• Zalo

VĐV bóng chày bày cách kiểm soát căn bệnh khiến cả triệu người đã tử vong

Đời sốngChủ Nhật, 29/10/2017 09:00:00 +07:00Google News

Nam vận động viên bóng chày Jay Cutler được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường typ 1 trong mùa bóng thứ 3 của anh tại National League Football League 2008 ở tuổi 25, nhưng anh đã biết cách kiểm soát tốt căn bệnh và tiết tục sự nghiệp của mình một cách ngoạn mục.

Cutler hiện là tiền vệ ngôi sao của đội bóng, vì vậy anh phải tìm mọi cách để kiểm soát căn bệnh tiểu đường của mình tốt nhất nếu không muốn mất đi sự nghiệp bấy lâu nay.

Được biết, Cutler đã giảm hơn 30 pound và trải qua sự mệt mỏi trước khi các bác sĩ chuẩn đoán chính xác bệnh của mình. Ngạc nhiên là nam vận động viên này đến nay đã 34 tuổi. Tức là anh đã kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh tiểu đường của mình trong 9 năm qua nhờ sự giúp đỡ của một cựu huấn luyện viên- người cũng mắc bệnh tiểu đường typ 1 và vợ anh, Kristin Cavallari nổi tiếng.

Tiến sĩ Desmond Schatz, giám đốc y khoa của Viện Tiểu đường thuộc Đại học Y Florida, nói với Daily Mail Online rằng, các vận động viên chuyên nghiệp có thể kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh nếu như họ thực sự hiểu vấn đề mà mình đang gặp phải.

Sau khi biết đến cách 1 huấn luyện viên tại Đại học Vanderbilt ở Nashville, Tennessee đã áp đụng để kiểm soát tốt mức insulin của mình, vận động viên Cutler đã quyết định tìm ra những yếu tố có mấu chốt nhằm giữ cho bệnh tiểu đường không tiến triển thêm. Ví dụ như làm thế nào để giữ mức đường trong máu luôn ổn định, nhất là trong điều kiện tập luyện liên tục của 1 vận động viên

Tiến sĩ Desmond Schatz cho biết, một vận động viên chủ yếu tập các bài tập phát triển độ bền nên họ sẽ cần những mức độ khác nhau của insulin. Do vậy, để tăng cường sức mạnh, họ cần ăn nhiều chất đạm hơn. Và để có thêm sức bền thì Cutler cần ăn nhiều Carbonhydrate nhằm giữ mức glucose trong máu ổn định. Điều này khác hoàn toàn với những người bình thường.

Một máy bơm insulin là một thiết bị vi tính nhỏ đã được gắn vào 1 ống thông dưới da Cutler. Thiết bị tiêm insulin trực tiếp vào màu để làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể. Thiết bị sẽ linh hoạt thay đổi lượng insulin cơ thể cần sử dụng trước và sau khi tập thể dụng.

Cutler cũng tính toán lượng carbonhydrate anh ăn ở mỗi bữa, sau đó điều chỉnh thiết bị này để bơm insulin phù hợp vào cơ thể. Anh cũng cần ănh nhiều trái cây và protein hơn.

Tiến sĩ Desmond Schatz nói, một trong những vấn đề của người tập thể dục nặng mà bị bệnh tiểu đường là họ có thể bị tụt đường huyết vào giữa đêm. Do đó, có một người bạn đồng hành hiểu rõ căn bệnh này như vợ của Cutler là điều hết sức cần thiết.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một bệnh tự miễn, có nghĩa là do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các bộ phận của cơ thể. Lúc này, hệ thống miễn dịch xác định sai mục tiêu và hướng đến các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Các hệ thống miễn dịch của người tiểu đường tuýp 1 sẽ tấn công các tế bào beta cho đến khi tuyến tụy mất khả năng sản xuất insulin thì thôi.

Hiện nay chưa có cách nào để chữa khỏi căn bệnh này. Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin để bù đắp lại sự chết đi của các tế bào beta trong cơ thể.

