V.League 2012 bỗng xuất hiện những khúc cua khó lường. SHB Đà Nẵng có cơ hội vô địch, điều mà họ đã làm được 4 năm trước. Cơ hội càng rộng mở khi đối thủ duy nhất có khả năng cạnh tranh là HN.T&T- một người anh em. Hơn nữa nếu so với HN.T&T, quãng đường còn lại của thầy trò Lê Huỳnh Đức có vẻ nhàn hơn.
Thực tế, việc xuất hiện những ứng viên và khả năng vô địch quá lớn khi còn tới 5 vòng nữa mới kết thúc là thất bại của giải đấu.
V.League năm nay minh chứng rõ nhất cho việc "tồn tại quan trọng hơn việc đoạt vòng nguyệt quế". Nhưng với một kết cục HN T&T và SHB.Đà Nẵng tạo ra cuộc đua song mã cuối mùa cũng khiến cho VPF đỡ phải rơi vào một tình huống khá nhạy cảm. Đó là nếu CLB bóng đá Hà Nội của bầu Kiên, HA.GL của bầu Đức... có khả năng chen chân vào cuộc đua chức vô địch thì nó sẽ kéo theo khá nhiều điều dị nghị.
Bóng đá không phải là trò chơi sáp nhập các ngân hàng, cũng không phải là câu chuyện người ta có thể bỏ thêm tiền mua cổ phiếu của chính công ty mình điều hành nhằm tăng tỷ lệ sở hữu lẫn quyền lực. Cuộc sống bóng đá, tưởng chừng như sân khấu bốn mặt- nói theo cách của bầu Kiên - nhưng vẫn có phần chìm mà người ta thậm chí phải chấp nhận nó như một cuộc chơi.
Với giải V.League năm nay, ẩn số không phải nằm ở chỗ ai sẽ vô địch mà nút thắt của nó nằm ở CLB tưởng chừng đã "book" được vé xuống hạng Nhất: V.Hải Phòng.
Điều người ta sợ nhất bây giờ là V.Hải Phòng trở thành một "Bỉ vỏ" khi cảm thấy không còn quá nhiều điều để mất.
V.Hải Phòng có một thứ mà đội nào cũng... thèm. Đó là điểm.
Nếu những vòng đấu cuối cùng, V.Hải Phòng chơi kiểu "đại hạ giá" và "tình cho không biếu không" sẽ tạo ra một cuộc náo loạn ở V.League.
Thậm chí, chính V.Hải Phòng có khả năng quyết định những thứ hạng quan trọng của mùa giải, đặc biệt là nhóm cuối khi họ gặp K.Kiên Giang và CLB Bóng đá Hà Nội. Lúc ấy có khi lại lắm kịch hay cho dù cuộc gặp gỡ này không có bóng dáng cuộc gặp của Tám Bính và Năm Sài Gòn.
Không phải vô cớ khi một quan chức VFF đặt lại vấn đề rất cũ, từ khi VPF được thành lập là "các ông bầu nên rút khỏi VPF" để tránh tiếng vừa đá bóng, vừa thổi còi và tạo ra áp lực lên chính các đội bóng tham gia giải.
Về lý thuyết thì các ông bầu đúng là chỉ nên đứng vai trò cổ đông thay vì vừa quản trị vừa điều hành. Bây giờ nếu V.Hải Phòng chơi kiểu giang hồ phá đám hay... bỉ vỏ thì căn cứ nào để lập lại trật tự giải đấu? Tất nhiên người ta vẫn chưa tìm ra bất kỳ điều gì được cho là thiếu công tâm từ bộ máy lãnh đạo VPF. Nhưng không phải ai cũng nghĩ như thế.
Và tất cả cũng chỉ hy vọng, ai cũng giữ đúng vai trò của mình. Từ những người điều hành, đội đứng đầu và đội không còn hy vọng...
V.League không phải là cuộc chơi mà người ta chỉ gặp nhau chỉ có một lần.
Thực tế, việc xuất hiện những ứng viên và khả năng vô địch quá lớn khi còn tới 5 vòng nữa mới kết thúc là thất bại của giải đấu.
V.League năm nay minh chứng rõ nhất cho việc "tồn tại quan trọng hơn việc đoạt vòng nguyệt quế". Nhưng với một kết cục HN T&T và SHB.Đà Nẵng tạo ra cuộc đua song mã cuối mùa cũng khiến cho VPF đỡ phải rơi vào một tình huống khá nhạy cảm. Đó là nếu CLB bóng đá Hà Nội của bầu Kiên, HA.GL của bầu Đức... có khả năng chen chân vào cuộc đua chức vô địch thì nó sẽ kéo theo khá nhiều điều dị nghị.
Bóng đá không phải là trò chơi sáp nhập các ngân hàng, cũng không phải là câu chuyện người ta có thể bỏ thêm tiền mua cổ phiếu của chính công ty mình điều hành nhằm tăng tỷ lệ sở hữu lẫn quyền lực. Cuộc sống bóng đá, tưởng chừng như sân khấu bốn mặt- nói theo cách của bầu Kiên - nhưng vẫn có phần chìm mà người ta thậm chí phải chấp nhận nó như một cuộc chơi.
V.Hải Phòng nắm quyền quyết định V-League (Ảnh: Quang Minh) |
Với giải V.League năm nay, ẩn số không phải nằm ở chỗ ai sẽ vô địch mà nút thắt của nó nằm ở CLB tưởng chừng đã "book" được vé xuống hạng Nhất: V.Hải Phòng.
Điều người ta sợ nhất bây giờ là V.Hải Phòng trở thành một "Bỉ vỏ" khi cảm thấy không còn quá nhiều điều để mất.
V.Hải Phòng có một thứ mà đội nào cũng... thèm. Đó là điểm.
Nếu những vòng đấu cuối cùng, V.Hải Phòng chơi kiểu "đại hạ giá" và "tình cho không biếu không" sẽ tạo ra một cuộc náo loạn ở V.League.
Thậm chí, chính V.Hải Phòng có khả năng quyết định những thứ hạng quan trọng của mùa giải, đặc biệt là nhóm cuối khi họ gặp K.Kiên Giang và CLB Bóng đá Hà Nội. Lúc ấy có khi lại lắm kịch hay cho dù cuộc gặp gỡ này không có bóng dáng cuộc gặp của Tám Bính và Năm Sài Gòn.
Không phải vô cớ khi một quan chức VFF đặt lại vấn đề rất cũ, từ khi VPF được thành lập là "các ông bầu nên rút khỏi VPF" để tránh tiếng vừa đá bóng, vừa thổi còi và tạo ra áp lực lên chính các đội bóng tham gia giải.
Về lý thuyết thì các ông bầu đúng là chỉ nên đứng vai trò cổ đông thay vì vừa quản trị vừa điều hành. Bây giờ nếu V.Hải Phòng chơi kiểu giang hồ phá đám hay... bỉ vỏ thì căn cứ nào để lập lại trật tự giải đấu? Tất nhiên người ta vẫn chưa tìm ra bất kỳ điều gì được cho là thiếu công tâm từ bộ máy lãnh đạo VPF. Nhưng không phải ai cũng nghĩ như thế.
Và tất cả cũng chỉ hy vọng, ai cũng giữ đúng vai trò của mình. Từ những người điều hành, đội đứng đầu và đội không còn hy vọng...
V.League không phải là cuộc chơi mà người ta chỉ gặp nhau chỉ có một lần.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận