(VTC New) – Họ bước vào nghề đúng thời kỳ bóng đá Việt Nam chuyển giao từ bao cấp sang chuyên nghiệp với rất nhiều vấn đề tồn tại, và họ đã bị cuốn vào vòng xoáy để rồi xuống vực.
Ở bài viết trước chúng tôi đã nhắc tới thế hệ U16 Việt Nam tài năng năm 2000 nhưng cho đến giờ, những gì tinh túy nhất của đội bóng từng lọt vào top 4 châu lục đều đã không còn. Người thì giải nghệ, người thì cố gắng bám trụ lại sân chơi V-League dưới cái bóng của chính mình.
Vào nghề “trong bão”
Mùa bóng 2000-2001 được coi là mùa bán chuyên nghiệp đầu tiên với chức vô địch thuộc về SLNA, nhưng rồi 5 năm sau đó, chức vô địch tưởng như rất đỗi tự hào của đội bóng xứ Nghệ lại bị nghi là được “đi mua”.
Mùa đó, để đoạt chức vô địch, SLNA phải thắng cả 2 trận đấu ở vòng cuối cùng, trong đó có chuyến làm khách trước Công an Hải Phòng tại Lạch Tray. Nguyễn Hữu Thắng, khi ấy vẫn là cầu thủ, đã “báo cáo” với lãnh đạo đội bóng rằng anh có quen biết với một số cầu thủ Công an Hải Phòng ở đội tuyển quốc gia và có thể “lo” được nếu “bồi dưỡng một tý”.
Sau khi thống nhất, lãnh đạo đội đã giao cho Hữu Thắng 55 triệu đồng để “giải quyết công việc”. Trận đấu giữa SLNA và Công an Hải Phòng ngày 20/5/2001 diễn ra đúng như “kịch bản” đã dàn dựng. Kết quả, SLNA "lội ngược dòng" thành công để giành chiến thắng với tỉ số 2-1. Chiến thắng này giúp SLNA đứng thứ hai và chỉ thua Sông Đà Nam Định đúng 1 điểm. Nếu vòng đấu cuối SLNA tiếp tục thắng và Sông Đà Nam Định thua thì SLNA sẽ vô địch.
Tại vòng cuối, SLNA gặp Công an TP.HCM, Sông Đà Nam Định gặp Cảng Sài Gòn. Nếu SLNA thắng Công an TP.HCM và SĐNĐ thua Cảng Sài Gòn thì SLNA sẽ vô địch. Một kế hoạch mua bán nữa tiếp tục được bàn bạc và thông qua khi Hữu Thắng nói quen một số cầu thủ Cảng Sài Gòn. Nguyễn Hữu Thắng lại trở thành người “đứng mũi chịu sào”, cầm 100 triệu đồng của CLB bay vào TP.HCM gặp một số cầu thủ Cảng Sài Gòn (đối thủ của Sông Đà Nam Định) để thỏa thuận.
Ngày 27/5/2001, Cảng Sài Gòn đã thắng Sông Đà Nam Định tới 5-0. Còn trên sân Vinh, SLNA cũng thắng nghẹt thở Công an TP.HCM 4-3 và đoạt chức vô địch.
Năm này những Văn Quyến, Quốc Vượng ở SLNA hay nhiều tài năng trẻ ở các lò đào tạo khác mới chập chững vào nghề…
Và “gặp bão”
Vụ bán độ trận Việt Nam - Myanmar ở SEA Games 23 tổ chức tại Philippines của một số cầu thủ đội U23 Việt Nam là đỉnh điểm về tiêu cực của bóng đá Việt Nam khi đi lên chuyên nghiệp.
Trưa ngày 24/11/2005 (trước khi diễn ra trận Việt Nam - Myanmar), Lê Quốc Vượng gặp các cầu thủ: Trần Hải Lâm, Lê Văn Trương, Lê Bật Hiếu, Phạm Văn Quyến, Huỳnh Quốc Anh, Châu Lê Phước Vĩnh để bàn bạc rằng nếu Việt Nam thắng cách biệt Myanmar 1 bàn thì sẽ có người cho tiền từ 20 đến 30 triệu đồng, cả nhóm đồng ý thực hiện theo lời bàn của Vượng.
