• Zalo

Vì sao cứ 4 năm mới có ngày nhuận 29/2 một lần?

Khám pháThứ Năm, 29/02/2024 10:12:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Cứ 4 năm mới xuất hiện một năm nhuận và chỉ trong năm nhuận đó mới có thêm ngày 29/2.

Năm 2024 là năm nhuận theo Dương lịch, tức sẽ có thêm 1 ngày trong năm và tổng 366 ngày. Cứ 4 năm mới "xuất hiện" một lần năm nhuận và chỉ trong năm nhuận đó mới "dôi" thêm ngày 29/2. Còn lại các năm khác, tháng 2 chỉ có 28 ngày.

Năm Dương lịch được tính bằng chu kỳ Trái đất quay quanh Mặt trời. Trái đất quay trọn một vòng xung quanh Mặt trời mất 365 ngày và 6 giờ.

Năm Dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, một năm Dương lịch còn thừa 6 giờ và 4 năm dồn lại thừa 24 giờ, bằng một ngày.

Do đó, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận. Nhuận ngày Dương lịch được tính vào tháng 2.

Giả sử không tính đến sự chênh lệch trên thì mỗi năm trôi qua, khoảng cách giữa thời điểm bắt đầu của một năm Dương lịch với một chu kỳ quanh Mặt trời sẽ tăng thêm 5 giờ 48 phút và 56 giây. Nếu chúng ta bỏ năm nhuận, thì sau khoảng 700 năm, mùa hè ở bán cầu Bắc sẽ bắt đầu vào tháng 12 thay vì tháng 6. Nhờ có thêm 1 ngày trong năm nhuận, vấn đề đó được giải quyết.

Cứ 4 năm mới xuất hiện một năm nhuận và có ngày 29/2. (Ảnh: Business Insider)

Cứ 4 năm mới xuất hiện một năm nhuận và có ngày 29/2. (Ảnh: Business Insider)

Vì sao lại nhuận 29/2

Chúng ta dễ thấy rằng chỉ cần lấy bớt 2 ngày của 2 tháng có 31 ngày nào đó, bù vào là tháng 2 sẽ có 30 ngày và không bị quá chênh lệch với các tháng khác. Mặc dù vậy, vì sao người ta vẫn giữ tháng 2 chỉ có 28 ngày và thêm ngày 29/2 trong năm nhuận?

Lí do này có nguồn gốc từ cách tính lịch của người La Mã từ xa xưa. Lịch La Mã ban đầu ban hành bởi Romulus, vị hoàng đế đầu tiên của thành Rome. Lịch do ông ban hành dựa vào chu kì của Mặt trăng, tức là tương tự như âm lịch của người phương Đông, tuy nhiên chỉ có 10 tháng. Một năm theo lịch này chỉ bao gồm từ tháng 3 đến tháng 12.

Lý do là bởi Romulus cho rằng đây là thời gian mùa đông không có ý nghĩa gì với việc làm nông nghiệp nên không cần có quy ước.

Tuy nhiên, vào khoảng thế kỷ thứ 8 TCN, hoàng đế Numa Pompilius quyết định thêm vào 2 tháng nữa vào lịch để đạt được tổng cộng 12 tháng, mỗi tháng có 28 ngày, làm cho tổng số ngày trong một năm là 354 ngày.

Tuy nhiên, vua Pompilius quyết định thêm một ngày vào tháng 1 và không thay đổi số ngày trong tháng 2.

Từ đây, lịch đặt theo chu kỳ của Mặt trăng dần bộc lộ điểm yếu, nó không phản ánh đúng được chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa, vì chu kỳ này gắn liền với chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời. Và Julius Caesar đã quyết định thay đổi hệ thống tính lịch.

Trong thời gian ở Ai Cập, Julius Caesar đã bị thuyết phục về tính ưu việt của lịch Mặt trời của Ai Cập. Lịch này có 365 ngày và thỉnh thoảng có một tháng nhuận khi các nhà thiên văn học quan sát các điều kiện chính xác của các ngôi sao.

Tuy nhiên, thay vì luôn dựa vào các vì sao, Julius Caesar nhận thấy chỉ cần thêm một ngày vào mỗi 4 năm. Để phù hợp với truyền thống của người La Mã về độ dài của tháng Hai, ngày đó sẽ rơi vào tháng thứ hai trong năm - do đó ngày nhuận 29/2 đã ra đời.

