• Zalo

Vi phạm trong thời gian bị tước GPLX có bị xử phạt thêm không?

Hòm thư pháp luật Thứ Hai, 20/05/2024 14:17:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Trong thời gian bị tước giấy phép lái xe, nếu tài xế tiếp tục vi phạm luật giao thông có bị xử phạt thêm không, điều luật nào quy định?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.

Theo đó, khi bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, tài xế không được tham gia giao thông với tư cách là người điều khiển phương tiện. Nếu tài xế vẫn điều khiển phương tiện trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì sẽ bị xử phạt như hành vi không giấy phép lái xe.

Lực lượng Cảnh sát Giao thông công an TP Đà Nẵng kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Lực lượng Cảnh sát Giao thông công an TP Đà Nẵng kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Căn cứ theo quy định tại b Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa”.

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21”.

Như vậy, bạn điều khiển xe ô tô khi đang trong thời gian bị tước giấy phép lái xe thì bạn sẽ bạn sẽ bị xử phạt đối với hành vi không có giấy phép lái xe, mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày.

Bình luận
vtcnews.vn