Thỏa thuận xong với các đồng phạm, Vượng điện thoại từ Philippines về Việt Nam thông báo với Trương Tấn Hải (cựu tuyển thủ quốc gia và CLB Cảng Sài Gòn, người môi giới để dàn xếp tỷ số và ra kèo cho các đối tượng cá độ ở Việt Nam tham gia). Kết quả trận đấu Việt Nam - Myanmar đúng như tính toán ban đầu của các đối tượng.
Ngày 26/11/2005, Vượng lại gọi điện về nhờ bạn gái mình là Phạm Thị Cẩm Lai nhận của Trương Tấn Hải tổng cộng 490 triệu đồng. Cầu thủ Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu mỗi người nhận từ Quốc Vượng 20 triệu đồng trong số tiền này. Quốc Anh còn cầm 20 triệu đồng dùm Châu Lê Phước Vĩnh. Văn Trương, Hải Lâm do hối hận về hành vi của mình nên không nhận tiền từ Vượng.
Vụ này được Tòa án Nhân dân TP.HCM đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 25/1 và phúc thẩm ngày 20/4/2007. Kết thúc phiên tòa, Lê Quốc Vượng bị án tù (4 năm), còn các cầu thủ khác chỉ bị án treo do có các tình tiết giảm nhẹ. Trong đó Phạm Văn Quyến, Lê Văn Trương, Trần Hải Lâm và Châu Lê Phước Vĩnh bị phạt 2 năm tù về tội tổ chức đánh bạc; Lê Bật Hiếu và Huỳnh Quốc Anh bị phạt 2 năm 6 tháng tù vì tội tổ chức đánh bạc.
7 cái tên phải lãnh án kể trên, thời điểm ấy là những cầu thủ tài năng bậc nhất của bóng đá Việt Nam, trong đó có “thần đồng” Phạm Văn Quyến.
Cầu thủ tự học nhau rất nhanh
“Lứa cầu thủ sinh năm 1984 từng khoác áo U16 Việt Nam lọt vào top 4 U16 châu Á năm 2000 thực sự rất tài năng. Sau này Liên đoàn bóng đá Việt Nam còn ghép với lứa cầu thủ sinh năm 1983 như Lê Văn Trương (Huế), Quốc Vượng (Nghệ An), Quang Cường (Đà Nẵng), Thanh Tuấn (Huế), Đức Dương (Nam Định), Văn Thành (Hải Phòng)… đi đá giải U20 châu Á ở Qatar” – Đó là khẳng định của HLV Nguyễn Văn Thịnh, người đã dẫn dắt họ đi đến nhưng thành tích vô tiền khoáng hậu.
Nhưng khi được hỏi đâu là nguyên nhân khiến thế hệ tài năng ấy rơi rụng, ông chỉ còn biết trầm giọng nói:
“Bóng đá có thăng trầm của nó và đi theo chiều hướng lịch sử của từng giai đoạn. Các em bước vào nghề cầu thủ chuyên nghiệp đúng thời kỳ bóng đá Việt Nam chuyển giao từ bao cấp sang chuyên nghiệp với rất nhiều vấn đề tổn tại mà báo chí đã phân tích như chuyện móc ngoặc, 3 đi 3 về này, rồi kèo độ… Tất cả làm cho các em - những người trẻ vốn nhanh nhạy với thời cuộc – bị ảnh hưởng rất nhiều và đỉnh điểm là năm 2005 một loạt những tài năm của thế hệ này “nhúng chàm””.
Cũng theo ông Thịnh, cầu thủ tự học nhau rất nhanh, không thể chỉ trách thầy không dậy được. Và nói những những gì ông Thịnh nêu trên, có thể hiểu, một thế hệ tài năng khi xưa đã rơi rụng hay lao xuống vực là bi kịch của cái chết trước bình minh – cái chết được tạo ra từ cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa tàn dư bóng đá bao cấp và những yếu tố chưa kịp kiểm soát của bóng đá chuyên nghiệp!
