(VTC News) - Thực trạng thực phẩm Trung Quốc lấn át thực phẩm nguồn gốc trong nước không phải là việc có thể dễ dàng kiểm soát, bởi nó còn phụ thuộc vào lòng tin và sự ưa chuộng của chính người tiêu dùng.
Càng gần tới thời điểm cuối năm, tình hình mua bán, trao đổi tại các chợ đầu mối trên cả nước, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM càng trở nên nhộn nhịp, tấp nập.
Tuy nhiên hiện nay, vấn đề thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc hoặc xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc vẫn chưa thực sự được kiểm soát.
Các cơ quan chức năng và các đơn vị kinh doanh các chợ đầu mối của các địa phương dù đang tăng cường công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, song vẫn chưa đạt được nhiều kết quả tốt.
Như tại TP HCM, ở chợ đầu mối Thủ Đức và chợ đầu mối Hóc Môn, tình trạng mỗi ngày có tới hàng nghìn tấn trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng được "biến hình" thành trái cây nhập khẩu từ Mỹ, Úc... diễn ra khá phổ biến.
Theo lời của người dân sinh sống tại khu vực này, những tiểu thương thường mua trái cây theo thùng, bên ngoài có in hình trái cây và chữ Trung Quốc.
Sau đó, họ sẽ dán tem lên trái lê, táo, nho, bằng tem Mỹ, Australia, NewZeland lên từng quả… Toàn bộ số tem này đều được mua ở vựa trái cây chợ đầu mối bán, sau đó các tiểu thương mua về và tự dán.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Quản lý và kinh doanh chợ nông sản Hóc Môn cho biết, ngoài việc kiểm tra hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, giấy kiểm dịch, cơ quan thanh tra còn lấy mẫu kiểm tra định lượng một số loại rau củ, trái cây có nguy cơ cao để có được độ chính xác cao.Tuy nhiên, các mẫu xét nghiệm này phải từ 2 đến 3 ngày mới có kết quả, trong khi các loại rau củ, trái cây chỉ lưu lại trong chợ vài ba tiếng đồng hồ là đã tới tay người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, có những trường hợp thực phẩm Trung Quốc được bán công khai, nhưng vẫn được người tiêu dùng lựa chọn do phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại và quan trọng là, giá thành lại rẻ hơn.
Video: Hiểm họa vô sinh, ung thư từ miếng dán xuất xứ Trung Quốc
Trong khi đó, các mặt hàng tương tự sản xuất trong nước số lượng lại không nhiều, không phong phú về chủng loại do phụ thuộc vào mùa vụ, chưa kể giá thành lại cao hơn.
Theo các tiểu thương tại chợ Thủ Đức, sau khi được bóc, tách vỏ, hành, tỏi Trung Quốc được tiểu thương đóng vào túi cước lưới (trọng lượng 10 kg/túi) để bỏ mối cho bạn hàng. Giá bán cao nhất không quá 40.000 đồng/kg trong khi giá hành, tỏi trong nước bỏ mối có lúc lên tới 80.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Thành Nhân, đại diện vựa rau củ quả Dũng Ngân ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, cho biết: “Vựa nông sản gia đình tôi kinh doanh hơn 10 năm nay, mỗi ngày nhập gần chục tấn hành, tỏi, ớt, gừng các loại để cung ứng cho các tỉnh, thành miền Tây và Đông Nam Bộ nhưng hàng Việt chiếm chưa tới 20%, còn lại là nhập từ Trung Quốc”.
Còn ông Hồ Xuân Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC) cho biết, các mặt hàng nông sản của Việt Nam đang phải vất vả cạnh tranh với hàng Trung Quốc.
Trên thực tế, giá gia vị tươi trong nước cao hơn là do chi phí sản xuất cao. Đơn cử, hành, tỏi Trung Quốc giá bán chỉ 35.000 - 40.000 đồng/kg. Còn hành, tỏi sản xuất ở Quảng Ngãi, Ninh Thuận hoặc các tỉnh miền Tây khi đến tay người tiêu dùng cao hơn nhiều.
Chính vì vậy mới thấy, thực trạng thực phẩm Trung Quốc hoành hành, lấn át thực phẩm nguồn gốc trong nước không phải là việc có thể dễ dàng kiểm soát, bởi nó còn phụ thuộc vào chính lòng tin và sự ưa chuộng của người tiêu dùng, cũng như khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả của hàng Việt Nam trên thị trường.
