"Chúng ta phải xem lại cơ chế quản lý, để một cán bộ như Giang Kim Đạt, chức vụ không cao, chỉ là Trưởng phòng mà lại có thể dễ dàng tham nhũng đến gần 19 triệu USD là điều không thể chấp nhận được”, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn nói.
- Bộ Công an vừa bắt Giang Kim Đạt (nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty TNHH MTV vận tải Viễn Dương Vinashin, thuộc Tập đoàn Vinashin) với cáo buộc chiếm đoạt gần 19 triệu USD và chuyển rất nhiều tiền tham ô, tham nhũng ra nước ngoài. Ông bình luận gì về vụ việc trên?
Tôi hy vọng đây là tiền đề, là “phát súng” đột phá trong chuyện thu hồi tài sản tham nhũng, không phải chỉ trong phá án, tố tụng mà cả trong thanh tra. Trong kiểm tra Đảng cũng phải nghĩ đến chuyện thu hồi tài sản tham nhũng.
Có thể chúng ta không chứng minh được hành vi tham nhũng theo luật pháp đầy đủ, vì hành vi ẩn, nhưng cái thiệt hại hay có dấu hiệu chiếm đoạt thì có thể chứng minh được, phải tìm mọi cách thu hồi về.
Giang Kim Đạt ít tuổi thôi, cấp chỉ là Trưởng phòng, sống chìm như thế mà lại có thể dễ dàng tham nhũng, tham ô một khối tài sản quá lớn. Đây là điều không thể chấp nhận được. Nhưng tôi nghĩ đấy có lẽ chưa phải là duy nhất đâu.
- Làm sao có thể thu hồi tài sản đã được Giang Kim Đạt chuyển ra nước ngoài, thưa ông?
Đúng là hiện nay mắc ở việc, giữa Việt Nam và quốc gia đó có ký kết hiệp định tương trợ tư pháp hay không. Nếu đã ký thì trong đó sẽ có nội dung kê biên, phong tỏa tài khoản, tài sản của đối tượng tham nhũng.
Rất may là hiện nay số quốc gia tham gia Công ước về chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc tương đối nhiều. Do đó, việc kê biên tài sản hoặc phong tỏa tài sản của Giang Kim Đạt ở nước ngoài, đặc biệt là Singapore tôi nghĩ không khó. Tôi cho rằng chúng ta phải kiên quyết thu hồi.
- Nhiều tài sản Giang Kim Đạt chiếm đoạt có dấu hiệu chuyển hóa cho người thân đứng tên. Đây cũng là thực trạng khiến cho việc thu hồi tài sản tham nhũng gặp khó khăn. Ban Nội chính có giải pháp gì để ngăn chặn việc này?
Đây là thủ đoạn tương đối phổ biến của những người tham nhũng. Họ không dại gì mà trực tiếp tham gia hay đứng tên các giao dịch, tài sản. Nếu đứng tên mình thì lộ liễu quá, người ta sẽ đặt dấu hỏi ngay rằng: với thu nhập chính thức thì anh lấy đâu ra mua khối tài sản đó?
Cho nên việc đứng tên người thân, người quen, hay tẩu tán nó, biến hóa tài sản dưới nhiều hình thức khác nhau, về mặt chủ quan chúng ta đều cảm nhận được điều đó. Tuy nhiên, để kết luận rằng, nó có đúng là tài sản được hình thành từ nguồn tài sản tham nhũng không thì phải trải qua quy trình pháp lý rất chặt chẽ. Chúng ta muốn chống tham nhũng quyết liệt, nhưng chúng ta cũng phải thận trọng, không để xảy ra oan sai.
- Qua vụ việc Giang Kim Đạt, cách nào để bịt kẽ hở trong cơ chế kiểm soát thu nhập, kiểm soát tài sản, thưa ông?
Thứ nhất, chúng ta phải xem lại cơ chế quản lý kinh tế xã hội, quản lý các doanh nghiệp như thế nào mà để cho một cán bộ chức vụ không cao, nhưng lại tham nhũng được một số lượng tài sản lớn như thế.
Thứ hai, đúng là cơ chế kiểm soát thu nhập, công khai minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đang còn có những bất cập. Tuy nhiên, tôi cho rằng, cái chính vẫn là cơ chế kiểm soát doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ, dẫn đến cán bộ tham ô một cách dễ dàng số tiền lớn, có thể xóa đói giảm nghèo được cho biết bao nhiêu địa phương.
Nguồn: Tiền Phong
- Bộ Công an vừa bắt Giang Kim Đạt (nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty TNHH MTV vận tải Viễn Dương Vinashin, thuộc Tập đoàn Vinashin) với cáo buộc chiếm đoạt gần 19 triệu USD và chuyển rất nhiều tiền tham ô, tham nhũng ra nước ngoài. Ông bình luận gì về vụ việc trên?
Tôi hy vọng đây là tiền đề, là “phát súng” đột phá trong chuyện thu hồi tài sản tham nhũng, không phải chỉ trong phá án, tố tụng mà cả trong thanh tra. Trong kiểm tra Đảng cũng phải nghĩ đến chuyện thu hồi tài sản tham nhũng.
Có thể chúng ta không chứng minh được hành vi tham nhũng theo luật pháp đầy đủ, vì hành vi ẩn, nhưng cái thiệt hại hay có dấu hiệu chiếm đoạt thì có thể chứng minh được, phải tìm mọi cách thu hồi về.
Giang Kim Đạt ít tuổi thôi, cấp chỉ là Trưởng phòng, sống chìm như thế mà lại có thể dễ dàng tham nhũng, tham ô một khối tài sản quá lớn. Đây là điều không thể chấp nhận được. Nhưng tôi nghĩ đấy có lẽ chưa phải là duy nhất đâu.
Giang Kim Đạt bị bắt ngày 7/7 tại Singapore sau hơn 1.800 ngày trốn truy nã. Ảnh: Công an Nhân dân |
- Làm sao có thể thu hồi tài sản đã được Giang Kim Đạt chuyển ra nước ngoài, thưa ông?
Đúng là hiện nay mắc ở việc, giữa Việt Nam và quốc gia đó có ký kết hiệp định tương trợ tư pháp hay không. Nếu đã ký thì trong đó sẽ có nội dung kê biên, phong tỏa tài khoản, tài sản của đối tượng tham nhũng.
Rất may là hiện nay số quốc gia tham gia Công ước về chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc tương đối nhiều. Do đó, việc kê biên tài sản hoặc phong tỏa tài sản của Giang Kim Đạt ở nước ngoài, đặc biệt là Singapore tôi nghĩ không khó. Tôi cho rằng chúng ta phải kiên quyết thu hồi.
- Nhiều tài sản Giang Kim Đạt chiếm đoạt có dấu hiệu chuyển hóa cho người thân đứng tên. Đây cũng là thực trạng khiến cho việc thu hồi tài sản tham nhũng gặp khó khăn. Ban Nội chính có giải pháp gì để ngăn chặn việc này?
Đây là thủ đoạn tương đối phổ biến của những người tham nhũng. Họ không dại gì mà trực tiếp tham gia hay đứng tên các giao dịch, tài sản. Nếu đứng tên mình thì lộ liễu quá, người ta sẽ đặt dấu hỏi ngay rằng: với thu nhập chính thức thì anh lấy đâu ra mua khối tài sản đó?
Cho nên việc đứng tên người thân, người quen, hay tẩu tán nó, biến hóa tài sản dưới nhiều hình thức khác nhau, về mặt chủ quan chúng ta đều cảm nhận được điều đó. Tuy nhiên, để kết luận rằng, nó có đúng là tài sản được hình thành từ nguồn tài sản tham nhũng không thì phải trải qua quy trình pháp lý rất chặt chẽ. Chúng ta muốn chống tham nhũng quyết liệt, nhưng chúng ta cũng phải thận trọng, không để xảy ra oan sai.
- Qua vụ việc Giang Kim Đạt, cách nào để bịt kẽ hở trong cơ chế kiểm soát thu nhập, kiểm soát tài sản, thưa ông?
Thứ nhất, chúng ta phải xem lại cơ chế quản lý kinh tế xã hội, quản lý các doanh nghiệp như thế nào mà để cho một cán bộ chức vụ không cao, nhưng lại tham nhũng được một số lượng tài sản lớn như thế.
Thứ hai, đúng là cơ chế kiểm soát thu nhập, công khai minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đang còn có những bất cập. Tuy nhiên, tôi cho rằng, cái chính vẫn là cơ chế kiểm soát doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ, dẫn đến cán bộ tham ô một cách dễ dàng số tiền lớn, có thể xóa đói giảm nghèo được cho biết bao nhiêu địa phương.
Nguồn: Tiền Phong
Bình luận