(VTC News) - Không phải bị “tẩy chay” hay gạt khỏi kế hoạch sử dụng, việc tiền đạo Lê Công Vinh tiếp tục vắng mặt khi ĐT Quốc gia tập trung đơn giản vì lý do “nhân văn”.
Vinh đã gia nhập SLNA, có trận đấu khai mạc V-League 2013 khá ấn tượng và nổ súng. Thế nhưng ở đợt tập trung chuẩn bị cho trận đấu với Hồng Kông tới đây, tiền đạo ngôi sao này tiếp tục bị bỏ rơi. Lý do vì sao?
Vinh đã chơi tốt nhưng chỉ là trong hiệp 1, trong vai trò tiền vệ trái đã hoạt động rất tích cực, cầm được bóng và có nhiều đường chuyền, phối hợp với đồng đội. Thế nhưng cầu thủ này sớm hết sức và mất hút trên sân nên đã bị thay ra giữa hiệp 2 bằng một cầu thủ trẻ. Do mấy tháng không tập, không tích lũy thể lực, sớm hết pin và thời điểm này, một trận đấu với Công Vinh chỉ là khoảng 60 phút.
Một cầu thủ không đủ thể lực để chơi 90 phút nếu được đặc cách gọi tập trung thì sẽ là thiếu công bằng với các cầu thủ khác. Và ở ĐT Việt Nam bây giờ, tìm chỗ cho Công Vinh cũng không dễ, khi trung phong cắm đã có Mạc Hồng Quân đảm nhiệm tốt còn dạt biên thì vấp Văn Quyết, Thành Lương và Quốc Anh, toàn những cầu thủ đang có phong độ cao.
Một ĐT Quốc gia được xây dựng lại với rất nhiều cái mới và kết quả ban đầu đã ghi nhận sự đúng đắn từ cách làm quyết liệt của HLV Hoàng Văn Phúc. Từ những mối quan hệ trong và ngoài sân cỏ, từ những đôi chân đến cái đầu đều được làm mới, thế nên có một vấn đề nhạy cảm ít người nói ra đặt lên bàn: Sự xuất hiện của một cầu thủ như Công Vinh, liệu có tốt cho ĐT Việt Nam thời điểm này, cả về chuyên môn lẫn phi chuyên môn.
Hay chuyện của một quyết định “nhân văn”
Thất bại tai AFF Cup 2012 là vấn đề của cả hệ thống mà ở đó, các cầu thủ là thủ phạm mà cũng là nạn nhân. Trong đó, Công Vinh với vị thế một ngôi sao và được kỳ vọng nhất chính là người khốn khổ nhất vì ăn đòn nhiều nhất, khi cái tên của tiền đạo này bị gắn với những ám chỉ liên quan đến bản “danh sách đen”.
Sau những gì diễn ra và giữa thất vọng tột cùng, mọi giải thích, biện minh đều vô nghĩa. Với một cầu thủ được đánh giá cao nhưng yêu ghét cũng nhiều và khá đặc biệt như Công Vinh, người trong cuộc ai cũng hiểu đó là một bài toán khó khi ĐT Việt Nam tập trung trở lại.
Bởi kể cả khi xứng đáng về chuyên môn, việc gọi Công Vinh lên đội tuyển tập trung vào thời điểm này cũng không đơn giản. Nếu ĐT Việt Nam tiếp tục thể hiện gương mặt tích cực, chiến thắng và Công Vinh chơi tốt thì không sao nhưng nếu không thành công vì bất kỳ nguyên do nào, hoặc xảy ra bất kỳ sự cố nào, Công Vinh sẽ là cái tên đầu tiên bị nhắc đến, thậm chí bị biến thành bia đỡ đạn.
Công Vinh với ĐT Quốc gia giống như một “ca khó” và không chỉ cầu thủ này khó. Như HLV Hoàng Văn Phúc, dù không nói ra nhưng hiểu cái khó của Công Vinh hơn ai hết, khi không muốn đẩy tiền đạo này vào thế khó và có thể một lần nữa “ăn đòn”, khi may mắn có cơ hội làm lại và phía trước còn cả sự nghiệp và cuộc sống gia đình.
Việc không triệu tập Công Vinh, nếu nói như một quan chức VFF khi từ chối tiết lộ bản “danh sách đen” ở buổi mổ xẻ thất bại tại AFF Cup 2012 là “nhân văn”, thì rõ ràng một quyết định xuất phát từ lý do nhân văn.
Thế thì tại sao không ủng hộ, khi sự “nhân văn” lâu nay là thứ xa xỉ của bóng đá mình.
Không có chỗ cho Công Vinh.
HLV Hoàng Văn Phúc khi tạm quyền dẫn dắt ĐT Quốc gia đã thẳng thắn cánh cửa luôn rộng mở với tất cả các cầu thủ và ông không có trong đầu chuyện “danh sách đen” từng ầm ỹ hậu thất bại AFF Cup 2012 mà trong đó, cái tên Công Vinh được nhắc đến nhiều nhất. Vinh hay những cầu thủ khác vắng mặt đều vì lý do chuyên môn, do không có CLB để luyện tập nên không đảm bảo yêu cầu.
