Còn 2 vòng đấu nữa V.League mới kết thúc nhưng ngay từ lúc này số phận của nhiều đội bóng như “màng tơ treo kẻ chỉ” khi nhiều nhà tài trợ đã có động thái rút lui.
Đội bóng xứ Thanh vẫn vỗ ngực tự hào vì họ là một trong số ít những đội bóng không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Thậm chí, những thông tin như có tới 15 doanh nghiệp góp vốn đã khiến Thanh Hóa không phải lo lắng chuyện “cơm áo, gạo tiền”. Mùa giải năm nay, Thanh Hóa là một trong những đội bóng có kinh phí hoạt động dồi dào nhất V.League, thế nhưng viễn cảnh đang trở nên hết sức với họ trước cả khi mùa giải kết thúc.
Không giành được ngôi vô địch, nhiều nhân vật dùng bóng đá như mục đích của mình ở xứ Thanh thất bại trong việc gây dựng uy tín cũng như củng cố chiếc ghế cho mình.
Ở Thanh Hóa, ngân sách dành cho bóng đá được lãnh đạo chi thẳng cho đội chứ không thông qua Sở VH-TT-DL như các địa phương khác, đấy là một lợi thế. Nhưng mùa giải năm nay thất bại sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến điều ấy. Các kế hoạch hoành tráng lên lãnh đạo tỉnh cũng có khả năng lớn bị đóng lại.
Điều quan trọng hơn, nhà tài trợ lớn nhất của bóng đá xứ Thanh là Viettel có thể cũng sẽ rút lui. Đây là điều gần như chắc chắn khi đến ngay cả trung tâm đào tạo Viettel cũng bị đóng cửa và người đứng đầu của tập đoàn này bây giờ không còn là người Thanh Hóa nữa. Nên nhớ, số tiền mà Viettel tài trợ mỗi năm cho bóng đá Thanh Hóa gần 20 tỷ đồng, để tìm được nhà tài trợ nào thay thế Viettel lúc này gần như “không tưởng”.
Thanh Hóa là địa phương được tỉnh quan tâm đến bóng đá đã vậy, thì những đội vốn chẳng dư giả gì như Đồng Nai, HV.An Giang còn bi đát hơn. Công ty Thủy Sản Hùng Vương đến lúc này còn chưa giải ngân số tiền tài trợ huống chi sẽ tiếp tục mùa giải sang năm, ở An Giang lãnh đạo tỉnh cũng chẳng chịu dốc tiền hỗ trợ như Thanh Hóa, viễn cảnh của một Kiên Giang thứ 2 là điều có thể dự đoán.
Trong khi đó, Đồng Nai sau vụ án cá độ bóng đá khiến các doanh nghiệp sợ hãi và mất đi những nguồn thu từ nhà tài trợ. Đội bóng của HLV Trần Bình Sự vốn khó khăn về tài chính sẽ càng khó khăn hơn.
Đến ngay cả B.Bình Dương vốn luôn được coi là đội bóng “giàu” nhất V.League cũng đã bắt đầu có kế hoạch giảm ngân sách cho bóng đá bằng hình thức cổ phần hóa đội bóng từ mùa giải sang năm. SHB.Đà Nẵng cũng đã bắt đầu tính đến chuyện “tự thân vận động” khi hầu bao của bầu Hiển không còn mạnh như trước.
Cũng cần nói thêm đến 2 đội bóng thăng hạng là CS.Đồng Tháp và Sanna Khánh Hòa đều vốn dĩ là những đội bóng “nghèo”, thậm chí S.Khánh Hòa ở giai đoạn hạng nhất còn chỉ thi đấu toàn nội binh. Thế nên, nếu như con số sàn kinh phí hoạt động của VPF đưa ra là 35 tỷ đồng/ năm, sẽ rất khó khăn để các đội bóng này đáp ứng.
V.League 2014 với quá nhiều những tiêu cực xảy ra và càng khiến cho bóng đá Việt Nam tưởng chừng như đã chạm đáy tiếp tục có nguy cơ rơi vào khủng hoảng dây chuyền. Mùa giải chưa kết thúc nhưng những lo ngại đã bắt đầu xuất hiện ngay từ bây giờ.
Theo ThethaoTPHCM
Đội bóng xứ Thanh vẫn vỗ ngực tự hào vì họ là một trong số ít những đội bóng không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Thậm chí, những thông tin như có tới 15 doanh nghiệp góp vốn đã khiến Thanh Hóa không phải lo lắng chuyện “cơm áo, gạo tiền”. Mùa giải năm nay, Thanh Hóa là một trong những đội bóng có kinh phí hoạt động dồi dào nhất V.League, thế nhưng viễn cảnh đang trở nên hết sức với họ trước cả khi mùa giải kết thúc.
Không giành được ngôi vô địch, nhiều nhân vật dùng bóng đá như mục đích của mình ở xứ Thanh thất bại trong việc gây dựng uy tín cũng như củng cố chiếc ghế cho mình.
Bóng đá Việt rồi sẽ đi về đâu? (Ảnh: Quang Minh) |
Điều quan trọng hơn, nhà tài trợ lớn nhất của bóng đá xứ Thanh là Viettel có thể cũng sẽ rút lui. Đây là điều gần như chắc chắn khi đến ngay cả trung tâm đào tạo Viettel cũng bị đóng cửa và người đứng đầu của tập đoàn này bây giờ không còn là người Thanh Hóa nữa. Nên nhớ, số tiền mà Viettel tài trợ mỗi năm cho bóng đá Thanh Hóa gần 20 tỷ đồng, để tìm được nhà tài trợ nào thay thế Viettel lúc này gần như “không tưởng”.
Thanh Hóa là địa phương được tỉnh quan tâm đến bóng đá đã vậy, thì những đội vốn chẳng dư giả gì như Đồng Nai, HV.An Giang còn bi đát hơn. Công ty Thủy Sản Hùng Vương đến lúc này còn chưa giải ngân số tiền tài trợ huống chi sẽ tiếp tục mùa giải sang năm, ở An Giang lãnh đạo tỉnh cũng chẳng chịu dốc tiền hỗ trợ như Thanh Hóa, viễn cảnh của một Kiên Giang thứ 2 là điều có thể dự đoán.
Trong khi đó, Đồng Nai sau vụ án cá độ bóng đá khiến các doanh nghiệp sợ hãi và mất đi những nguồn thu từ nhà tài trợ. Đội bóng của HLV Trần Bình Sự vốn khó khăn về tài chính sẽ càng khó khăn hơn.
Đến ngay cả B.Bình Dương vốn luôn được coi là đội bóng “giàu” nhất V.League cũng đã bắt đầu có kế hoạch giảm ngân sách cho bóng đá bằng hình thức cổ phần hóa đội bóng từ mùa giải sang năm. SHB.Đà Nẵng cũng đã bắt đầu tính đến chuyện “tự thân vận động” khi hầu bao của bầu Hiển không còn mạnh như trước.
Cũng cần nói thêm đến 2 đội bóng thăng hạng là CS.Đồng Tháp và Sanna Khánh Hòa đều vốn dĩ là những đội bóng “nghèo”, thậm chí S.Khánh Hòa ở giai đoạn hạng nhất còn chỉ thi đấu toàn nội binh. Thế nên, nếu như con số sàn kinh phí hoạt động của VPF đưa ra là 35 tỷ đồng/ năm, sẽ rất khó khăn để các đội bóng này đáp ứng.
V.League 2014 với quá nhiều những tiêu cực xảy ra và càng khiến cho bóng đá Việt Nam tưởng chừng như đã chạm đáy tiếp tục có nguy cơ rơi vào khủng hoảng dây chuyền. Mùa giải chưa kết thúc nhưng những lo ngại đã bắt đầu xuất hiện ngay từ bây giờ.
Theo ThethaoTPHCM
Bình luận