(VTC News) - Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã thông tin nhiều vấn đề xung quanh việc Quốc hội không ra Nghị quyết về tình hình biển Đông.
Chiều 24/6, trong cuộc họp báo bế mạc kỳ họp Quốc hội thứ 7, nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi liên quan đến việc Quốc hội không ra Nghị quyết về tình hình biển Đông mà chỉ ra thông cáo.
Trả lời về vấn đề này, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết ngay trong ngày đầu tiên của phiên khai mạc kỳ họp, Quốc hội đã nghe và thảo luận báo cáo của Chính phủ về tình hình biển Đông; việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; chủ trương và giải pháp của Việt Nam.
"Dư luận cử tri rất chia sẻ, hoan nghênh tinh thần trách nhiệm của Quốc hội trong ngày làm việc đầu tiên đã bố trí thời gian để nghe, thảo luận về vấn đề nêu trên", ông Phúc thông tin.
Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội cũng nhấn mạnh: "Trên cơ sở ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội, ngày 21/5/2014, Quốc hội đã ra Thông cáo số 2 bày tỏ quan điểm, thái độ trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bản Thông cáo số 2 được xem như tuyên bố của Quốc hội".
Quốc hội khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC); trái với thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Tình hình biển Đông căng thẳng. Hòa bình và an ninh đang bị đe dọa.
Bên cạnh đó, Quốc hội cùng với toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài bày tỏ sự lo ngại và kiên quyết phản đối những vi phạm, sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Quốc hội cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các tổ chức, cá nhân, dư luận quốc tế đã đồng tình, ủng hộ Việt Nam.
"Quốc hội tin tưởng và nhất trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo quân dân ta có nhiều biện pháp kiên quyết trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đồng thời, kiên trì đấu tranh, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc", ông Phúc nói.
Tuy nhiên, ông Phúc cũng cho rằng diễn biến tình hình trên biển Đông còn phức tạp và khó lường. Quốc hội đề nghị Chính phủ, các ngành, các cấp cùng đồng bào cả nước đoàn kết, thống nhất và đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước.
"Dư luận cử tri cho rằng, Thông cáo số 2 của Quốc hội đã góp phần giải tỏa, an lòng nhân dân trước hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc; đồng thời, góp phần thể hiện ý chí quyết tâm, tạo niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước", Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội thông tin thêm.
Ngoài ra, trước hành động các tàu của Trung Quốc luôn chủ động áp sát, đe dọa, đâm, va, làm hư hại, chìm tàu, gây thương vong cho lực lượng chấp pháp và ngư dân Việt Nam, ngày 6/6/2014, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam Trần Văn Hằng đã gửi thư cho Ngài Chủ tịch/ Tổng thư ký các Tổ chức liên nghị viện khu vực và thế giới.
Ngài Chủ tịch các Tổ chức liên nghị viện khu vực và thế giới đề nghị đại biểu Quốc hội và Nghị viện các nước tiếp tục ủng hộ lập trường chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, có biện pháp cần thiết, lên tiếng và yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền Việt Nam, rút ngay giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 và các lực lượng hộ tống ra khỏi vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc |
Trả lời về vấn đề này, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết ngay trong ngày đầu tiên của phiên khai mạc kỳ họp, Quốc hội đã nghe và thảo luận báo cáo của Chính phủ về tình hình biển Đông; việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; chủ trương và giải pháp của Việt Nam.
"Dư luận cử tri rất chia sẻ, hoan nghênh tinh thần trách nhiệm của Quốc hội trong ngày làm việc đầu tiên đã bố trí thời gian để nghe, thảo luận về vấn đề nêu trên", ông Phúc thông tin.
Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội cũng nhấn mạnh: "Trên cơ sở ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội, ngày 21/5/2014, Quốc hội đã ra Thông cáo số 2 bày tỏ quan điểm, thái độ trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bản Thông cáo số 2 được xem như tuyên bố của Quốc hội".
Quốc hội khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC); trái với thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Tình hình biển Đông căng thẳng. Hòa bình và an ninh đang bị đe dọa.
Bên cạnh đó, Quốc hội cùng với toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài bày tỏ sự lo ngại và kiên quyết phản đối những vi phạm, sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Quốc hội cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các tổ chức, cá nhân, dư luận quốc tế đã đồng tình, ủng hộ Việt Nam.
"Quốc hội tin tưởng và nhất trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo quân dân ta có nhiều biện pháp kiên quyết trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đồng thời, kiên trì đấu tranh, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc", ông Phúc nói.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc liều lĩnh đâm vào mạn tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ ngăn cản giàn khoan Hải Dương 981 và cụm tàu hộ tống hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam. |
Tuy nhiên, ông Phúc cũng cho rằng diễn biến tình hình trên biển Đông còn phức tạp và khó lường. Quốc hội đề nghị Chính phủ, các ngành, các cấp cùng đồng bào cả nước đoàn kết, thống nhất và đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước.
"Dư luận cử tri cho rằng, Thông cáo số 2 của Quốc hội đã góp phần giải tỏa, an lòng nhân dân trước hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc; đồng thời, góp phần thể hiện ý chí quyết tâm, tạo niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước", Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội thông tin thêm.
Ngoài ra, trước hành động các tàu của Trung Quốc luôn chủ động áp sát, đe dọa, đâm, va, làm hư hại, chìm tàu, gây thương vong cho lực lượng chấp pháp và ngư dân Việt Nam, ngày 6/6/2014, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam Trần Văn Hằng đã gửi thư cho Ngài Chủ tịch/ Tổng thư ký các Tổ chức liên nghị viện khu vực và thế giới.
Ngài Chủ tịch các Tổ chức liên nghị viện khu vực và thế giới đề nghị đại biểu Quốc hội và Nghị viện các nước tiếp tục ủng hộ lập trường chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, có biện pháp cần thiết, lên tiếng và yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền Việt Nam, rút ngay giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 và các lực lượng hộ tống ra khỏi vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Phạm Thịnh
Bình luận