Video: Ớn lạnh với kho thịt bò để đông lạnh hơn 40 năm của Trung Quốc
Các chợ đầu mối của TP HCM là nơi tập kết và cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân thành phố và cả nước. Trung bình mỗi ngày, chợ đầu mối Thủ Đức và chợ đầu mối Hóc Môn nhập về gần 6.000 tấn rau, củ, trái cây và thịt heo để cung ứng cho thị trường.
Huyền Trân
Càng gần tới thời điểm cuối năm, tình hình mua bán, trao đổi tại các chợ đầu mối trên cả nước, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM càng trở nên nhộn nhịp, tấp nập.
Tuy nhiên hiện nay, vấn đề thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc hoặc xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc vẫn chưa thực sự được kiểm soát.
Các cơ quan chức năng và các đơn vị kinh doanh các chợ đầu mối của các địa phương dù đang tăng cường công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, song vẫn chưa đạt được nhiều kết quả tốt.
Như tại TP HCM, ở chợ đầu mối Thủ Đức và chợ đầu mối Hóc Môn, tình trạng mỗi ngày có tới hàng nghìn tấn trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng được "biến hình" thành trái cây nhập khẩu từ Mỹ, Úc... diễn ra khá phổ biến.
Trái cây nhập từ Trung Quốc nhưng được dán nhãn hoa quả nhập khẩu từ Mỹ, Úc - Ảnh minh họa |
Sau đó, họ sẽ dán tem lên trái lê, táo, nho, bằng tem Mỹ, Australia, NewZeland lên từng quả… Toàn bộ số tem này đều được mua ở vựa trái cây chợ đầu mối bán, sau đó các tiểu thương mua về và tự dán.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Quản lý và kinh doanh chợ nông sản Hóc Môn cho biết, ngoài việc kiểm tra hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, giấy kiểm dịch, cơ quan thanh tra còn lấy mẫu kiểm tra định lượng một số loại rau củ, trái cây có nguy cơ cao để có được độ chính xác cao.Tuy nhiên, các mẫu xét nghiệm này phải từ 2 đến 3 ngày mới có kết quả, trong khi các loại rau củ, trái cây chỉ lưu lại trong chợ vài ba tiếng đồng hồ là đã tới tay người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, có những trường hợp thực phẩm Trung Quốc được bán công khai, nhưng vẫn được người tiêu dùng lựa chọn do phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại và quan trọng là, giá thành lại rẻ hơn.
Video: Hiểm họa vô sinh, ung thư từ miếng dán xuất xứ Trung Quốc
Trong khi đó, các mặt hàng tương tự sản xuất trong nước số lượng lại không nhiều, không phong phú về chủng loại do phụ thuộc vào mùa vụ, chưa kể giá thành lại cao hơn.
Theo các tiểu thương tại chợ Thủ Đức, sau khi được bóc, tách vỏ, hành, tỏi Trung Quốc được tiểu thương đóng vào túi cước lưới (trọng lượng 10 kg/túi) để bỏ mối cho bạn hàng. Giá bán cao nhất không quá 40.000 đồng/kg trong khi giá hành, tỏi trong nước bỏ mối có lúc lên tới 80.000 đồng/kg.
Hành tỏi Trung Quốc được bán công khai tại các chợ đầu mối với số lượng lớn, mẫu mã bắt mắt |
Còn ông Hồ Xuân Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC) cho biết, các mặt hàng nông sản của Việt Nam đang phải vất vả cạnh tranh với hàng Trung Quốc.
Trên thực tế, giá gia vị tươi trong nước cao hơn là do chi phí sản xuất cao. Đơn cử, hành, tỏi Trung Quốc giá bán chỉ 35.000 - 40.000 đồng/kg. Còn hành, tỏi sản xuất ở Quảng Ngãi, Ninh Thuận hoặc các tỉnh miền Tây khi đến tay người tiêu dùng cao hơn nhiều.
Chính vì vậy mới thấy, thực trạng thực phẩm Trung Quốc hoành hành, lấn át thực phẩm nguồn gốc trong nước không phải là việc có thể dễ dàng kiểm soát, bởi nó còn phụ thuộc vào chính lòng tin và sự ưa chuộng của người tiêu dùng, cũng như khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả của hàng Việt Nam trên thị trường.
Video: Ớn lạnh với kho thịt bò để đông lạnh hơn 40 năm của Trung Quốc
Các chợ đầu mối của TP HCM là nơi tập kết và cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân thành phố và cả nước. Trung bình mỗi ngày, chợ đầu mối Thủ Đức và chợ đầu mối Hóc Môn nhập về gần 6.000 tấn rau, củ, trái cây và thịt heo để cung ứng cho thị trường.
Huyền Trân
Bình luận