Nhớ lại một dự án quen thuộc mà FIFA triển khai ở Việt Nam: Tầm nhìn châu Á với sơ đồ dễ hiểu 4-4-2 mà 2 vị trí tiền đạo là truyền thông và khán giả.
Nếu căn cứ vào những sự việc đang diễn ra, cụ thể là cuộc chiến truyền hình thì rõ ràng VFF đang "chiến đấu" với một đội hình gần như chấp tiền đạo.
Kết luận của Thanh tra Bộ VH-TT&DL mang lại cảm giác vấn đề bản quyền truyền hình đã khép lại với một kết luận: Hợp đồng VFF và AVG đã ký đúng luật. Thế nhưng bản chất và những điều mà người hâm mộ đòi hỏi chưa được giải đấp một cách thỏa mãn.
Đúng như lời nhận xét từ một cán bộ, trên một tờ báo lớn được rất nhiều người hoan nghênh
"Hệ thống luật pháp rất đa dạng, phức tạp với vô vàn điều khoản, song cả rừng câu chữ đều hướng vào mục tiêu tối thượng là đáp ứng nhu cầu và lợi ích của dân, bảo đảm quyền làm chủ của dân, phục vụ công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước.
Đó là tinh thần cơ bản của luật pháp. Chỉ chăm chú vào câu chữ mà bỏ qua tinh thần ấy thì không phải là thượng tôn pháp luật, càng không thể có ý thức điều chỉnh, bổ sung luật pháp theo kịp yêu cầu của cuộc sống để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền ở nước ta".
Người ta rất dễ dàng nhận ra câu chuyện của bóng đá có nhiều điểm trùng khớp với những vấn đề nóng của xã hội hiện nay.Điều quan trọng và cốt lõi trong rất nhiều vấn đề vẫn là "đảm bảo nhu cầu và lợi ích của nhân dân".
Ở đây, bản quyền truyền hình được bán 20 năm với giá trị 6 tỷ/năm có thể không sai về luật nhưng người hâm mộ không cảm thấy nó đảm bảo cho nhu cầu và lợi ích của mình. Thực tế, VFF "bán tất", tức là bản quyền đa phương tiện (truyền hình, phát thanh, báo giấy, internet...) và đó không phải là cách mà người hâm mộ và các phương tiện truyền thông được đối xử như những tiền đạo.
Với một hợp đồng 20 năm đã có lúc các quan chức VFF tự hào vì "tầm nhìn xa" của mình. Thế nhưng khi xảy ra chuyện, đại diện của Tổng cục còn thừa nhận "chưa nhìn thấy sự phát triển của bóng đá Việt Nam". Năm 2010 ký mà còn chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra chỉ 1 năm sau đó thì ai đảm bảo 20 năm thì có những biến động gì. Nó cũng giống việc các quan VFF trước mỗi kỳ thi đấu lớn của đội tuyển thường hô khẩu hiệu, các gì cũng tốt với màu hồng nhưng đến lúc "cháy nhà" thì mới ra...
Mới đây, một cuộc hội thảo cũng gọi là có tầm nhìn: "Lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia bóng đá để hoàn thiện dự thảo chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030". Một hội thảo quan trọng đến vậy nhưng đáng tiếc, người ở cấp cao nhất của VFF là ông Chủ tịch vì một lý do nào đó không đến dự. Rất giống với việc ông không có mặt trong cuộc họp tổng kết SEA Games 26 mà U23 VN thua nhục nhã và bao vấn đề.
Cuộc hội thảo với những chuyên gia, phân tích và phê phán VFF nhưng có lẽ họ nói và họ nghe, tầm nhìn ấy không thuộc về VFF ?
Mục tiêu của tầm nhìn là năm 2030, BĐVN ở Top 10 châu Á. Đó cũng là năm mà hợp đồng của VFF-AVG hết hạn.
Có lẽ, với VFF cái cần nhìn thấy, họ đã nhìn thấy rồi còn đến đâu thì... tùy.
Nếu căn cứ vào những sự việc đang diễn ra, cụ thể là cuộc chiến truyền hình thì rõ ràng VFF đang "chiến đấu" với một đội hình gần như chấp tiền đạo.
Kết luận của Thanh tra Bộ VH-TT&DL mang lại cảm giác vấn đề bản quyền truyền hình đã khép lại với một kết luận: Hợp đồng VFF và AVG đã ký đúng luật. Thế nhưng bản chất và những điều mà người hâm mộ đòi hỏi chưa được giải đấp một cách thỏa mãn.
Tầm nhìn của VFF tới đâu ? (Ảnh: Hà Thành) |
Đúng như lời nhận xét từ một cán bộ, trên một tờ báo lớn được rất nhiều người hoan nghênh
"Hệ thống luật pháp rất đa dạng, phức tạp với vô vàn điều khoản, song cả rừng câu chữ đều hướng vào mục tiêu tối thượng là đáp ứng nhu cầu và lợi ích của dân, bảo đảm quyền làm chủ của dân, phục vụ công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước.
Đó là tinh thần cơ bản của luật pháp. Chỉ chăm chú vào câu chữ mà bỏ qua tinh thần ấy thì không phải là thượng tôn pháp luật, càng không thể có ý thức điều chỉnh, bổ sung luật pháp theo kịp yêu cầu của cuộc sống để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền ở nước ta".
Người ta rất dễ dàng nhận ra câu chuyện của bóng đá có nhiều điểm trùng khớp với những vấn đề nóng của xã hội hiện nay.Điều quan trọng và cốt lõi trong rất nhiều vấn đề vẫn là "đảm bảo nhu cầu và lợi ích của nhân dân".
Ở đây, bản quyền truyền hình được bán 20 năm với giá trị 6 tỷ/năm có thể không sai về luật nhưng người hâm mộ không cảm thấy nó đảm bảo cho nhu cầu và lợi ích của mình. Thực tế, VFF "bán tất", tức là bản quyền đa phương tiện (truyền hình, phát thanh, báo giấy, internet...) và đó không phải là cách mà người hâm mộ và các phương tiện truyền thông được đối xử như những tiền đạo.
Với một hợp đồng 20 năm đã có lúc các quan chức VFF tự hào vì "tầm nhìn xa" của mình. Thế nhưng khi xảy ra chuyện, đại diện của Tổng cục còn thừa nhận "chưa nhìn thấy sự phát triển của bóng đá Việt Nam". Năm 2010 ký mà còn chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra chỉ 1 năm sau đó thì ai đảm bảo 20 năm thì có những biến động gì. Nó cũng giống việc các quan VFF trước mỗi kỳ thi đấu lớn của đội tuyển thường hô khẩu hiệu, các gì cũng tốt với màu hồng nhưng đến lúc "cháy nhà" thì mới ra...
Mới đây, một cuộc hội thảo cũng gọi là có tầm nhìn: "Lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia bóng đá để hoàn thiện dự thảo chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030". Một hội thảo quan trọng đến vậy nhưng đáng tiếc, người ở cấp cao nhất của VFF là ông Chủ tịch vì một lý do nào đó không đến dự. Rất giống với việc ông không có mặt trong cuộc họp tổng kết SEA Games 26 mà U23 VN thua nhục nhã và bao vấn đề.
Cuộc hội thảo với những chuyên gia, phân tích và phê phán VFF nhưng có lẽ họ nói và họ nghe, tầm nhìn ấy không thuộc về VFF ?
Mục tiêu của tầm nhìn là năm 2030, BĐVN ở Top 10 châu Á. Đó cũng là năm mà hợp đồng của VFF-AVG hết hạn.
Có lẽ, với VFF cái cần nhìn thấy, họ đã nhìn thấy rồi còn đến đâu thì... tùy.
Nhật Thành (TT24h)
Bình luận