(VTC News)- Manchester United là đội bóng bị "ném đá" nhiều nhất hành tinh. Theo sát họ lúc này, đang là... Barcelona.
Khỏi phải nói nhiều về mức độ "căm thù" MU trên thế giới. Riêng ở Anh, họ xếp trên tất cả các nhãn hàng nổi tiếng, công ty xăng dầu hay... giới luật sư trong danh sách cần phải... loại khỏi đời sống. Nguyên nhân: họ quá nổi tiếng và chính điều đó tạo nên một lực lượng "cổ động viên phong trào" hay nói nôm na là những kẻ chọn MU vì đơn giản đó là... MU. Sự a dua này, cộng thêm tính khuếch tán mạnh mẽ của thế giới mạng đã khiến Quỷ đỏ liên tục trở thành mục tiêu công kích, bất kể khi họ thành công hay thất bại.
Hiện tượng đáng lo ngại này đang có dấu hiệu lan tới Tây Ban Nha, khi Barca lần đầu tiên sau nhiều năm trở lại đây, thế chỗ Real Madrid ở hạng mục "cái gai cần sớm phải tiễu trừ". Có tới 40% số người được hỏi thừa nhận ít nhất 10 lần/tuần công khai... nói xấu Barca trước mặt đồng nghiệp, gia đình hay bạn bè. Con số đó thậm chí còn tiếp tục tăng và đạt xấp xỉ 50% sau khi thầy trò Guardiola bị Chelsea đá bay khỏi bán kết Champions League.
Tại sao lại tồn tại cái tỉ lệ kinh hoàng đó? Bản chất sâu xa của những số liệu thống kê kia là gì? Phải chăng đó là dấu hiệu báo trước cho cơn địa chấn sắp sửa cuốn phăng triều đại mà Pep dày công xây dựng suốt thời gian qua?
Sau đây là một số đáp án:
1. Đoàn kịch thiên tài. MU sở hữu Nhà hát của những giấc mơ song Ferguson thỉnh thoảng lắm mới phát lộ được một "tài năng" ra tấm ra món(gần nhất là Ashley Young). Nhưng Nou Camp thì khác. Busquets, Pedro, Alves thường xuyên có cơ hội phát huy tối đa bản năng diễn xuất của mình. Còn Mascherano, chẳng mấy người còn nhận ra một tiền vệ phòng ngự nổi tiếng chắc chắn và thi đấu không khoan nhượng hồi khoác áo Liverpool nữa.
Màn kịch dở tệ của sao Barca |
Busquets không chỉ giỏi phòng ngự |
Dĩ nhiên, tiểu xảo là một phần tất yếu của bóng đá. Tuy nhiên, việc các cầu thủ Barca - vốn được tôn vinh vì thứ bóng đá tiki-taka đầy quyến rũ lặp đi lặp lại những hành động đáng lên án kia trong những trận đấu lớn (gặp Real, Inter, Milan) đã thực sự khiến cho hình ảnh của họ bị hoen ố.
Nên nhớ, mỗi cuộc thư hùng kiểu như thế thu hút trên dưới 100 triệu người theo dõi trực tiếp, chưa kể lượng xem phát lại ngót nghét... cả tỉ lượt. Số anti-fan của Barca vì thế không tăng nhanh mới lạ.
2. Đại diện UNICEF. Cũng liên quan đến những pha đóng kịch trên sân cỏ, những người làm bóng đá ở xứ Catalan hẳn không quên họ lại đại diện cho UNICEF. Mà đã là bộ mặt của Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc thì điều đầu tiên mà họ nên làm gương cho trẻ nhỏ đó là không được DỐI TRÁ.
Song sự thật là lãnh đạo CLB chẳng bao giờ lên tiếng xin lỗi vì những gì diễn ra trên sân cỏ, nên vô hình chung, nó bị hiểu thành thứ văn hóa ứng xử đang được Barca cho phép lưu hành.
3. Fan Barca không biết nhận thua. Khi chiến thắng, bạn thường hay cao ngạo. Nhưng nếu chiến thắng kéo dài ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác thì kiêu căng có thể ăn vào máu lúc nào chẳng hay. Thầy trò Guardiola đủ chuyên nghiệp để giữ cho mình đứng trên đỉnh cao càng lâu càng tốt, nhưng các fan thì không dễ kiểm soát được trạng thái tâm lý của mình.
Vậy mới có chuyện, fan Barca giờ bị ghét nhiều chẳng kém gì cổ động viên MU. Không phải bởi họ chơi theo kiểu phong trào, mà do họ thường kiếm đủ cớ kể cả ngốc nghếch nhất để bào chữa khi đội nhà thất trận dẫn đến những "hằn thù" không đáng có với các nhóm cổ động viên xung quanh.
Mourinho: Ronaldo vẫn hay hơn Messi |
4. Ronaldo+Mourinho. Một kênh quảng bá hiệu quả khác cho những người "hận Barca đến tận xương tủy " ấy là từ Ronaldo và Mourinho. CR7 vốn ghét Messi ra mặt còn MOU cứ sau mỗi lần chạm trán đội bóng xứ Catalan lại đăng đàn mỉa mai đối thủ. Dĩ nhiên, lời nói có đúng có sai. Song nếu ai đã thần tượng Ronaldo hoặc coi MOUrinho là idol thì đôi ba lần quay sang "chửi bới" Barca đúng là chuyện thường ngày ở huyện.
Một so sánh đơn giản nữa: lượng người "liked" facebook của tiền vệ người Bồ Đào Nha tại thời điểm khảo sát vượt ngưỡng 43 triệu, con số ấy bên phía Messi chỉ vỏn vẹn... 34 triệu. Riêng tại Twitter chênh lệch còn khủng khiếp hơn nhiều: 9 triệu của Ronaldo và 0,7 triệu của Messi, chưa kể mức 10 triệu "người theo đuôi" vừa được Kaka thiết lập.
5. Ai bảo xuất sắc quá. Chuyện một đội bóng chưa ra sân đã biết mình thắng hẳn sẽ gây khó chịu cho khá nhiều cổ động viên. Barca chính là điển hình cho trường hợp đó.
Tuy nhiên, khác biệt còn nằm ở... cách thắng của Messi cùng các đồng đội. Bóng đá là một trò chơi. Vì thế, nếu cả trận đấu mà bạn giữ khư khư trái bóng cho mình thì có lẽ là hơi ích kỉ. Nhưng đấy là cách triển khai tiki-taka. Và nó tạo ra cảm giác, Barca không... tôn trọng đối thủ. Mà đối thủ ở đây là ai ? Làng nhàng thì thôi không nói. Chứ cỡ Chelsea, Real hay Milan, MU mà còn bị họ qua mặt như thế thì chịu làm sao thấu?
6. Thường xuyên được trọng tài ưu ái. Không thể phủ nhận rằng, một CLB lớn thì thường sẽ được trọng tài nương tay. Nhưng nỗi oan khiên của Chelsea khi bị Ovrebo từ chối ít nhất 2 quả phạt đền cho tới giờ vẫn chưa thể rửa sạch. Còn Real, năm nay họ giành chức vô địch La Liga cũng là bởi họ bị trọng tài xử ép ít hơn năm ngoái.
7. Messi sút bóng vào mặt cổ động viên Real. Đó là hình ảnh phản cảm nhất trong sự nghiệp của Messi khi anh không giữ nổi bình tĩnh, trút bực dọc lên người hâm mộ.
8. Thua lỗ triền miên. Làm ăn lớn thì tất có rủi ro. Song tình trạng tài chính của Barca đang ở vào mức độ rất đáng báo động. Nếu cứ tiếp tục thủng két như hiện nay, triết lý bóng đá mà Catalan đang theo đuổi có thực sự là vị nhân sinh?
...
6. Thường xuyên được trọng tài ưu ái. Không thể phủ nhận rằng, một CLB lớn thì thường sẽ được trọng tài nương tay. Nhưng nỗi oan khiên của Chelsea khi bị Ovrebo từ chối ít nhất 2 quả phạt đền cho tới giờ vẫn chưa thể rửa sạch. Còn Real, năm nay họ giành chức vô địch La Liga cũng là bởi họ bị trọng tài xử ép ít hơn năm ngoái.
7. Messi sút bóng vào mặt cổ động viên Real. Đó là hình ảnh phản cảm nhất trong sự nghiệp của Messi khi anh không giữ nổi bình tĩnh, trút bực dọc lên người hâm mộ.
8. Thua lỗ triền miên. Làm ăn lớn thì tất có rủi ro. Song tình trạng tài chính của Barca đang ở vào mức độ rất đáng báo động. Nếu cứ tiếp tục thủng két như hiện nay, triết lý bóng đá mà Catalan đang theo đuổi có thực sự là vị nhân sinh?
...
Nghe qua thì vô lý nhưng thật đáng ngạc nhiên đó chính là những con đường hình thành nên làn sóng "anti Barca" đang lan rộng trên thế giới hiện nay.
Nhạc Dương (tổng hợp)
Bình luận