trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ nhiều khả năng có mưa vừa đến mưa to trong đêm 27 và ngày 28. Do vậy, trời âm u gây cản trở người dân chứng kiến nguyệt thực từ 0h đến 6h30.

Duy nhất các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở vào đến khu vực Nam Bộ, đặc biệt là khu vực ven biển Trung Bộ và Nam Bộ có điều kiện ít mây và không mưa, thời tiết mát mẻ với nhiệt độ dao động từ 25-28 độ C. 

Chính vì vậy, đây được cho là khu vực lý tưởng để quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần cùng mưa sao băng lớn nhất trong năm.

Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng. Khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất, ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ hồng hoặc màu cam sẫm.

Video: Cuối tuần này, Việt Nam đón xem nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ

Lại Chi
Bình luận
vtcnews.vn