Theo thống kê thế giới, trung bình 3 nghìn giờ bay, mỗi máy bay sẽ bị sét đánh trúng 1 lần. Sét thường đánh vào những máy bay có động cơ đặt ở phía sau (loại này ngày càng ít được sản xuất). Tuy nhiên, nếu có bị sét đánh trúng trên không trung, sấm sét cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến máy bay trong khi bay.
Sấm sét không làm ảnh hưởng đến máy bay trong khi bay
Theo một phát ngôn viên trên thế giới cho biết, việc máy bay bị sét đánh trúng khi đang di chuyển trên không trung là chuyện bình thường. Nhưng làm sao chúng có thể sống sót trước luồng điện mạnh đến hàng tỷ joules, tương đương với một phần tư tấn thuốc nổ TNT như vậy lại là điều khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.
Thành viên Hiệp hội Phi công Hàng không Anh quốc (British Airline Pilots Association - Balpa), Chris Hammond cho biết: "Lớp vỏ bên ngoài của cabin và nội thất bên trong máy bay được thiết kế để dẫn điện nhưng cũng có tác dụng cách ly dòng điện với phi hành đoàn, hành khách và nhiều thiết bị điện tử khác nằm ở bên trong".
Đồng thời, ông Chris Hammond cũng thông tin thêm: "Bên trong vỏ máy bay có chứa lưới kim loại. Đây là một loại lưới thép mịn, ngăn dòng điện bên ngoài đi sâu vào trong và biến chúng di chuyển ngược lại".
Bên cạnh đó, trên thân máy bay còn được thiết kế thêm nhiều lớp che chắn để bảo vệ phương tiện này khỏi những nguy cơ chập điện do tác động từ bên ngoài. Tất cả những bộ phận trên máy bay đều được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào hoạt động.
Những lưu ý khi đi máy bay
Hành khách đã Mua vé máy bay di chuyển nội địa cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân; Giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang. Đối với các chuyến bay quốc tế hành khác cần chuẩn bị: Hộ chiếu, visa và các giấy tờ mà quốc gia đến yêu cầu.
Đồng thời, hành khách phải có mặt ở cửa ra máy bay khoảng 20 - 30 phút để lên máy bay. Đây cũng là thời gian để các nhân viên kiểm tra và thông báo những hành khách chưa có mặt ra cửa máy bay. Cửa lên máy bay thường sẽ được thông báo đến bạn sau khi check in.
Những người có tiền sử mắc bệnh viêm xoang rất dễ bị tác động khi áp lực máy bay thay đổi. Nhất là lúc máy bay cất cánh - hạ cánh. Cho nên, trước khi máy bay cất cánh, hành khách nên xịt thuốc thông mũi trước giờ máy bay cất cánh 2 tiếng. Đồng thời, hãy luôn mang theo thuốc bên mình, để phòng những trường hợp cần dùng đến.
Áp lực trên máy bay sẽ làm bão hòa lượng oxy trong không khí. Độ ẩm trong khoang máy bay lúc này hạ xuống thấp, gây nên hiện tượng khô phế quản, đó là nguyên nhân chính của những cơn hen suyễn mà bạn gặp khi đi máy bay. Do đó, bạn nên vận động nhẹ trước khi máy bay cất cánh, có thể đi bộ xung quanh sân bay.
Bình luận