Bây giờ thì giới làm ăn hay nói với nhau câu đùa nổi tiếng của tỷ phú người Mỹ Warren Buffett: "Khi thủy triều rút đi người ta sẽ thấy ai không bơi không áo tắm".
Theo ngôn ngữ của giới trẻ là… lộ hàng.
Hôm qua một thông tin kinh tế được đưa ra khiến nhiều người phải lo nghĩ: nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đồng loạt cắt giảm lương của người lao động từ 5%-30%. Trong số các "ông lớn", phải kể đến Tập đoàn Điện lực, tập đoàn Dầu khí…những nơi lâu nay vẫn được khẳng định là "trên mặt bằng xã hội".
Thực tế thì tiết giảm chi phí bằng biện pháp cắt giảm lương người lao động cũng không được ủng hộ nhưng đó, có lẽ đã là biện pháp cuối cùng. Không phải chỉ người lao động bị ảnh hưởng.
Lại cũng là một hiện tượng lạ: liên tiếp những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7, hàng loạt doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán và các ngân hàng, công ty chứng khoán đua nhau thay lãnh đạo, từ phó tổng giám đốc, tổng giám đốc tới các thành viên, thậm chí cả chủ tịch Hội đồng quản trị. Nhiều lý giải cho câu hỏi "tại sao" ở thời điểm này. Một trong số đó là "thay đổi nhân sự cấp cao để tác động đến giá cổ phiếu cũng như khôi phục lòng tin của nhà đầu tư".
Trong sự tác động chung của kinh tế, người ta đã thấy hiện tượng "bơi không áo tắm" đã xuất hiện trong bóng đá.
Một số ông bầu nhiều tiền từng rất mạnh miệng đã bắt đầu có tâm lý sợ… thắng. Thắng thì phải chi tiền thưởng, phải nuôi một giấc mộng mà hiệu quả thực tế của nó không tương xứng.
Hai đội bóng "cùng một nhà" là HN.T&T và SHB.Đà Nẵng, ai vô địch cũng không thật sự quan trọng. Trên thực tế, mùa năm nay, lại ít có CLB đủ khả năng cạnh tranh, hoặc đối với các ông chủ khác không máu me, chú tâm.
Bây giờ là thời buổi mà nhiều người vẫn nói: nhà giàu thật sự thì cố gắng giấu của, còn ai vay được tiền thì lại thích khoe khoang. Hoặc, với giới làm ăn "giờ là thời buổi nằm im… trùm chăn, đợi qua giai đoạn này đã".
Bóng đá như cái tàu há mồm khổng lồ, không dừng lại được. CLB hạng Nhất là CLB TPHCM lại tiếp tục nhắc đến câu chuyện giải thế vì ông chủ… hết tiền.
Rồi sẽ có những người "bơi không áo tắm" nữa xuất hiện.
Và tất cả lại một lần nữa thấy câu chuyện này xuất hiện trong lĩnh vực quản lý bóng đá: một thông tin rất ngắn gọn, lọt thỏm và khiêm nhường về chuyện ngày 13/7, Chủ tịch VFF đã ký công văn bàn giao toàn bộ thương quyền các giải đấu cho VPF. Nghĩa là câu chuyện thương quyền cãi vã, thậm chí người ta sẵn sàng đổi cả danh dự để bảo vệ điều mình làm bất chấp dư luận không ủng hộ, cuối cùng đã kết thúc một cách âm thầm và nhẫn nhịn như vậy.
Và mới đây, lại có thông tin xôn xao về việc Chủ tịch VFF muốn được rút lui sớm và muốn có người lên thay khi còn hơn một năm nữa mới hết nhiệm kỳ. Mới chỉ là câu chuyện kiểu đồn thổi, nhưng vấn đề là bây giờ, ai ngồi ghế chủ tịch VFF quan trọng gì nữa đâu?
Đúng là "Khi thủy triều rút đi người ta sẽ thấy ai không bơi không áo tắm", trong trường hợp này thì cũng không phải đợi đến khi thủy triều rút mà người ta đã thấy "bơi không áo tắm" trong cách điều hành bóng đá lâu rồi.