Nguy hiểm hơn, tiểu đường là căn bệnh “người già” đang chuyển thành bệnh người trẻ và ngày càng lan nhanh trên toàn thế giới. Ấn Độ là quốc gia có số người mắc bệnh tiểu đường cao nhất thế giới khoảng 50 triệu dân. Ước tính đến năm 2025, Ấn Độ sẽ có thêm 30 triệu người mắc bệnh.

Còn thống kê ở Anh thì cho biết, chỉ trong khoảng 1 năm qua, họ đã phát hiện thêm 600 trường hợp mắc tiểu đường type 2 là trẻ em, hơn 14% so với năm ngoái. Trong đó, 8/10 trường hợp là trẻ em bị béo phì. Trong khi 18 năm trước, chưa từng có một ca tiểu đường type 2 nào xuất hiện ở trẻ em.

Video: Thói quen ăn uống nào dễ dẫn đến bệnh tiểu đường?

Tại Việt Nam, các chuyên gia cũng nhiều lần cảnh báo về vấn đề này. Nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa là do trẻ bị béo phì tăng mạnh, nhất là ở các thành phố lớn.

Khi phát hiện mắc bệnh tiểu đường, dù mới ở giai đoạn đầu nhưng bạn cũng nên có biện pháp ngăn chặn phát triển bệnh trước khi sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các biến chứng nghiêm trọng khác ảnh hưởng từ tiểu đường.

Những cách đơn giản và hiệu quả để kiểm soát tiểu đường

1. Ăn đúng, đủ và hợp lý

Ăn đủ: Khi chúng ta ăn ít đi, cơ thể sẽ chuẩn bị để tích trữ nhiều hơn. Còn khi chúng ta ăn nhiều lên thì cơ thể lại tập trung thay đổi dòng phân phối các chất. Với người mắc tiểu đường thì điều này có thể làm tăng mức đường trong máu và có thể gây ra các tình trạng khẩn cấp, như sốc hạ đường huyết. Vì vậy, chúng ta nên có 1 chế độ ăn uống đủ 3 bữa, đúng giờ và chia các bữa ăn thành bữa nhỏ trong ngày.

Ăn đúng: người tiểu đường nên thực hiện chế độ ăn như sau:

- Ăn ít calo, giàu chất xơ để nồng đồ đường huyết được điều hòa và kiểm soát tiểu đường

- Tăng cường ăn trái cây họ cam quýt vì chúng có chất chống ôxy hóa và kháng viêm, giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do, tăng độ nhạy insulin của tế bào.

- Nên uống trà xanh vì chứa polyphenols và polysaccharides giúp giảm nồng độ đường huyết hiệu quả

- Ăn thực phẩm giàu chất xơ no lâu và cơ thể có thời gian để tiêu hóa thực phẩm, ngăn ngừa tình trạng biến động đường huyết.

- Không uống soda vì chúng làm tăng cân và giảm khả năng hấp thu glucose.

- Uống nước đều đặn để điều hòa và cân bằng nồng độ đường huyết.

- Ăn ¼ thìa quế mỗi sáng để kiểm soát tiểu đường 1 cách tự nhiên.

Ăn hợp lý: nhiều nghiên cứu đã tìm ra, ăn sáng giàu protein và ít carbs, ăn ít vào bữa tối giúp điều chỉnh lượng đường tự nhiên trong máu, ngăn ngừa các giai đoạn tăng đường huyết và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

2. Vận động hợp lý

Một trong những cách tốt nhất để kiểm soát tiểu đường là duy trì một chế đột ập luyện hợp lý. Các phương pháp vận động được khuyến khích cho người tiểu đường là đi bộ, tập yoga…Nên tập ít nhất 30 phút/ngày để duy trì sức khỏe và kiểm soát béo phì, giảm tác dụng phụ của bệnh tiểu đường.

3. Tránh cuộc sống căng thẳng

Stress và căng thẳng dễ làm tăng nồng độ hormone gián tiếp làm tăng nồng độ đường huyết và tác động đến cân bằng đường huyết trong cơ thể.

Cô Tấm
Bình luận
vtcnews.vn