Ẩn sau lũy tre làng ấy có biết bao chuyện để nói, nhất là cách người dân ở đây tiêu khiển bằng thú chơi không giống ai, đó là nói tức.
“Ai về Can Vũ mà coi - Nói tức chết người mà vẫn thèm nghe”. Lần theo địa chỉ trong câu ca dao, tôi tìm đến ngôi làng được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất nói tức”, đó là làng Can Vũ, xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Một ngày ở làng nói tức
Từ Hà Nội, men theo quốc lộ 18 chừng 40 km nhìn về phía tay phải có một vùng đất bạt ngạt tre xanh, đó chính là làng Can Vũ. Ngôi làng thuần nông này nhìn vẻ ngoài cũng bình yên như bao làng quê khác ở Việt Nam, nhưng ẩn đằng sau lũy tre làng ấy có biết bao chuyện để nói, nhất là cách người dân ở đây tiêu khiển bằng thú chơi không giống ai, đó là nói tức.
Khi mới tới đầu làng, tôi gặp một bác trung niên đang đi làm đồng về liền hỏi thăm vào nhà ông Họa trưởng thôn. Bác trả lời: “Chú cứ đi đi, đường nào chẳng vào nhà trưởng thôn” kèm theo một điệu cười tinh quái.
Thấy tôi có vẻ ngơ ngác không hiểu, bác đoán chắc là người lạ nên không “trêu tức” nữa và tận tình chỉ đường. Tưởng ông trường thôn già lắm, cỡ khoảng 70 gì đó, nhưng khi đến nhà, mới thấy hóa ra ông lại là một người rất trẻ chỉ khoảng ngoài 30 tuổi. Khi tôi đến, ông đang hướng dẫn một người dân làm đơn xin đăng ký kết hôn cho con trai, trong khi hướng dẫn ông cũng không quên “đá xoáy”: “Nhớ điền tên người làm đơn là tên con chứ điền tên mình người ta lại bắt đi lấy vợ đấy”.
Thấy tôi giới thiệu là nhà báo, ông kể rất hăng say về làng mình rồi dường như cảm thấy chưa đủ ông còn chỉ tôi đến gặp ông Nguyễn Văn Định – một cao nhân và cũng là người rất có thâm niên nói tức của làng. Ngay khi bước chân vào nhà ông Định, tôi đã được thưởng thức ngay “món đặc sản”:
“Mời nhà báo vào, cửa nhà hơi thấp nhà báo đi cẩn thận kẻo cụng đầu” - nghe xong quả là hơi “cay mũi” vì vóc dáng của tôi khá khiêm tốn, nhưng nụ cười thân thiện của ông khiến tôi không thể giấu một tràng cười sảng khoái. Ông Định kể, dân ở đây ai cũng biết nói tức, những câu chuyện của làng Can Vũ đề cập đến đủ loại đối tượng, vợ chồng, con dâu, bố chồng cũng nói tức nhau.
Nghe “lời nói đọi máu” mà vẫn cười sảng khoái
Ở làng Can Vũ vẫn còn lưu truyền biết bao câu chuyện nói tức bất hủ. Như câu chuyện con dâu mới về nhà chồng muốn trổ tài nội trợ, sáng sớm mùng 1 tết làm cả nhà thức dậy. Bố chồng thò cổ ra: “Mẹ đỏ luộc cho bố rổ rau diếp”.
Rau diếp là một thứ rau ăn sống nên làm sao mà luộc được, biết bố chồng đang nói tức, con dâu trả lời: “Con luộc xong từ nãy, giờ con đang đun lại nồi thịt đông cho nóng, nhân tiện bố đưa mấy cái nem chua đây con xào lại cho”. Ai cũng biết, thịt đông và nem chua đun lên thì làm sao ăn được nữa! Cuộc đối đáp này nếu diễn ra ở nơi khác hẳn đã không tránh khỏi “phiền toái”, nhất là giữa bố chồng và nàng dâu, nhưng đây là làng nói tức Can Vũ nên mọi chuyện đều “êm xuôi”.
Hay như một câu chuyện khác khá thú vị, đó là vào thập kỉ 1970, bữa ăn thông thường là cơm độn khoai và rau dưa, chỉ ngày giỗ, ngày tết mới có miếng thịt. Một hôm, cụ Nghiễn được ông bạn ở Cách Bi mời cỗ, cụ vui vẻ, áo lương, khăn xếp đi rõ sớm vì đường xa.
Vừa đi cụ vừa nhẩm tính “Hôm nay sẽ được bữa cỗ to”. Nào ngờ mới vào đến cổng đã thấy đám đông tíu tít băm thái su hào. Thấy thế cụ Nghiễn la lớn: “Cái thằng Su chết tiệt kia, tao đi mày vẫn ở nhà, mà tại sao bây giờ mày đã tới đây trước tao”. Mọi người nhớn nhác, ngó trước, ngó sau xem “thằng Su” nào đã dám hỗn láo với cụ. Nhìn mãi chẳng thấy có ai tên là Su cả, thế rồi cụ chỉ vào củ Su hào bảo: “Nó đấy”.
Người Can Vũ không chỉ nói tức trong cuộc sống đời thường mà còn “động chạm” đến cả những vấn đề xã hội nhức nhối. Năm 1960, ông Bùi Cẩn Công, khi đó là chủ nhiệm hợp tác xã Việt Hùng dẫn đoàn công tác cấp trên về Can Vũ. Tới cổng làng, ông Công thấy cụ Nghiễn lúi húi bên bờ ao liền hỏi: “Dãy ao này thả cá chưa?”.
Cụ Nghiễn trả lời: “Dạ thưa đã thả 800 con cá chày đỏ mắt”. Đoàn công tác tưởng ông Nghiễn nói thật, gật gù nhưng dân làng thì được một mẻ cười bõ tức. Nguyên do ao làng thả cá bị thua lỗ, dân khốn khổ, nhưng cán bộ xã lại báo cáo lên cấp trên là toàn có lãi. Nhân có đoàn cán bộ về cụ Nghiễn muốn gửi thông điệp: 800 người dân Can Vũ đang khóc đỏ mắt vì nuôi cá bị lỗ.
Trí tuệ dân gian
Theo như ông Định cũng như các bậc cao nhân của Can Vũ, làng nói tức có nguồn gốc từ thời Thánh Gióng phá giặc Ân. Tương truyền vào thời Vua Hùng thứ 6, trong đoàn binh hùng của Thánh Gióng có hai anh em nhà họ Nguyễn cùng dân làng Can Vũ theo phò tá. Thay vì sử dụng sức lực, đội quân này đã sử dụng tuyệt chiêu nói tức, nói móc để trêu quân địch đến độ quân địch bực tức, nhốn nháo hết cả đội ngũ, kết quả bị quân Thánh Gióng đánh cho bỏ chạy tan tác.
Hiện nay, người dân vẫn sử dụng nói tức trong cuộc sống hàng ngày. Những lời nói tức tuy rất thâm sâu nhưng không hề có một mục đích xấu nào. Người dân nói tức cốt chỉ để giải tỏa căng thẳng, để mua vui, đây cũng là một cách để thể hiện tài năng ứng đối của mình và để làm thân với nhau hơn, vì thế sau cái nhíu mày vì bị nói tức bao giờ cũng là những trận cười thật thoải mái.
Nhưng trong nhịp sống hiện đại ngày nay, ông Định đã không thể nào giấu được nỗi ưu tư về sự mai một của văn hóa nói tức. Ôm chồng tài liệu dầy cộp bao gồm nhiều câu chuyện trong làng được ông cóp nhặt lại, nhiều cuốn đã ngả ố vàng, ông Định tâm sự: “Giới trẻ trong làng càng ngày càng ít mặn mà với nói tức, chúng được tiếp cận nhiều thứ mới mẻ, hiện đại quá nên nhiều lúc quên đi cái món đặc sản này rồi”.
Hàng ngày các cụ trong làng Can Vũ vẫn thường xuyên họp mặt tại nhà ông Định đàm đạo chuyện đời trong đó có chuyện làm thế nào để bảo tồn văn hóa nói tức của làng. Những lớp người như cụ Nghiễn, cụ Huy thì đã thành người thiên cổ, đến các cụ Định, cụ Chiến nay cũng đã ở cái tuổi gần đất xa trời...