Tiểu Hàn
Ở bài viết trước chúng tôi đã nhắc tới thế hệ U16 Việt Nam tài năng năm 2000 nhưng cho đến giờ, những gì tinh túy nhất của đội bóng từng lọt vào top 4 châu lục đều đã không còn. Người thì giải nghệ, người thì cố gắng bám trụ lại sân chơi V-League dưới cái bóng của chính mình.
Môi trường bóng đá có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của các cầu thủ trẻ (Ảnh: Quang Minh) |
Mùa bóng 2000-2001 được coi là mùa bán chuyên nghiệp đầu tiên với chức vô địch thuộc về SLNA, nhưng rồi 5 năm sau đó, chức vô địch tưởng như rất đỗi tự hào của đội bóng xứ Nghệ lại bị nghi là được “đi mua”.
Mùa đó, để đoạt chức vô địch, SLNA phải thắng cả 2 trận đấu ở vòng cuối cùng, trong đó có chuyến làm khách trước Công an Hải Phòng tại Lạch Tray. Nguyễn Hữu Thắng, khi ấy vẫn là cầu thủ, đã “báo cáo” với lãnh đạo đội bóng rằng anh có quen biết với một số cầu thủ Công an Hải Phòng ở đội tuyển quốc gia và có thể “lo” được nếu “bồi dưỡng một tý”.
Sau khi thống nhất, lãnh đạo đội đã giao cho Hữu Thắng 55 triệu đồng để “giải quyết công việc”. Trận đấu giữa SLNA và Công an Hải Phòng ngày 20/5/2001 diễn ra đúng như “kịch bản” đã dàn dựng. Kết quả, SLNA "lội ngược dòng" thành công để giành chiến thắng với tỉ số 2-1. Chiến thắng này giúp SLNA đứng thứ hai và chỉ thua Sông Đà Nam Định đúng 1 điểm. Nếu vòng đấu cuối SLNA tiếp tục thắng và Sông Đà Nam Định thua thì SLNA sẽ vô địch.
Tại vòng cuối, SLNA gặp Công an TP.HCM, Sông Đà Nam Định gặp Cảng Sài Gòn. Nếu SLNA thắng Công an TP.HCM và SĐNĐ thua Cảng Sài Gòn thì SLNA sẽ vô địch. Một kế hoạch mua bán nữa tiếp tục được bàn bạc và thông qua khi Hữu Thắng nói quen một số cầu thủ Cảng Sài Gòn. Nguyễn Hữu Thắng lại trở thành người “đứng mũi chịu sào”, cầm 100 triệu đồng của CLB bay vào TP.HCM gặp một số cầu thủ Cảng Sài Gòn (đối thủ của Sông Đà Nam Định) để thỏa thuận.
Ngày 27/5/2001, Cảng Sài Gòn đã thắng Sông Đà Nam Định tới 5-0. Còn trên sân Vinh, SLNA cũng thắng nghẹt thở Công an TP.HCM 4-3 và đoạt chức vô địch.
Năm này những Văn Quyến, Quốc Vượng ở SLNA hay nhiều tài năng trẻ ở các lò đào tạo khác mới chập chững vào nghề…
Và “gặp bão”
Văn Quyến đánh mất mình ở tuổi 21 (Ảnh: Quang Minh) |
Vụ bán độ trận Việt Nam - Myanmar ở SEA Games 23 tổ chức tại Philippines của một số cầu thủ đội U23 Việt Nam là đỉnh điểm về tiêu cực của bóng đá Việt Nam khi đi lên chuyên nghiệp.
Trưa ngày 24/11/2005 (trước khi diễn ra trận Việt Nam - Myanmar), Lê Quốc Vượng gặp các cầu thủ: Trần Hải Lâm, Lê Văn Trương, Lê Bật Hiếu, Phạm Văn Quyến, Huỳnh Quốc Anh, Châu Lê Phước Vĩnh để bàn bạc rằng nếu Việt Nam thắng cách biệt Myanmar 1 bàn thì sẽ có người cho tiền từ 20 đến 30 triệu đồng, cả nhóm đồng ý thực hiện theo lời bàn của Vượng.