Công Vinh đã có sự trở lại ấn tượng trong màu áo SLNA (Ảnh: Quang Minh) |
Vinh đã gia nhập SLNA, có trận đấu khai mạc V-League 2013 khá ấn tượng và nổ súng. Thế nhưng ở đợt tập trung chuẩn bị cho trận đấu với Hồng Kông tới đây, tiền đạo ngôi sao này tiếp tục bị bỏ rơi. Lý do vì sao?
Vinh đã chơi tốt nhưng chỉ là trong hiệp 1, trong vai trò tiền vệ trái đã hoạt động rất tích cực, cầm được bóng và có nhiều đường chuyền, phối hợp với đồng đội. Thế nhưng cầu thủ này sớm hết sức và mất hút trên sân nên đã bị thay ra giữa hiệp 2 bằng một cầu thủ trẻ. Do mấy tháng không tập, không tích lũy thể lực, sớm hết pin và thời điểm này, một trận đấu với Công Vinh chỉ là khoảng 60 phút.
Một cầu thủ không đủ thể lực để chơi 90 phút nếu được đặc cách gọi tập trung thì sẽ là thiếu công bằng với các cầu thủ khác. Và ở ĐT Việt Nam bây giờ, tìm chỗ cho Công Vinh cũng không dễ, khi trung phong cắm đã có Mạc Hồng Quân đảm nhiệm tốt còn dạt biên thì vấp Văn Quyết, Thành Lương và Quốc Anh, toàn những cầu thủ đang có phong độ cao.
Một ĐT Quốc gia được xây dựng lại với rất nhiều cái mới và kết quả ban đầu đã ghi nhận sự đúng đắn từ cách làm quyết liệt của HLV Hoàng Văn Phúc. Từ những mối quan hệ trong và ngoài sân cỏ, từ những đôi chân đến cái đầu đều được làm mới, thế nên có một vấn đề nhạy cảm ít người nói ra đặt lên bàn: Sự xuất hiện của một cầu thủ như Công Vinh, liệu có tốt cho ĐT Việt Nam thời điểm này, cả về chuyên môn lẫn phi chuyên môn.
Hay chuyện của một quyết định “nhân văn”
Thất bại tai AFF Cup 2012 là vấn đề của cả hệ thống mà ở đó, các cầu thủ là thủ phạm mà cũng là nạn nhân. Trong đó, Công Vinh với vị thế một ngôi sao và được kỳ vọng nhất chính là người khốn khổ nhất vì ăn đòn nhiều nhất, khi cái tên của tiền đạo này bị gắn với những ám chỉ liên quan đến bản “danh sách đen”.
Công Vinh không trở lại đội tuyển đến tránh những búa rìu dư luận có thể hướng về phía anh (Ảnh: Quang Minh) |
Sau những gì diễn ra và giữa thất vọng tột cùng, mọi giải thích, biện minh đều vô nghĩa. Với một cầu thủ được đánh giá cao nhưng yêu ghét cũng nhiều và khá đặc biệt như Công Vinh, người trong cuộc ai cũng hiểu đó là một bài toán khó khi ĐT Việt Nam tập trung trở lại.
Bởi kể cả khi xứng đáng về chuyên môn, việc gọi Công Vinh lên đội tuyển tập trung vào thời điểm này cũng không đơn giản. Nếu ĐT Việt Nam tiếp tục thể hiện gương mặt tích cực, chiến thắng và Công Vinh chơi tốt thì không sao nhưng nếu không thành công vì bất kỳ nguyên do nào, hoặc xảy ra bất kỳ sự cố nào, Công Vinh sẽ là cái tên đầu tiên bị nhắc đến, thậm chí bị biến thành bia đỡ đạn.
Công Vinh với ĐT Quốc gia giống như một “ca khó” và không chỉ cầu thủ này khó. Như HLV Hoàng Văn Phúc, dù không nói ra nhưng hiểu cái khó của Công Vinh hơn ai hết, khi không muốn đẩy tiền đạo này vào thế khó và có thể một lần nữa “ăn đòn”, khi may mắn có cơ hội làm lại và phía trước còn cả sự nghiệp và cuộc sống gia đình.
Việc không triệu tập Công Vinh, nếu nói như một quan chức VFF khi từ chối tiết lộ bản “danh sách đen” ở buổi mổ xẻ thất bại tại AFF Cup 2012 là “nhân văn”, thì rõ ràng một quyết định xuất phát từ lý do nhân văn.
Thế thì tại sao không ủng hộ, khi sự “nhân văn” lâu nay là thứ xa xỉ của bóng đá mình.
Độc Phong (Thể thao 24h)
Bình luận