Giờ, ở vào cái thế ấy, chọn người "bơi tiếp" không dễ chút nào.
Song An (Thể thao 24h)
Theo ngôn ngữ của giới trẻ là… lộ hàng.
Hôm qua một thông tin kinh tế được đưa ra khiến nhiều người phải lo nghĩ: nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đồng loạt cắt giảm lương của người lao động từ 5%-30%. Trong số các "ông lớn", phải kể đến Tập đoàn Điện lực, tập đoàn Dầu khí…những nơi lâu nay vẫn được khẳng định là "trên mặt bằng xã hội".
Thực tế thì tiết giảm chi phí bằng biện pháp cắt giảm lương người lao động cũng không được ủng hộ nhưng đó, có lẽ đã là biện pháp cuối cùng. Không phải chỉ người lao động bị ảnh hưởng.
Lại cũng là một hiện tượng lạ: liên tiếp những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7, hàng loạt doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán và các ngân hàng, công ty chứng khoán đua nhau thay lãnh đạo, từ phó tổng giám đốc, tổng giám đốc tới các thành viên, thậm chí cả chủ tịch Hội đồng quản trị. Nhiều lý giải cho câu hỏi "tại sao" ở thời điểm này. Một trong số đó là "thay đổi nhân sự cấp cao để tác động đến giá cổ phiếu cũng như khôi phục lòng tin của nhà đầu tư".
Trong sự tác động chung của kinh tế, người ta đã thấy hiện tượng "bơi không áo tắm" đã xuất hiện trong bóng đá.
Một số ông bầu nhiều tiền từng rất mạnh miệng đã bắt đầu có tâm lý sợ… thắng. Thắng thì phải chi tiền thưởng, phải nuôi một giấc mộng mà hiệu quả thực tế của nó không tương xứng.
Hai đội bóng "cùng một nhà" là HN.T&T và SHB.Đà Nẵng, ai vô địch cũng không thật sự quan trọng. Trên thực tế, mùa năm nay, lại ít có CLB đủ khả năng cạnh tranh, hoặc đối với các ông chủ khác không máu me, chú tâm.
Bây giờ là thời buổi mà nhiều người vẫn nói: nhà giàu thật sự thì cố gắng giấu của, còn ai vay được tiền thì lại thích khoe khoang. Hoặc, với giới làm ăn "giờ là thời buổi nằm im… trùm chăn, đợi qua giai đoạn này đã".
Bóng đá như cái tàu há mồm khổng lồ, không dừng lại được. CLB hạng Nhất là CLB TPHCM lại tiếp tục nhắc đến câu chuyện giải thế vì ông chủ… hết tiền.
Rồi sẽ có những người "bơi không áo tắm" nữa xuất hiện.
Và tất cả lại một lần nữa thấy câu chuyện này xuất hiện trong lĩnh vực quản lý bóng đá: một thông tin rất ngắn gọn, lọt thỏm và khiêm nhường về chuyện ngày 13/7, Chủ tịch VFF đã ký công văn bàn giao toàn bộ thương quyền các giải đấu cho VPF. Nghĩa là câu chuyện thương quyền cãi vã, thậm chí người ta sẵn sàng đổi cả danh dự để bảo vệ điều mình làm bất chấp dư luận không ủng hộ, cuối cùng đã kết thúc một cách âm thầm và nhẫn nhịn như vậy.
Và mới đây, lại có thông tin xôn xao về việc Chủ tịch VFF muốn được rút lui sớm và muốn có người lên thay khi còn hơn một năm nữa mới hết nhiệm kỳ. Mới chỉ là câu chuyện kiểu đồn thổi, nhưng vấn đề là bây giờ, ai ngồi ghế chủ tịch VFF quan trọng gì nữa đâu?
Đúng là "Khi thủy triều rút đi người ta sẽ thấy ai không bơi không áo tắm", trong trường hợp này thì cũng không phải đợi đến khi thủy triều rút mà người ta đã thấy "bơi không áo tắm" trong cách điều hành bóng đá lâu rồi.
Giờ, ở vào cái thế ấy, chọn người "bơi tiếp" không dễ chút nào.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận