(VTC News) - Với màu xanh như ngọc, loài cự đà được dân chơi thú săn lùng ráo riết. Trên thị trường, chúng có giá cả triệu USD cho một cá thể. Người ta thường gọi chúng là “quái thú xanh”.
Các nhà khoa học thuộc WCS (Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã) vừa cho biết, sau nhiều cố gắng, nỗ lực, họ đã cứu loài cự đà xanh thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng.
Cự đà xanh có tên khoa học là Cyclura lewisi, là phân loài của thằn lằn Iguana Cuba. Vì thế, chúng còn được gọi là Iguana xanh. Chúng là loài đặc hữu của đảo Grand Cayman, Vương quốc Anh.
Loài cự đà xanh có trọng lượng trưởng thành 15kg. Chiều dài cơ thể 1,5m. Tuổi thọ của chúng khá lớn, đến 60 năm. Đã từng ghi nhận một con cự đà sống tới 69 tuổi.
Theo các nhà khoa học, xưa kia, cự đà xanh là “chúa tể” của hòn đảo Grand Cayman. Tuy nhiên, sự xâm lấn của con người, quá trình đô thị hóa, mở rộng nông trai, đã chiếm mất môi trường sống của chúng. Đặc biệt, chó và mèo là kẻ thù của chúng. Hai loài vật nuôi này ngày càng đông đúc, cùng với sự đông đúc của con người, khiến cự đà xanh ngày càng vắng bóng.
Vào năm 2001, các nhà khoa học thống kê và giật mình khi chỉ phát hiện được 5 cá thể cự đà xanh trên hòn đảo xinh đẹp này. Loài cự đà xanh có nguy cơ biến mất khỏi trái đất trong tương lai gần. Khi đó, nhiều nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo rằng, chúng sẽ biến mất khỏi trái đất vào thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21.
May mắn là các nhà khoa học đã nghiêm túc thực hiện nỗ lực bảo tồn, nhân giống loài vật này. “Chương trình phục hồi cự đà xanh” (BIRP) hoạt động trong vòng 10 năm đã nâng số lượng từ 5 cá thể lên 500 con. Toàn bộ số cự đà này hiện đang sống trong môi trường hoang đã thuộc khu bảo tồn Salina trên đảo Grand Cayman.
Tiến sĩ Paul Calle, thuộc WCS, cho biết, các nhà khoa học đã nuôi nhốt bán hoang dã những cá thể cự đà xanh cuối cùng của nhân loại, ghép đôi để chúng sinh sản. Khi cực đà con được 2 tuổi, đạt mọi tiêu chuẩn về sức khỏe, chống được sự tấn công của chó, mèo, thì thả chúng vào tự nhiên. Năm 2006, chú cự đà xanh đầu tiên được thả vào môi trường hoang dã.
Ông cũng cho biết, nguyện vọng của các nhà khoa học là phát triển đàn cự đà xanh lên 1000 cá thể. Nguyện vọng này có lẽ sẽ thành hiện thực trong thời gian không xa.
Loài cự đà xanh thích ở trong kẽ đá, trên núi đá ngập nắng. Chúng cũng thích sống trong các khu rừng khô. Loài cự đà xanh ăn các loại thực vật, trái cây. Chúng rất ít ăn động vật. Thi thoảng chúng mới ăn ấu trùng, côn trùng, cua, sên, chim chết, và nấm.
Chúng giao phối vào tháng 5. Những con cái đào hố trong cát để đẻ trứng vào tháng 6 và tháng 7. Chúng thành thục và sinh sản khi 4 tuổi. Mỗi lứa đẻ 1 đến 21 trứng tùy thuộc vào kích thước của con cái.
Cự đà xanh được tìm thấy vào năm 1938, bởi nhà khoa học Bernard C. Lewis thuộc Viện Jamaica. Ông đã tham gia một chuyến thám hiểm cùng các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford đến quần đảo Cayman và phát hiện ra loài vật này.
Cự đà xanh có móng chân sắc nhọn, giúp nó dễ dàng leo trèo. Con đực lớn hơn con cái. Đến tuổi trưởng thành, con đực có màu xám tối và xanh ngọc, trong khi con cái có màu xanh ô liu. Khi ở trên núi đá, cơ thể chúng chuyển màu xám để lẫn với màu đá, tránh sự phát hiện của kẻ thù.
Thế nhưng khi có sự hiện diện của loài khác, thì toàn bộ cơ thể chúng chuyển sang màu xanh, để báo hiệu và thiết lập lãnh thổ.
Với màu xanh như ngọc, loài cự đà vốn được dân chơi thú săn lùng ráo riết. Trên thị trường, chúng có giá cả triệu USD cho một cá thể. Người ta thường gọi chúng là “quái thú xanh”.
Chúng là loài sống cô đơn. Con đực và con cái chỉ gặp nhau vào mùa sinh sản. Con đực thường thiết lập một vùng lãnh thổ rộng khoảng 5.700 mét vuông và con cái cần lãnh thổ khoảng 2.4000 mét vuông.
Các nhà khoa học thuộc WCS (Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã) vừa cho biết, sau nhiều cố gắng, nỗ lực, họ đã cứu loài cự đà xanh thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng.
Cự đà xanh có tên khoa học là Cyclura lewisi, là phân loài của thằn lằn Iguana Cuba. Vì thế, chúng còn được gọi là Iguana xanh. Chúng là loài đặc hữu của đảo Grand Cayman, Vương quốc Anh.
Loài cự đà xanh có trọng lượng trưởng thành 15kg. Chiều dài cơ thể 1,5m. Tuổi thọ của chúng khá lớn, đến 60 năm. Đã từng ghi nhận một con cự đà sống tới 69 tuổi.
Theo các nhà khoa học, xưa kia, cự đà xanh là “chúa tể” của hòn đảo Grand Cayman. Tuy nhiên, sự xâm lấn của con người, quá trình đô thị hóa, mở rộng nông trai, đã chiếm mất môi trường sống của chúng. Đặc biệt, chó và mèo là kẻ thù của chúng. Hai loài vật nuôi này ngày càng đông đúc, cùng với sự đông đúc của con người, khiến cự đà xanh ngày càng vắng bóng.
Vào năm 2001, các nhà khoa học thống kê và giật mình khi chỉ phát hiện được 5 cá thể cự đà xanh trên hòn đảo xinh đẹp này. Loài cự đà xanh có nguy cơ biến mất khỏi trái đất trong tương lai gần. Khi đó, nhiều nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo rằng, chúng sẽ biến mất khỏi trái đất vào thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21.
May mắn là các nhà khoa học đã nghiêm túc thực hiện nỗ lực bảo tồn, nhân giống loài vật này. “Chương trình phục hồi cự đà xanh” (BIRP) hoạt động trong vòng 10 năm đã nâng số lượng từ 5 cá thể lên 500 con. Toàn bộ số cự đà này hiện đang sống trong môi trường hoang đã thuộc khu bảo tồn Salina trên đảo Grand Cayman.
Tiến sĩ Paul Calle, thuộc WCS, cho biết, các nhà khoa học đã nuôi nhốt bán hoang dã những cá thể cự đà xanh cuối cùng của nhân loại, ghép đôi để chúng sinh sản. Khi cực đà con được 2 tuổi, đạt mọi tiêu chuẩn về sức khỏe, chống được sự tấn công của chó, mèo, thì thả chúng vào tự nhiên. Năm 2006, chú cự đà xanh đầu tiên được thả vào môi trường hoang dã.
Ông cũng cho biết, nguyện vọng của các nhà khoa học là phát triển đàn cự đà xanh lên 1000 cá thể. Nguyện vọng này có lẽ sẽ thành hiện thực trong thời gian không xa.
Loài cự đà xanh thích ở trong kẽ đá, trên núi đá ngập nắng. Chúng cũng thích sống trong các khu rừng khô. Loài cự đà xanh ăn các loại thực vật, trái cây. Chúng rất ít ăn động vật. Thi thoảng chúng mới ăn ấu trùng, côn trùng, cua, sên, chim chết, và nấm.
Chúng giao phối vào tháng 5. Những con cái đào hố trong cát để đẻ trứng vào tháng 6 và tháng 7. Chúng thành thục và sinh sản khi 4 tuổi. Mỗi lứa đẻ 1 đến 21 trứng tùy thuộc vào kích thước của con cái.
Cự đà xanh được tìm thấy vào năm 1938, bởi nhà khoa học Bernard C. Lewis thuộc Viện Jamaica. Ông đã tham gia một chuyến thám hiểm cùng các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford đến quần đảo Cayman và phát hiện ra loài vật này.
Cự đà xanh có móng chân sắc nhọn, giúp nó dễ dàng leo trèo. Con đực lớn hơn con cái. Đến tuổi trưởng thành, con đực có màu xám tối và xanh ngọc, trong khi con cái có màu xanh ô liu. Khi ở trên núi đá, cơ thể chúng chuyển màu xám để lẫn với màu đá, tránh sự phát hiện của kẻ thù.
Thế nhưng khi có sự hiện diện của loài khác, thì toàn bộ cơ thể chúng chuyển sang màu xanh, để báo hiệu và thiết lập lãnh thổ.
Với màu xanh như ngọc, loài cự đà vốn được dân chơi thú săn lùng ráo riết. Trên thị trường, chúng có giá cả triệu USD cho một cá thể. Người ta thường gọi chúng là “quái thú xanh”.
Chúng là loài sống cô đơn. Con đực và con cái chỉ gặp nhau vào mùa sinh sản. Con đực thường thiết lập một vùng lãnh thổ rộng khoảng 5.700 mét vuông và con cái cần lãnh thổ khoảng 2.4000 mét vuông.
Toan My
Bình luận