Mới đây, giới làm ăn kinh doanh xôn xao về những vụ mua bán khá kỳ lạ ở Hải Phòng. Đó là những thương vụ mua bán doanh nghiệp với giá …20.000 đồng, tương đương 1 USD.
Làm thế nào mà một doanh nghiệp chỉ đáng nửa bát phở ở Hà Nội?
Trên thực tế, đó là cái giá tượng trưng, giống như 10 năm trước, ông Hoàng Vĩnh Giang khi ấy còn là Giám đốc sở TDTT Hà Nội đã ra mức giá chuyển nhượng cầu thủ Minh Đức từ HKVN sang HAGL với giá…500 đồng.
Câu chuyện doanh nghiệp 1 USD, không chỉ một mà có đến vài doanh nghiệp bị gom như vậy. Tuy nhiên ai cũng hiểu phía sau khoản tiền 1 USD “lấy lệ” ấy là những khoản nợ khổng lồ có thể lên tới cả ngàn tỷ mà bên mua phải gánh. Nói là mua bán doanh nghiệp nhưng thực tế là mua bán nợ, tất nhiên là những khoản nợ xấu. Lý do khả dĩ nhất là người ta vừa có thể bán được doanh nghiệp, vừa bán được nợ chính là những lợi thế về đất (hoặc cơ chế ưu đãi nào đó).
Bóng đá Việt giờ đây có rất nhiều đội bóng, đá ở giải chuyên nghiệp, rất hoành tráng, lương cầu thủ có thể mấy chục triệu mỗi tháng nhưng giá trị của nó để quy đổi không khác gì số phận của những doanh nghiệp có giá 1 USD.
Những món nợ trong bóng đá không đến mức hàng ngàn tỷ nhưng đủ để các ông bầu méo mặt. Thời buổi này, nếu doanh nghiệp rơi vào trạng thái bị giải thể thì đội bóng cũng có thể giải …tán.
Trên thực tế, sức đề kháng của đội bóng với môi trường kinh tế là rất yếu, bởi một CLB không thể vận hành theo mô hình doanh nghiệp mà mục tiêu phải là những đồng lại nhìn thấy được.
Song các CLB vẫn có thể vô tư như những chú bê khi nguồn sữa từ doanh nghiệp vẫn đang chảy. Cho đến khi “những chú bê bóng đá” trở nên tham lam. Không lại khi có gần nửa số đội đang chơi ở V.League đang trong thế lăm le trong thị trường giao dịch ngầm dưới một mỹ từ là “chuyển phiên hiệu”.Đã đến lúc phải ngả bài với nhau là đội bóng nào không thể tự tồn tại phát triển thì nên khai tử thay vì cứ phải “ngắc ngoải”. Tồn tại đấy, nhưng không lớn được.
Đây là thời điểm mà nhiều cầu thủ bỗng hiểu ra rằng mặc dù được lĩnh lương cao hơn rất nhiều so với mặt bằng xã hội, nhưng bản chất họ lại là một cục nợ. Rất nhiều cục nợ gắn lại thành một khối nợ mang tên CLB.
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đội bóng nó cưu mang tài trợ chính là mối quan hệ “hoạch toán”. Khi doanh nghiệp hoạch toán sai, thì đội bóng, không còn cách nào khác là phải bán. Thậm chí là cho không.
Đây là lúc rất dễ để mua đội bóng và trong tương lai gần sẽ là những cuộc giao dịch, sáp nhập, chuyển nhượng. Sẽ có những đội bóng có giá…0 đồng, tức thấp hơn nhiều so với mức giả tượng trưng 1 USD.
Bóng đá Việt chưa qua thời bát nháo chợ cầu thủ, thì nó cũng đã bắt đầu bát nháo ở cấp cao hơn: chợ CLB.
Thật mà cứ như đùa.
Làm thế nào mà một doanh nghiệp chỉ đáng nửa bát phở ở Hà Nội?
Trên thực tế, đó là cái giá tượng trưng, giống như 10 năm trước, ông Hoàng Vĩnh Giang khi ấy còn là Giám đốc sở TDTT Hà Nội đã ra mức giá chuyển nhượng cầu thủ Minh Đức từ HKVN sang HAGL với giá…500 đồng.
Câu chuyện doanh nghiệp 1 USD, không chỉ một mà có đến vài doanh nghiệp bị gom như vậy. Tuy nhiên ai cũng hiểu phía sau khoản tiền 1 USD “lấy lệ” ấy là những khoản nợ khổng lồ có thể lên tới cả ngàn tỷ mà bên mua phải gánh. Nói là mua bán doanh nghiệp nhưng thực tế là mua bán nợ, tất nhiên là những khoản nợ xấu. Lý do khả dĩ nhất là người ta vừa có thể bán được doanh nghiệp, vừa bán được nợ chính là những lợi thế về đất (hoặc cơ chế ưu đãi nào đó).
Bóng đá Việt giờ đây có rất nhiều đội bóng, đá ở giải chuyên nghiệp, rất hoành tráng, lương cầu thủ có thể mấy chục triệu mỗi tháng nhưng giá trị của nó để quy đổi không khác gì số phận của những doanh nghiệp có giá 1 USD.
Những món nợ trong bóng đá không đến mức hàng ngàn tỷ nhưng đủ để các ông bầu méo mặt. Thời buổi này, nếu doanh nghiệp rơi vào trạng thái bị giải thể thì đội bóng cũng có thể giải …tán.
Trên thực tế, sức đề kháng của đội bóng với môi trường kinh tế là rất yếu, bởi một CLB không thể vận hành theo mô hình doanh nghiệp mà mục tiêu phải là những đồng lại nhìn thấy được.
Song các CLB vẫn có thể vô tư như những chú bê khi nguồn sữa từ doanh nghiệp vẫn đang chảy. Cho đến khi “những chú bê bóng đá” trở nên tham lam. Không lại khi có gần nửa số đội đang chơi ở V.League đang trong thế lăm le trong thị trường giao dịch ngầm dưới một mỹ từ là “chuyển phiên hiệu”.Đã đến lúc phải ngả bài với nhau là đội bóng nào không thể tự tồn tại phát triển thì nên khai tử thay vì cứ phải “ngắc ngoải”. Tồn tại đấy, nhưng không lớn được.
Đây là thời điểm mà nhiều cầu thủ bỗng hiểu ra rằng mặc dù được lĩnh lương cao hơn rất nhiều so với mặt bằng xã hội, nhưng bản chất họ lại là một cục nợ. Rất nhiều cục nợ gắn lại thành một khối nợ mang tên CLB.
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đội bóng nó cưu mang tài trợ chính là mối quan hệ “hoạch toán”. Khi doanh nghiệp hoạch toán sai, thì đội bóng, không còn cách nào khác là phải bán. Thậm chí là cho không.
Đây là lúc rất dễ để mua đội bóng và trong tương lai gần sẽ là những cuộc giao dịch, sáp nhập, chuyển nhượng. Sẽ có những đội bóng có giá…0 đồng, tức thấp hơn nhiều so với mức giả tượng trưng 1 USD.
Bóng đá Việt chưa qua thời bát nháo chợ cầu thủ, thì nó cũng đã bắt đầu bát nháo ở cấp cao hơn: chợ CLB.
Thật mà cứ như đùa.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận