Thời gian gần đây có thể thấy, hàng loạt các đại gia trong lĩnh vực bất động sản đều lên kế hoạch đầu tư vào Thanh Hóa với số vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Mới đây nhất là việc Tập đoàn Vingroup đề nghị đầu tư vào 2 dự án khu đô thị và tổ hợp khách sạn tại Thanh Hóa. Cụ thể là dự án khu trung tâm hành chính thành phố mới tại phường Đông Hải và khai thác quỹ đất khu trung tâm hành chính cũ tại phường Điện Biên, thành phố Thanh Hoá.
Theo ông Phạm Kiên Cường - Giám đốc dự án Tập đoàn Vingroup, tại khu trung tâm hành chính thành phố cũ tại phường Điện Biên, thành phố Thanh Hoá, Vingroup sẽ xây dựng một trung tâm thương mại, khách sạn cao 25 tầng theo mô hình chuẩn Vincom trên tổng diện đất 5.500 m2 và một khu nhà thương mại biệt thự 3 tầng trên diện tích đất 44.740 m2.
Nếu tỉnh Thanh Hoá chấp thuận phương án đầu tư của tập đoàn Vingroup thì Thanh Hoá sẽ là một trong 2 tỉnh đầu tiên ở Việt Nam thực hiện mô hình Quần thể thương mại - khách sạn và khu phố đi bộ phục vụ du lịch. Tập đoàn Vingroup cam kết sẽ tập trung thi công và hoàn thành cả 2 dự án vào ngày 3/2/2016.
Trước đó, hồi năm 2014, Tập đoàn FLC cũng đã tiến hành đầu tư hàng loạt các dự án tại Thanh Hóa với tổng số vốn đăng ký đầu tư lên tới 1 tỷ USD như: Dự án nhà ở hỗn hợp Nam thành phố Thanh Hóa, quy mô khoảng 2ha với tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng. Dự án Khu nhà hỗn hợp FLC Complex Thanh Hoá, dự án khu trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ chung cư có tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng. Đặc biệt, FLC đang tập trung tổng nguồn lực để gấp rút hoàn thiện siêu dự án FLC Samson Beach & Golf Resort với tổng vốn đầu tư gần 5.500 tỷ đồng.
Một tập đoàn khác cũng được tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Tân Dân (tại xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia) là Tập đoàn T&T, với quy mô diện tích đất dự kiến sử dụng lên tới 117ha, tổng vốn đầu tư lên tới 1.024 tỷ đồng (tương đương khoảng 51 triệu USD).
Sự xuất hiện của những tên tuổi lên trong thị trường bất động sản vào Thanh Hóa đã biến địa phương này trở thành một trong những điểm đầu tư đầy tiềm năng trong tương lai. Vậy đâu là sức hút khiến cho các đại gia địa ốc bị hấp dẫn bởi địa phương miền biển này?
Trước hết, về tăng trưởng GDP của Thanh Hóa trong năm 2014 đạt mức 11,6%, trong khi GDP của cả nước là gần 6%. Đây được coi là con số tăng trưởng khá ấn tượng. So với các địa phương như Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng thì con số này vẫn thấp hơn, nhưng so với các địa phương khác thì đây là con số không hề nhỏ.
Sự xuất hiện của khu kinh tế Nghi Sơn - một trong 5 khu kinh tế trọng điểm được Chính phủ Việt Nam ưu tiên đầu tư, có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi hấp dẫn cũng là một trong những ưu thế của Thanh Hóa.
Sau hơn 7 năm thành lập đi vào hoạt động, khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội và thực hiện các dự án đầu tư. Đến nay, đã thu hút được 65 dự án đầu tư, tổng mức vốn đăng ký đầu tư khoảng 16,8 tỷ USD, trong đó có 15 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đăng ký gần 10 tỷ USD, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành về thu hút vốn FDI.
Về cơ sở hạ tầng, Thanh Hóa có 5 điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước bao gồm hệ thống giao thông thuận lợi với đầy đủ các loại hình giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; cửa khẩu quốc tế với nước Lào, cảng hành không và cảng nước sâu Nghi Sơn.
Về điều kiện tự nhiên, Thanh Hóa có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, đặc biệt là Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Hệ thống các bãi biển đẹp như: Biển Sầm Sơn, khu du lịch sinh thái Quảng Cư, Nam Sầm Sơn, khu di lịch biển Hải Tiến, biển Hải Hòa đang được đầu tư, phát triển...
Ngoài ra, một trong những lý do khiến Thanh Hóa trở thành điểm đầu tư hấp dẫn là việc lãnh đạo tỉnh cam kết “Luôn đồng hành, luôn luôn là đối tác tin cậy, lâu dài của doanh nghiệp”; đồng thời sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư đến đầu tư kinh doanh có hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Châu Anh
Mới đây nhất là việc Tập đoàn Vingroup đề nghị đầu tư vào 2 dự án khu đô thị và tổ hợp khách sạn tại Thanh Hóa. Cụ thể là dự án khu trung tâm hành chính thành phố mới tại phường Đông Hải và khai thác quỹ đất khu trung tâm hành chính cũ tại phường Điện Biên, thành phố Thanh Hoá.
Vì sao các đại gia địa ốc ồ ạt đầu tư vào Thanh Hóa? |
Nếu tỉnh Thanh Hoá chấp thuận phương án đầu tư của tập đoàn Vingroup thì Thanh Hoá sẽ là một trong 2 tỉnh đầu tiên ở Việt Nam thực hiện mô hình Quần thể thương mại - khách sạn và khu phố đi bộ phục vụ du lịch. Tập đoàn Vingroup cam kết sẽ tập trung thi công và hoàn thành cả 2 dự án vào ngày 3/2/2016.
Trước đó, hồi năm 2014, Tập đoàn FLC cũng đã tiến hành đầu tư hàng loạt các dự án tại Thanh Hóa với tổng số vốn đăng ký đầu tư lên tới 1 tỷ USD như: Dự án nhà ở hỗn hợp Nam thành phố Thanh Hóa, quy mô khoảng 2ha với tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng. Dự án Khu nhà hỗn hợp FLC Complex Thanh Hoá, dự án khu trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ chung cư có tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng. Đặc biệt, FLC đang tập trung tổng nguồn lực để gấp rút hoàn thiện siêu dự án FLC Samson Beach & Golf Resort với tổng vốn đầu tư gần 5.500 tỷ đồng.
Một tập đoàn khác cũng được tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Tân Dân (tại xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia) là Tập đoàn T&T, với quy mô diện tích đất dự kiến sử dụng lên tới 117ha, tổng vốn đầu tư lên tới 1.024 tỷ đồng (tương đương khoảng 51 triệu USD).
Sự xuất hiện của những tên tuổi lên trong thị trường bất động sản vào Thanh Hóa đã biến địa phương này trở thành một trong những điểm đầu tư đầy tiềm năng trong tương lai. Vậy đâu là sức hút khiến cho các đại gia địa ốc bị hấp dẫn bởi địa phương miền biển này?
Trước hết, về tăng trưởng GDP của Thanh Hóa trong năm 2014 đạt mức 11,6%, trong khi GDP của cả nước là gần 6%. Đây được coi là con số tăng trưởng khá ấn tượng. So với các địa phương như Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng thì con số này vẫn thấp hơn, nhưng so với các địa phương khác thì đây là con số không hề nhỏ.
Sự xuất hiện của khu kinh tế Nghi Sơn - một trong 5 khu kinh tế trọng điểm được Chính phủ Việt Nam ưu tiên đầu tư, có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi hấp dẫn cũng là một trong những ưu thế của Thanh Hóa.
Sau hơn 7 năm thành lập đi vào hoạt động, khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội và thực hiện các dự án đầu tư. Đến nay, đã thu hút được 65 dự án đầu tư, tổng mức vốn đăng ký đầu tư khoảng 16,8 tỷ USD, trong đó có 15 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đăng ký gần 10 tỷ USD, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành về thu hút vốn FDI.
Về cơ sở hạ tầng, Thanh Hóa có 5 điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước bao gồm hệ thống giao thông thuận lợi với đầy đủ các loại hình giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; cửa khẩu quốc tế với nước Lào, cảng hành không và cảng nước sâu Nghi Sơn.
Về điều kiện tự nhiên, Thanh Hóa có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, đặc biệt là Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Hệ thống các bãi biển đẹp như: Biển Sầm Sơn, khu du lịch sinh thái Quảng Cư, Nam Sầm Sơn, khu di lịch biển Hải Tiến, biển Hải Hòa đang được đầu tư, phát triển...
Ngoài ra, một trong những lý do khiến Thanh Hóa trở thành điểm đầu tư hấp dẫn là việc lãnh đạo tỉnh cam kết “Luôn đồng hành, luôn luôn là đối tác tin cậy, lâu dài của doanh nghiệp”; đồng thời sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư đến đầu tư kinh doanh có hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Châu Anh
Bình luận