Thỏa thuận xong với các đồng phạm, Vượng điện thoại từ Philippines về Việt Nam thông báo với Trương Tấn Hải (cựu tuyển thủ quốc gia và CLB Cảng Sài Gòn, người môi giới để dàn xếp tỷ số và ra kèo cho các đối tượng cá độ ở Việt Nam tham gia). Kết quả trận đấu Việt Nam - Myanmar đúng như tính toán ban đầu của các đối tượng.
Ngày 26/11/2005, Vượng lại gọi điện về nhờ bạn gái mình là Phạm Thị Cẩm Lai nhận của Trương Tấn Hải tổng cộng 490 triệu đồng. Cầu thủ Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu mỗi người nhận từ Quốc Vượng 20 triệu đồng trong số tiền này. Quốc Anh còn cầm 20 triệu đồng dùm Châu Lê Phước Vĩnh. Văn Trương, Hải Lâm do hối hận về hành vi của mình nên không nhận tiền từ Vượng.
Vụ này được Tòa án Nhân dân TP.HCM đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 25/1 và phúc thẩm ngày 20/4/2007. Kết thúc phiên tòa, Lê Quốc Vượng bị án tù (4 năm), còn các cầu thủ khác chỉ bị án treo do có các tình tiết giảm nhẹ. Trong đó Phạm Văn Quyến, Lê Văn Trương, Trần Hải Lâm và Châu Lê Phước Vĩnh bị phạt 2 năm tù về tội tổ chức đánh bạc; Lê Bật Hiếu và Huỳnh Quốc Anh bị phạt 2 năm 6 tháng tù vì tội tổ chức đánh bạc.
7 cái tên phải lãnh án kể trên, thời điểm ấy là những cầu thủ tài năng bậc nhất của bóng đá Việt Nam, trong đó có “thần đồng” Phạm Văn Quyến.
Cầu thủ tự học nhau rất nhanh
HLV Nguyễn Văn Thịnh năm ông dẫn dắt U16 Việt Nam lọt vào top 4 châu lục (Ảnh: Quang Minh) |
“Lứa cầu thủ sinh năm 1984 từng khoác áo U16 Việt Nam lọt vào top 4 U16 châu Á năm 2000 thực sự rất tài năng. Sau này Liên đoàn bóng đá Việt Nam còn ghép với lứa cầu thủ sinh năm 1983 như Lê Văn Trương (Huế), Quốc Vượng (Nghệ An), Quang Cường (Đà Nẵng), Thanh Tuấn (Huế), Đức Dương (Nam Định), Văn Thành (Hải Phòng)… đi đá giải U20 châu Á ở Qatar” – Đó là khẳng định của HLV Nguyễn Văn Thịnh, người đã dẫn dắt họ đi đến nhưng thành tích vô tiền khoáng hậu.
Nhưng khi được hỏi đâu là nguyên nhân khiến thế hệ tài năng ấy rơi rụng, ông chỉ còn biết trầm giọng nói:
“Bóng đá có thăng trầm của nó và đi theo chiều hướng lịch sử của từng giai đoạn. Các em bước vào nghề cầu thủ chuyên nghiệp đúng thời kỳ bóng đá Việt Nam chuyển giao từ bao cấp sang chuyên nghiệp với rất nhiều vấn đề tổn tại mà báo chí đã phân tích như chuyện móc ngoặc, 3 đi 3 về này, rồi kèo độ… Tất cả làm cho các em - những người trẻ vốn nhanh nhạy với thời cuộc – bị ảnh hưởng rất nhiều và đỉnh điểm là năm 2005 một loạt những tài năm của thế hệ này “nhúng chàm””.
Cũng theo ông Thịnh, cầu thủ tự học nhau rất nhanh, không thể chỉ trách thầy không dậy được. Và nói những những gì ông Thịnh nêu trên, có thể hiểu, một thế hệ tài năng khi xưa đã rơi rụng hay lao xuống vực là bi kịch của cái chết trước bình minh – cái chết được tạo ra từ cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa tàn dư bóng đá bao cấp và những yếu tố chưa kịp kiểm soát của bóng đá chuyên nghiệp!
Tiểu Hàn
Bình luận