Theo Lao động
Lối vào đền thờ sư tổ của môn nói tức. |
Một ngày ở làng nói tức
Từ Hà Nội, men theo quốc lộ 18 chừng 40 km nhìn về phía tay phải có một vùng đất bạt ngạt tre xanh, đó chính là làng Can Vũ. Ngôi làng thuần nông này nhìn vẻ ngoài cũng bình yên như bao làng quê khác ở Việt Nam, nhưng ẩn đằng sau lũy tre làng ấy có biết bao chuyện để nói, nhất là cách người dân ở đây tiêu khiển bằng thú chơi không giống ai, đó là nói tức.
Khi mới tới đầu làng, tôi gặp một bác trung niên đang đi làm đồng về liền hỏi thăm vào nhà ông Họa trưởng thôn. Bác trả lời: “Chú cứ đi đi, đường nào chẳng vào nhà trưởng thôn” kèm theo một điệu cười tinh quái.
Thấy tôi có vẻ ngơ ngác không hiểu, bác đoán chắc là người lạ nên không “trêu tức” nữa và tận tình chỉ đường. Tưởng ông trường thôn già lắm, cỡ khoảng 70 gì đó, nhưng khi đến nhà, mới thấy hóa ra ông lại là một người rất trẻ chỉ khoảng ngoài 30 tuổi. Khi tôi đến, ông đang hướng dẫn một người dân làm đơn xin đăng ký kết hôn cho con trai, trong khi hướng dẫn ông cũng không quên “đá xoáy”: “Nhớ điền tên người làm đơn là tên con chứ điền tên mình người ta lại bắt đi lấy vợ đấy”.
Thấy tôi giới thiệu là nhà báo, ông kể rất hăng say về làng mình rồi dường như cảm thấy chưa đủ ông còn chỉ tôi đến gặp ông Nguyễn Văn Định – một cao nhân và cũng là người rất có thâm niên nói tức của làng. Ngay khi bước chân vào nhà ông Định, tôi đã được thưởng thức ngay “món đặc sản”:
“Mời nhà báo vào, cửa nhà hơi thấp nhà báo đi cẩn thận kẻo cụng đầu” - nghe xong quả là hơi “cay mũi” vì vóc dáng của tôi khá khiêm tốn, nhưng nụ cười thân thiện của ông khiến tôi không thể giấu một tràng cười sảng khoái. Ông Định kể, dân ở đây ai cũng biết nói tức, những câu chuyện của làng Can Vũ đề cập đến đủ loại đối tượng, vợ chồng, con dâu, bố chồng cũng nói tức nhau.
Nghe “lời nói đọi máu” mà vẫn cười sảng khoái
Ở làng Can Vũ vẫn còn lưu truyền biết bao câu chuyện nói tức bất hủ. Như câu chuyện con dâu mới về nhà chồng muốn trổ tài nội trợ, sáng sớm mùng 1 tết làm cả nhà thức dậy. Bố chồng thò cổ ra: “Mẹ đỏ luộc cho bố rổ rau diếp”.
Rau diếp là một thứ rau ăn sống nên làm sao mà luộc được, biết bố chồng đang nói tức, con dâu trả lời: “Con luộc xong từ nãy, giờ con đang đun lại nồi thịt đông cho nóng, nhân tiện bố đưa mấy cái nem chua đây con xào lại cho”. Ai cũng biết, thịt đông và nem chua đun lên thì làm sao ăn được nữa! Cuộc đối đáp này nếu diễn ra ở nơi khác hẳn đã không tránh khỏi “phiền toái”, nhất là giữa bố chồng và nàng dâu, nhưng đây là làng nói tức Can Vũ nên mọi chuyện đều “êm xuôi”.
Hay như một câu chuyện khác khá thú vị, đó là vào thập kỉ 1970, bữa ăn thông thường là cơm độn khoai và rau dưa, chỉ ngày giỗ, ngày tết mới có miếng thịt. Một hôm, cụ Nghiễn được ông bạn ở Cách Bi mời cỗ, cụ vui vẻ, áo lương, khăn xếp đi rõ sớm vì đường xa.