Suốt nhiều thế kỷ sau đó, việc sử dụng lịch Julius diễn ra bình thường, nhưng đến giữa thế kỷ XVI, các nhà thiên văn học nhận thấy rằng các mùa bắt đầu sớm hơn khoảng 10 ngày khi so với những ngày lễ quan trọng. Chẳng hạn như Lễ Phục sinh không còn tương thích với các thời điểm chuyển mùa như mùa xuân.

Để điều chỉnh lại, Giáo hoàng Gregory XIII đã ban hành lịch Gregorian vào năm 1582. Theo đó, ông cho khai sinh một loại lịch giữ ngày nhuận nhưng chỉnh sửa sự thiếu chính xác bằng cách loại bỏ ngày nhuận vào những năm thế kỷ không chia hết cho 400 (ví dụ: 1700, 1800 và 1900 không phải là năm nhuận, nhưng năm 2000 thì lại là năm nhuận).

Sự ra đời của lịch Gregorian đánh dấu sự thay đổi cuối cùng đối với lịch phương Tây và được sử dụng cho đến ngày nay

Hoa Vũ(Tổng hợp)

Phẫn nộ
4
Bổ ích

Sáng tạo

Độc đáo
1
Xúc động
5 đã tặng
Bình luận
vtcnews.vn
Cùng chuyên mục
Nhật Bản phóng thành công vệ tinh GPS

Nhật Bản phóng thành công vệ tinh GPS

Khám phá23:17 02/02/2025

Nhật Bản phóng thành công vệ tinh GPS bằng tên lửa đẩy H3 nhằm mục đích cải thiện độ chính xác của dữ liệu định vị toàn cầu cho nhiều ứng dụng khác nhau.

Hành trình tìm kiếm siêu vật liệu tàng hình

Hành trình tìm kiếm siêu vật liệu tàng hình

Khám phá08:25 01/02/2025

Các quân đội trên thế giới nghiên cứu trong nhiều thập kỷ để nâng cao khả năng tàng hình của những nền tảng vũ khí, như máy bay chiến đấu khó phát hiện với radar.

Loạt sứ mệnh khai phá vũ trụ trong năm 2025

Loạt sứ mệnh khai phá vũ trụ trong năm 2025

Khám phá00:10 31/01/2025

Từ những chuyến bay thử nghiệm của Starship đến hàng loạt các sứ mệnh của NASA hay Trung Quốc, năm 2025 dự kiến sẽ vô cùng nhộn nhịp với ngành hàng không vũ trụ.

Xem nhiều
Tin mới
Có phải tháng Giêng không bao giờ nhuận?

Có phải tháng Giêng không bao giờ nhuận?

Chuyện bốn phương00:00 03/02/2025

"Soi" Âm lịch Việt Nam thế kỷ 20 - 21 không thấy tháng Giêng là tháng nhuận, nhiều người tin rằng không bao giờ có nhuận tháng Giêng, chuyên gia nói gì về điều này?

Không khí lạnh tràn về, miền Bắc mưa rét

Không khí lạnh tràn về, miền Bắc mưa rét

Reels00:00 03/02/2025

Không khí lạnh đã tiến sát biên giới nước ta và bắt đầu ảnh hưởng tới miền Bắc từ chiều 2/2, khu vực này chuyển mưa rét, thấp nhất có nơi dưới 6°C.

Năm 2025, giá chung cư Hà Nội còn 'sốt'?

Năm 2025, giá chung cư Hà Nội còn 'sốt'?

Bất động sản23:30 02/02/2025

Giá chung cư Hà Nội vừa trải qua 1 năm đầy biến động khi liên tục tăng chóng mặt, chuyên gia dự báo thế nào về thị trường này khi bước sang 2025?

Nhật Bản phóng thành công vệ tinh GPS

Nhật Bản phóng thành công vệ tinh GPS

Khám phá23:17 02/02/2025

Nhật Bản phóng thành công vệ tinh GPS bằng tên lửa đẩy H3 nhằm mục đích cải thiện độ chính xác của dữ liệu định vị toàn cầu cho nhiều ứng dụng khác nhau.