Vừa đi cụ vừa nhẩm tính “Hôm nay sẽ được bữa cỗ to”. Nào ngờ mới vào đến cổng đã thấy đám đông tíu tít băm thái su hào. Thấy thế cụ Nghiễn la lớn: “Cái thằng Su chết tiệt kia, tao đi mày vẫn ở nhà, mà tại sao bây giờ mày đã tới đây trước tao”. Mọi người nhớn nhác, ngó trước, ngó sau xem “thằng Su” nào đã dám hỗn láo với cụ. Nhìn mãi chẳng thấy có ai tên là Su cả, thế rồi cụ chỉ vào củ Su hào bảo: “Nó đấy”.
Người Can Vũ không chỉ nói tức trong cuộc sống đời thường mà còn “động chạm” đến cả những vấn đề xã hội nhức nhối. Năm 1960, ông Bùi Cẩn Công, khi đó là chủ nhiệm hợp tác xã Việt Hùng dẫn đoàn công tác cấp trên về Can Vũ. Tới cổng làng, ông Công thấy cụ Nghiễn lúi húi bên bờ ao liền hỏi: “Dãy ao này thả cá chưa?”.
Cụ Nghiễn trả lời: “Dạ thưa đã thả 800 con cá chày đỏ mắt”. Đoàn công tác tưởng ông Nghiễn nói thật, gật gù nhưng dân làng thì được một mẻ cười bõ tức. Nguyên do ao làng thả cá bị thua lỗ, dân khốn khổ, nhưng cán bộ xã lại báo cáo lên cấp trên là toàn có lãi. Nhân có đoàn cán bộ về cụ Nghiễn muốn gửi thông điệp: 800 người dân Can Vũ đang khóc đỏ mắt vì nuôi cá bị lỗ.
Trí tuệ dân gian
Theo như ông Định cũng như các bậc cao nhân của Can Vũ, làng nói tức có nguồn gốc từ thời Thánh Gióng phá giặc Ân. Tương truyền vào thời Vua Hùng thứ 6, trong đoàn binh hùng của Thánh Gióng có hai anh em nhà họ Nguyễn cùng dân làng Can Vũ theo phò tá. Thay vì sử dụng sức lực, đội quân này đã sử dụng tuyệt chiêu nói tức, nói móc để trêu quân địch đến độ quân địch bực tức, nhốn nháo hết cả đội ngũ, kết quả bị quân Thánh Gióng đánh cho bỏ chạy tan tác.
Hiện nay, người dân vẫn sử dụng nói tức trong cuộc sống hàng ngày. Những lời nói tức tuy rất thâm sâu nhưng không hề có một mục đích xấu nào. Người dân nói tức cốt chỉ để giải tỏa căng thẳng, để mua vui, đây cũng là một cách để thể hiện tài năng ứng đối của mình và để làm thân với nhau hơn, vì thế sau cái nhíu mày vì bị nói tức bao giờ cũng là những trận cười thật thoải mái.
Nhưng trong nhịp sống hiện đại ngày nay, ông Định đã không thể nào giấu được nỗi ưu tư về sự mai một của văn hóa nói tức. Ôm chồng tài liệu dầy cộp bao gồm nhiều câu chuyện trong làng được ông cóp nhặt lại, nhiều cuốn đã ngả ố vàng, ông Định tâm sự: “Giới trẻ trong làng càng ngày càng ít mặn mà với nói tức, chúng được tiếp cận nhiều thứ mới mẻ, hiện đại quá nên nhiều lúc quên đi cái món đặc sản này rồi”.
Hàng ngày các cụ trong làng Can Vũ vẫn thường xuyên họp mặt tại nhà ông Định đàm đạo chuyện đời trong đó có chuyện làm thế nào để bảo tồn văn hóa nói tức của làng. Những lớp người như cụ Nghiễn, cụ Huy thì đã thành người thiên cổ, đến các cụ Định, cụ Chiến nay cũng đã ở cái tuổi gần đất xa trời...
Theo Lao động
Bình luận